Chuyện thần tiên thắng ác mộng tại khu phi quân sự Triều Tiên-Hàn Quốc

VOV.VN - Nằm sát một trong các khu phi quân sự nguy hiểm nhất thế giới, đa số người dân thành phố Paju (Hàn Quốc) và du khách vẫn cảm thấy bình yên.

LTS: Nhân kỷ niệm 64 năm ngày kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên khốc liệt (27/7/1953 - 27/7/2017), VOV.VN xin giới thiệu với độc giả một bài viết của phóng viên thường trú Reuters tại Hàn Quốc về địa bàn, nơi giáp với khu phi quân sự giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên hiện nay:

Cách Seoul nửa tiếng đồng hồ đi bằng xe hơi về phía bắc, dọc theo xa lộ với hàng rào thép gai là hai trung tâm mua sắm có diện tích lớn bằng vài sân vận động bóng đá.

Khu vực phi quân sự giữa 2 miền trên bán đảo Triều Tiên

Các trung tâm mua sắm này nằm tại thành phố Paju, lối vào ngôi làng đình chiến Panmunjom (Bàn Môn Điếm), nơi sĩ quan quân sự của các bên tham chiến trong cuộc chiến đẫm máu 1950-1953 thảo luận việc ký kết ngừng bắn, khi đại diện hai miền Triều Tiên trao đổi thân thiện với nhau.

“Chuyện thần tiên có thật ở Paju” là một lời quảng cáo mật ngọt của Ban Du lịch Hàn Quốc. Nhưng thực tế, nơi đây từng là ác mộng trong thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên, khi Paju là địa bàn của một nhóm các trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc chiến tranh này. Paju hiện nay là nơi đặt “nghĩa trang đối phương” duy nhất của Hàn Quốc – tại nghĩa trang này người ta chôn cất hài cốt của các binh sĩ Trung Quốc và Triều Tiên tử trận trong cuộc chiến hơn nửa thế kỷ về trước.

Ký ức đau thương đó giờ đã là lịch sử bị lãng quên. Trên mái của trung tâm Lotte Premium Outlet, trẻ em và bố mẹ chúng có thể dùng ống nhòm nhìn sang phía Triều Tiên qua con sông Imjin. Trung tâm mua sắm này cũng có một đu quay, rạp chiếu phim và một tàu hỏa mini.

Còn bên trong trung tâm Shinsegae Paju Premium Outlet, khoảng chừng 12 em bé chạy nhảy hò hét quanh một vòi phun nước vào một ngày hè tháng 7 nóng nực. Chỉ cách đó vài dặm là một ngôi làng theo mô hình trung tâm du lịch Provence của Pháp mà ở đó các nhà hàng, lò nướng bánh và cửa hàng quần áo được trang trí theo kiểu cuốn sách kịch dành cho trẻ em.

Đâu đó ở Paju, trẻ em tạc gỗ thành hình búp bê Pinocchio (Buratino) trong một bảo tàng, còn người lớn thì nhâm nhi rượu vang meoru – một loại nho dại Hàn Quốc, được sản xuất tại một nông trang nào đó.

Bên trong thành phố Paju gần khu phi quân sự liên Triều. Ảnh: Reuters.

Thực sự thì Paju không có mấy dấu hiệu của tình trạng căng thẳng leo thang kể từ khi Triều Tiên kỷ niệm Quốc khánh Mỹ (4/7) bằng một vụ phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa. Vụ phóng đó đã khiến Mỹ và Hàn Quốc vào đầu tháng này thực hiện diễn tập bằng oanh tạc cơ trên vùng trời gần đó.

Mìn rải khắp nơi

Tình hình chính trị-quân sự trên bán đảo Triều Tiên căng thẳng là vậy nhưng tại ngôi làng Provence ở Paju, anh Kim Ki-deok, một nhân viên văn phòng 41 tuổi làm việc ở nam Seoul và là cha của một cậu bé 4 tuổi, nói rằng anh chẳng cảm thấy có thêm sự nguy hiểm nào khi ở gần biên giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.

“Nếu Triều Tiên đã thích thì họ có thể phóng tên lửa từ những nơi xa hơn”, anh Kim nói. “Thực tế là tôi cảm thấy sảng khoái và muốn quay trở lại nơi này”.

Cảm giác bình thản cũng hiện hữu ở doanh trại Bonifas của quân đội Mỹ ở ngoại ô thành phố Paju, nơi có một sân golf 3 lỗ mà tạp chí thể thao Sports Illustrated từng gọi là “sân golf nguy hiểm nhất thế giới” do có nhiều trái mìn từ thời Chiến tranh Triều Tiên vẫn nằm rải rác trong khu vực này.

Hàng rào có dây thép gai ở Paju gần khu phi quân sự Hàn Quốc-Triều Tiên. Ảnh: Reuters.

Trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ tham chiến bên phe Hàn Quốc, còn Trung Quốc chiến đấu cùng chiến hào với Triều Tiên. Cuộc chiến liên Triều này kết thúc bằng một Hiệp ước Đình chiến. Hai nước vẫn chưa đạt được một Hòa ước, và do đó về lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.

Điều này có nghĩa rằng người dân Hàn Quốc đã từ lâu quen với việc sống trong kịch bản “ngày tận thế”, trong đó 10.000 cỗ pháo Triều Tiên hướng về phía Nam có thể khai hỏa bất cứ lúc nào, mà theo ngôn ngữ của CHDCND Triều Tiên sẽ biến thủ đô Seoul thành “biển lửa” và “đống tro tàn”.

Thế nhưng đối với chàng thanh niên Park Chol-min 30 tuổi thì những ngôn từ tuyên truyền trên chỉ là những lời đe dọa suông.

Park nói: “Đó chỉ là cách nói khoa trương mà thôi. Tôi nghĩ Triều Tiên mất nhiều hơn là được nếu họ biến Seoul thành biển lửa”. Park đang cùng bạn gái ghé thăm trung tâm mua sắm của hãng Shinsegae để mua quà sinh nhật cho cô gái này.

Cơ chế “phòng vệ”

Paju đẩy mạnh hoạt động du lịch liên quan đến Triều Tiên vào thập niên 2000, khi các chính phủ theo đường lối tự do thực hiện chính sách Ánh dương với nội dung tăng cường giao lưu với Triều Tiên. Với chính sách đó, các du khách nước ngoài và người địa phương đổ xô tới làng Bàn Môn Điếm để ngắm các anh lính Triều Tiên với gương mặt nghiêm nghị đứng gác và một đường hầm ngầm do phía Triều Tiên xây dựng. Họ cũng đến Imjingak, nơi có cây cầu Tự Do, mà ở đó các tù binh của 2 phe được trao đổi vào cuối cuộc Chiến tranh Triều Tiên.

Chiến dịch phát triển du lịch ở Paju có bước nhảy vọt vào cuối năm 2011, khi hai hãng bán lẻ khổng lồ của Hàn Quốc là Shinsegae và Lotte khai trương hai trung tâm thương mại khổng lồ tại đây. Hơn 12 triệu du khách đã ghé thăm 2 trung tâm này vào năm 2016 – con số này cao hơn cả dân số thủ đô Seoul (khoảng 10 triệu người).

Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi các trung tâm này khai trương, Triều Tiên đã đẩy mạnh đáng kể tiến độ các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo dưới sự chỉ đạo của lãnh tụ Kim Jong-un, người lên nắm quyền tại Bình Nhưỡng sau khi cha ông là Kim Jong-il qua đời vào tháng 12/2011.

Một quan chức thành phố Paju giấu tên phụ trách du lịch nói: “Các vụ thử này không hề làm giảm mức độ hứng thú của du khách. Việc thử nghiệm như thế đã trở thành chuyện thường ngày ở huyện rồi”.

Kwak Keum-joo, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Quốc gia Seoul, cho biết: việc “bình thường hóa” mối đe dọa từ Triều Tiên là một phần trong “cơ chế phòng vệ” của người Hàn Quốc.

Ông Kwak nói: “Tôi thấy lo lắng về Triều Tiên mỗi khi tôi ra nước ngoài, nhưng một khi đã trở về Hàn Quốc thì tôi lại quên đi điều này”.

Cẩn tắc vô áy náy

Tuy nhiên điều này lại không dễ dàng chút nào đối với ông Woo Jong-il 74 tuổi sống trong một ngôi làng nhỏ Manu-ri ở phía nam sông Imjin chia tách hai nước Triều Tiên-Hàn Quốc.

Ông Woo đã xây một boong-ke ở sân nhà mình. Ông là một trong các dân làng Manu-ri làm vậy vào đầu thập niên 1970, khi đạn pháo bắn từ lãnh thổ Triều Tiên sang đã làm bị thương một vài người trong làng và làm hư hại một ngôi nhà sát vách nhà ông.

Ông Woo chia sẻ: “Tôi nghĩ ngay cả bây giờ việc chuẩn bị này vẫn không hề lạc hậu”. Vừa nói ông vừa dẫn một du khách đi quanh căn hầm tối tăm vừa đủ cho 7 thành viên trong gia đình ông trú ẩn.

“Sao tôi lại không thể lo lắng chứ? Chúng tôi nằm ở tuyến trước nên chúng tôi hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân. Nếu quan hệ với Triều Tiên xấu đi bất cứ ở thời điểm nào, chiếc boong-ke này sẽ giúp tôi cảm thấy an toàn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình báo Mỹ nhận định Triều Tiên sắp phóng thử tên lửa đạn đạo lần nữa
Tình báo Mỹ nhận định Triều Tiên sắp phóng thử tên lửa đạn đạo lần nữa

VOV.VN - Các dữ liệu tình báo của Mỹ cho thấy khả năng Triều Tiên chuẩn bị phóng tiếp tên lửa đạn đạo liên lục địa và xúc tiến công nghệ phóng từ dưới nước.

Tình báo Mỹ nhận định Triều Tiên sắp phóng thử tên lửa đạn đạo lần nữa

Tình báo Mỹ nhận định Triều Tiên sắp phóng thử tên lửa đạn đạo lần nữa

VOV.VN - Các dữ liệu tình báo của Mỹ cho thấy khả năng Triều Tiên chuẩn bị phóng tiếp tên lửa đạn đạo liên lục địa và xúc tiến công nghệ phóng từ dưới nước.

Chùm ảnh quân đội Hàn Quốc và Mỹ tập trận xe tăng, pháo và máy bay
Chùm ảnh quân đội Hàn Quốc và Mỹ tập trận xe tăng, pháo và máy bay

VOV.VN - Liên quân Mỹ - Hàn đã tập trận chung trên lãnh thổ Hàn Quốc vào ngày 21/4, chỉ 4 ngày trước khi Triều Tiên kỷ niệm ngày thành lập quân đội.

Chùm ảnh quân đội Hàn Quốc và Mỹ tập trận xe tăng, pháo và máy bay

Chùm ảnh quân đội Hàn Quốc và Mỹ tập trận xe tăng, pháo và máy bay

VOV.VN - Liên quân Mỹ - Hàn đã tập trận chung trên lãnh thổ Hàn Quốc vào ngày 21/4, chỉ 4 ngày trước khi Triều Tiên kỷ niệm ngày thành lập quân đội.

Chiến tranh Triều Tiên lần 2: Tàn khốc nhưng không bên nào chiến thắng
Chiến tranh Triều Tiên lần 2: Tàn khốc nhưng không bên nào chiến thắng

VOV.VN - Việc mổ xẻ năng lực phòng ngự - tiến công của Hàn Quốc và Triều Tiên cho thấy, sẽ không bên nào giành được chiến thắng nếu nổ ra chiến tranh tổng lực.

Chiến tranh Triều Tiên lần 2: Tàn khốc nhưng không bên nào chiến thắng

Chiến tranh Triều Tiên lần 2: Tàn khốc nhưng không bên nào chiến thắng

VOV.VN - Việc mổ xẻ năng lực phòng ngự - tiến công của Hàn Quốc và Triều Tiên cho thấy, sẽ không bên nào giành được chiến thắng nếu nổ ra chiến tranh tổng lực.

Chiến dịch tâm lý của Mỹ mua chuộc các phi công MiG-15 Triều Tiên
Chiến dịch tâm lý của Mỹ mua chuộc các phi công MiG-15 Triều Tiên

VOV.VN - Trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã mở một cuộc tâm lý chiến để dụ dỗ các phi công Triều Tiên đào tẩu cùng với máy bay MiG-15.

Chiến dịch tâm lý của Mỹ mua chuộc các phi công MiG-15 Triều Tiên

Chiến dịch tâm lý của Mỹ mua chuộc các phi công MiG-15 Triều Tiên

VOV.VN - Trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã mở một cuộc tâm lý chiến để dụ dỗ các phi công Triều Tiên đào tẩu cùng với máy bay MiG-15.

Bất ngờ với những thay đổi trong lòng xã hội Triều Tiên
Bất ngờ với những thay đổi trong lòng xã hội Triều Tiên

VOV.VN - Gặp nhiều khó khăn kinh tế và sống khép kín nhưng gần đây xã hội Triều Tiên đã có nhiều thay đổi. Phóng viên CNN được tác nghiệp khá thoải mái.

Bất ngờ với những thay đổi trong lòng xã hội Triều Tiên

Bất ngờ với những thay đổi trong lòng xã hội Triều Tiên

VOV.VN - Gặp nhiều khó khăn kinh tế và sống khép kín nhưng gần đây xã hội Triều Tiên đã có nhiều thay đổi. Phóng viên CNN được tác nghiệp khá thoải mái.