Đại dương thứ 5 được chính thức công nhận trên Trái đất

VOV.VN - Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ đã công nhận Nam Đại Dương là đại dương thứ 5 trên bản đồ của họ, cùng với Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Lần đầu tiên trong hơn 100 năm Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ đã lập bản đồ các đại dương trên thế giới và công nhận đại dương thứ 5. Trong tuần này, Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ đã công nhận Nam Đại Dương, một vùng nước xung quanh Nam Cực, là đại dương thứ 5 trên thế giới.

“Các nhà khoa học từ lâu đã biết có một hệ sinh thái khác biệt xung quanh Nam Cực, nhưng trong cộng đồng khoa học quốc tế, vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi và ranh giới của vùng nước này”, Alex Tait, nhà địa lý thuộc Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ cho biết.

Các quan chức của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho biết, cơ quan liên bang đã công nhận khu vực này là đại dương thứ 5 vào năm 1999, khi Hội đồng về tên Địa lý Mỹ chấp thuận tên gọi “Nam Đại Dương”.

Khi các ranh giới của đại dương được đề xuất với Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO) vào năm 2000, tổ chức đã theo dõi và lập biểu đồ các vùng biển và đại dương trên thế giới, nhưng không phải tất cả các nước thành viên IHO đều đồng ý, theo NOAA.

Alex Tait cho biết, Nam Đại Dương vốn đã được giới khoa học công nhận từ lâu nhưng chưa bao giờ được chính thức công nhận vì không có thỏa thuận quốc tế chung.

“Nhưng chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải chính thức công nhận nó vào thời điểm này. Mọi người nhìn vào Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ để biết về địa lý: Có bao nhiêu lục địa, bao nhiêu quốc gia, bao nhiêu đại dương?”, nhà địa lý Alex Tait nói.

Alex Tait cho biết, bây giờ khi liệt kê các đại dương, Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ sẽ đề cập đến 5 đại dương: Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Đại Dương.

Nhà thám hiểm Enric Sala mô tả Nam Đại Dương như một vùng nước khác biệt được được xác định bằng dòng chảy hải lưu, tự di chuyển liên tục xung quanh Nam Cực.

Ông Enric Sala gọi khu vực này như một “vành đai đại dương ở cuối thế giới nối Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương”.

Frank Nitsche, nhà địa chất biển và địa vật lý tại Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia, cho biết, thông báo của Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ có ý nghĩa quan trọng vì đây là “tiêu chuẩn lập bản đồ cho rất nhiều tập bản đồ và bản đồ”.

“Có thể trong cộng đồng khoa học, nó đã được công nhận, ngay cả khi không có một định nghĩa rõ ràng. Nhưng tôi nghĩ đối với công chúng, họ sẽ không biết điều này”, Nitsche nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngỡ ngàng trước những hình ảnh ấn tượng về thế giới đại dương
Ngỡ ngàng trước những hình ảnh ấn tượng về thế giới đại dương

VOV.VN - Những hình ảnh đầy ấn tượng dưới đây đã tiết lộ về một thế giới đại dương sống động và chứa đựng nhiều sự thật bất ngờ.

Ngỡ ngàng trước những hình ảnh ấn tượng về thế giới đại dương

Ngỡ ngàng trước những hình ảnh ấn tượng về thế giới đại dương

VOV.VN - Những hình ảnh đầy ấn tượng dưới đây đã tiết lộ về một thế giới đại dương sống động và chứa đựng nhiều sự thật bất ngờ.

Những bí ẩn của đại dương cần được khám phá
Những bí ẩn của đại dương cần được khám phá

VOV.VN - Mặc dù hàng trăm năm nghiên cứu, kiến thức về các đại dương vẫn còn hạn chế. Có rất nhiều loài sống trong đại dương, đang chờ được khám phá.

Những bí ẩn của đại dương cần được khám phá

Những bí ẩn của đại dương cần được khám phá

VOV.VN - Mặc dù hàng trăm năm nghiên cứu, kiến thức về các đại dương vẫn còn hạn chế. Có rất nhiều loài sống trong đại dương, đang chờ được khám phá.

Top 10 hiện tượng kỳ thú của đại dương
Top 10 hiện tượng kỳ thú của đại dương

VOV.VN - Một loạt các hiện tượng kỳ thú của đại dương mênh mông được nhìn thấy và trải nghiệm bởi các thủy thủ trên khắp thế giới, đã được giải thích nhưng vẫn trở thành chủ đề thảo luận và tranh luận thú vị, và khiến nhiều người tò mò.

Top 10 hiện tượng kỳ thú của đại dương

Top 10 hiện tượng kỳ thú của đại dương

VOV.VN - Một loạt các hiện tượng kỳ thú của đại dương mênh mông được nhìn thấy và trải nghiệm bởi các thủy thủ trên khắp thế giới, đã được giải thích nhưng vẫn trở thành chủ đề thảo luận và tranh luận thú vị, và khiến nhiều người tò mò.