Những dấu hiệu của suy nhược thần kinh

VOV.VN - Suy nhược thần kinh có liên quan chặt chẽ đến trầm cảm. Hiện nay, tỷ lệ bệnh suy nhược thần kinh ngày càng tăng cùng với nhịp sống hối hả.

Suy nhược thần kinh là hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên. Nguyên nhân của bệnh được xác định là do các vấn đề về tâm lý. Cơ chế phát sinh suy nhược thần kinh rất phức tạp.
Bệnh suy nhược thần kinh thường xuất hiện từ từ sau một thời gian sang chấn và biểu hiện rõ khi gặp thêm một nhân tố thúc đẩy. Các nhân tố thúc đẩy như: người có thần kinh yếu, lao động trí óc quá mức, quá mệt mỏi, cuộc sống quá căng thẳng, nơi sống và nơi làm việc có nhiều nhân tố kích thích, tiếng ồn, điều kiện làm việc phức tạp, mắc bệnh viêm nhiễm mạn tính... Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh:
Mất ngủ là một trong những triệu chứng chủ yếu của suy nhược thần kinh. Một số người ngủ ít nhưng ban ngày họ vẫn có thể tràn trề tinh thần làm việc, học tập, đầu óc rất sáng suốt, tình cảm rất bình ổn, rất ít bực bội, tức giận. Còn mất ngủ do suy nhược thần kinh thì thời gian ngủ ban đêm không ít, nhưng ngủ không sâu và không yên giấc cứ chập chờn, vì vậy ban ngày họ thường mệt mỏi và ngủ gật. Ngồi muốn ngủ, nhưng nằm xuống lại không ngủ được và dùng thuốc an thần không có kết quả hoặc kết quả không đáng kể.
Mệt mỏi: Tình trạng mệt mỏi là một hiện tượng bình thường của cơ thể khi tham gia vận động mạnh, làm việc quá sức trong thời gian dài… Nhưng sức khỏe sẽ dần hồi phục lại sau khi nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, mệt mỏi trong bệnh suy nhược thần kinh dường như không có nguyên nhân cụ thể. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, khó ngủ. Điều đó khiến các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như hồi hộp, tim đập nhanh, tức ngực, thở gấp, khó chịu ở dạ dày.
Rối loạn lo âu: Đây là dạng bệnh gặp nhiều nhất trong nhóm bệnh suy nhược thần kinh. Bệnh nhân tự nhiên có cảm giác lo sợ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Thông thường, lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể mỗi khi căng thẳng hay trước những mối nguy hiểm có thể nhận biết trước. Tuy nhiên, điều đó không còn là phản ứng bình thường nếu lo lắng thường xuyên và kéo dài. Đây là một dạng rối loạn lo âu và có thể dẫn đến trầm cảm.
Hoảng loạn: Tình trạng rối loạn lo âu không được điều trị có thể gây ra các cơn hoảng loạn, cảm xúc luôn tràn ngập sự sợ hãi, gây tổn hại đến sức khoẻ tinh thần. Việc kiểm soát hơi thở của bạn là rất quan trọng. Khi lo lắng, chúng ta sẽ thở nhanh và sâu, đồng nghĩa với việc lượng CO2 thải ra nhiều, gây nên một sự thay đổi tạm thời nồng độ pH trong máu gọi là kiềm hô hấp. Sự thay đổi nồng độ CO2 trong máu sẽ gây ra cảm giác buồn nôn và choáng váng.
Trầm cảm: biểu hiện bằng các triệu chứng: buồn chán, mất ngủ, bứt rứt hoặc rề rà, thiếu hụt năng lượng để làm việc, cảm thấy vô dụng, hay nghĩ tới cái chết… Triệu chứng có thể biểu hiện từng lúc khác nhau, hoặc sau một giai đoạn rối loạn tâm thần khác. Có người chỉ xuất hiện một cơn trầm cảm, mức độ có cả nặng và trung bình. Cơn trầm cảm nặng có tiêu chuẩn chẩn đoán rất rõ ràng và có cả nguy cơ tự tử.
Một biểu hiện rất điển hình nữa của suy nhược thần kinh là người bệnh luôn nghĩ rằng mình có bệnh như: khi đau đầu cho là hay mình bị u não, hồi hộp cho là bị bệnh tim, khó chịu trong dạ dày cho là bị viêm loét hoặc ung thư dạ dày. Mặc dù đã được khám toàn diện cẩn thận, xét nghiệm nhiều lần, thậm chí chụp CT, điện não đồ, kiểm tra cộng hưởng từ... đều cho thấy các tổ chức cơ quan hoàn toàn tốt, nhưng vẫn không thể loại bỏ được hoài nghi trong đầu người bệnh. Họ cho rằng bệnh của mình rất đặc biệt và vẫn tìm cách gì đó để được khám bệnh và tìm ra bệnh.
Luôn trốn tránh và ngại giao tiếp: Nếu bạn thường xuyên trốn tránh mọi người và ngại giao tiếp có thể là do não bộ mất cân bằng serotonin gây ra tình trạng căng thẳng khi tiếp xúc với người khác. Khi bộ não bị quá tải, bạn sẽ có xu hướng né tránh mọi thứ tạo ra cảm giác bị cô lập và muốn ở một mình, dẫn đến trầm cảm và lo âu.
Suy nhược thần kinh nếu không chữa trị sẽ dẫn đến sức khoẻ kém, thậm chí kiệt sức, bất an, lo lắng cho cuộc sống bản thân và gia đình. Nói cách khác là dẫn đến trầm cảm lo âu. Trạng thái trầm cảm không chữa trị, các triệu chứng sẽ nặng thêm, cảm giác vô dụng, tội lỗi và ý nghĩ chết chóc tăng lên, rất dễ dẫn đến tự tử.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những căn bệnh thường gặp ở dân văn phòng ngồi lì trước máy tính
Những căn bệnh thường gặp ở dân văn phòng ngồi lì trước máy tính

VOV.VN - Theo các chuyên gia y tế, lý do chính gây ra mệt mỏi và đau nhức ở cơ và khớp là vì chúng ta duy trì tư thế sai khi ngồi trước máy tính.

Những căn bệnh thường gặp ở dân văn phòng ngồi lì trước máy tính

Những căn bệnh thường gặp ở dân văn phòng ngồi lì trước máy tính

VOV.VN - Theo các chuyên gia y tế, lý do chính gây ra mệt mỏi và đau nhức ở cơ và khớp là vì chúng ta duy trì tư thế sai khi ngồi trước máy tính.

Giải mã 10 bệnh tâm thần rùng rợn nhất mà con người mắc phải
Giải mã 10 bệnh tâm thần rùng rợn nhất mà con người mắc phải

VOV.VN - Bạn sẽ phải thầm cảm tạ trời đất vì đã cho bạn cơ thể bình thường, không mắc phải các hội chứng đáng sợ dưới đây.

Giải mã 10 bệnh tâm thần rùng rợn nhất mà con người mắc phải

Giải mã 10 bệnh tâm thần rùng rợn nhất mà con người mắc phải

VOV.VN - Bạn sẽ phải thầm cảm tạ trời đất vì đã cho bạn cơ thể bình thường, không mắc phải các hội chứng đáng sợ dưới đây.