Những nguyên nhân khiến bạn bị đau, tức ngực

VOV.VN - Khi bị đau ngực, nhiều người nghĩ ngay đến ung thư vú, tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau ngực.

Dị ứng với kem dưỡng da: Nhiều loại kem dưỡng da làm da bạn đỏ, kích ứng, khô nẻ và rát. Chất hóa học trong những mỹ phẩm này có thể gây dị ứng cho da và có thể làm sưng và đau ngực khi bạn bôi lên vùng da này. Ngoài ra xà phòng quần áo, dầu gội (vì chúng chảy xuống da khi gội đầu), mỹ phẩm và kem chống nắng cũng có thể khiến bạn bị dị ứng, dẫn đến đau ngực.
Bạn có thai: Sưng, mềm, đau ở ngực là những dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai. Hormon của bạn làm ngực phát triển nhanh hơn bào thai. Lượng estrogen tăng làm tăng kích thước ống sữa và vì vậy ngực đau và nhạy cảm hơn.
Áo ngực: 64%  phụ nữ mặc sai cỡ áo ngực, theo như cuộc khảo sát trên 10,000 phụ nữ bởi Women's Wear Daily. Những chiếc áo lót không vừa, đã bị mòn và gọng kim loại bên trong áo là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau ngực. Bạn nên dành ra một khoản để mua  những chiếc áo mới vừa vặn và thoải mái. 
Tập gym quá sức: Tập thể dục quá sức, chống đẩy nhiều lần hay chạy đường dài không có áo ngực bảo vệ có thể khiến bạn bị đau ở ngực. Những cơ bắp nằm ngay bên dưới bầu ngực vì vậy khó có thể nhận biết sự khác biệt giữa đau cơ và đau ngực. Nếu là đau cơ thì cơn đau sẽ hết sau vài ngày nghỉ ngơi.
Bạn bị nhiễm trùng: Tắc ống sữa, lông mọc ngược, tắc tuyến mồ hôi hay nhiễm khuẩn có thể gây nên nhiễm trùng ở ngực. Những loại vi khuẩn khác nhau được nhận biết bởi tình trạng sưng, đỏ và đau ở ngực. Ngoài ra núm vú có thể tiết mủ, máu hay dịch màu xanh, đỏ hay nâu. Bạn có thể bị sốt và cảm thấy khó chịu.
Thuốc tránh thai: Khi sử dụng bất kì thuốc thay đổi hormone nào cũng có thể bị đau ngực như một tác dụng phụ. Ngoài các loại thuốc tránh thai khiến nồng độ estrogen tăng, những liệu pháp điều trị sinh sản, liệu pháp thay thế hormone và thuốc điều trị tuyến giáp cũng có khả năng gây kích ứng, sưng tấy và đau ở ngực. Thông thường tác dụng phụ này giảm dần, nếu không thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ để thay đổi thuốc.
Dậy thì, kinh nguyệt, mãn kinh và tiền mãn kinh ảnh hưởng rất nhiều đến hormone của bạn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bạn bị đau ngực trong những thời điểm này. Cách tốt nhất để biết cơn đau có phải  bình thường không là bạn theo dõi chu kì và ghi lại những triệu chứng để biết sự lặp lại. Ngoài ra, các thuốc được sử dụng phổ biến  để điều trị các chứng khó chịu của hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và các loại estrogen và progesterone dạng  kem hay viên cũng có thể gây đau ngực.
Ung thư vú: Đây là nỗi sợ của tất cả phụ nữ. Ung thư vú thường có những dấu hiệu như có cục, dịch hay thay đổi ở núm vú và ít khi gây đau ở ngực. Hầu hết những phụ nữ đến khám vì đau ngực không có ung thư vú. Tuy nhiên,  bạn nên đi khám thường xuyên, theo dõi chu kì, những dấu hiệu thường gặp cũng như  bất kì thay đổi nào trên cơ thể và trao đổi với bác sĩ về chúng.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dấu hiệu cơ thể bạn đang cần nhiều chất xơ hơn
Dấu hiệu cơ thể bạn đang cần nhiều chất xơ hơn

VOV.VN - Chất xơ là một carbohydrate không tiêu hóa mà cơ thể bạn cần để hoạt động bình thường. Ăn ít chất xơ có thể dẫn đến các vấn đề khác nhau trong cơ thể.

Dấu hiệu cơ thể bạn đang cần nhiều chất xơ hơn

Dấu hiệu cơ thể bạn đang cần nhiều chất xơ hơn

VOV.VN - Chất xơ là một carbohydrate không tiêu hóa mà cơ thể bạn cần để hoạt động bình thường. Ăn ít chất xơ có thể dẫn đến các vấn đề khác nhau trong cơ thể.

Bí quyết giảm phù nề cho bà bầu khi mang thai
Bí quyết giảm phù nề cho bà bầu khi mang thai

VOV.VN - Chứng phù nề bàn chân thường xảy ra khi mang thai. Ở một số người, biến chứng nặng có thể gây tử vong.

Bí quyết giảm phù nề cho bà bầu khi mang thai

Bí quyết giảm phù nề cho bà bầu khi mang thai

VOV.VN - Chứng phù nề bàn chân thường xảy ra khi mang thai. Ở một số người, biến chứng nặng có thể gây tử vong.