Mẹo ăn kiêng cho người bị loét dạ dày

VOV.VN - Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa trị các căn bệnh đặc biệt là các bệnh liên quan đến dạ dày.

Loét dạ dày là những vết loét đau đớn trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Chúng có thể ảnh hưởng đến dạ dày cũng như ruột non. Loét dạ dày xảy ra khi chất nhầy bảo vệ dạ dày bị giảm, làm cho các axit dạ dày xói mòn các mô lót ruột dạ dày. Người bị loét dạ dày có thể cảm thấy đau nhói ở giữa rốn và xương ức đôi khi có thể kéo dài về phía sau lưng.
Dấu hiệu và triệu chứng của loét dạ dày: Đau âm ỉ trong dạ dày khi bạn ăn, uống hoặc uống thuốc kháng acid, giảm cân, không ăn được vì đau, nôn mửa, buồn nôn, bụng phình to, vảm giác no, cảm giác nóng rát ở ngực do ợ nóng...Những triệu chứng này rõ ràng nhất khi dạ dày của bạn trống rỗng, thường là vào sáng sớm hoặc muộn vào ban đêm.
Nguyên nhân: Nhiễm khuẩn do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra; Sử dụng lâu dài các thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen, hoặc naproxen. Ngoài ra, chế độ ăn uống của bạn đóng gây ra loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, đây là một biểu đồ chế độ ăn uống bao gồm các loại thực phẩm bạn phải ăn để ngăn ngừa loét dạ dày.
Dấm táo giúp phục hồi độ pH của dạ dày. Điều này giúp điều trị các vết loét và giảm đau. Trộn hai muỗng cà phê giấm táo với một ly nước ấm. Thêm một ít mật ong vào hỗn hợp này và uống ngay lập tức.
Mật ong chứa một loại enzyme gọi là glucose oxidase. Enzyme này được biết là tạo ra hydrogen peroxide, có thể giúp chống lại vi khuẩn gây ra loét dạ dày tá tràng. Thêm một thìa mật ong vào một ly nước ấm. Trộn đều và cho thêm một chút quế vào rồi uống nó.
Tỏi kích thích một hợp chất gọi là allicin khi nó bị nghiền nát. Hợp chất này có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ giúp chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori gây loét dạ dày tá tràng. Bạn có thể cho tỏi vào salad hoặc ăn sống.
Gừng giúp điều trị các triệu chứng của loét dạ dày. Nó có tác dụng bảo vệ và phòng ngừa trên các vết loét và làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng. Thêm một muỗng cà phê gừng nạo vào nước và đun sôi trong 5 phút. Sau khi trà nguội đi một chút, cho thêm mật ong vào và uống ngay.
Củ nghệ có chứa một hợp chất gọi là curcumin có hoạt tính kháng viêm mạnh, có thể giúp ngăn ngừa cũng như điều trị loét dạ dày. Thêm một muỗng cà phê bột nghệ vào một ly nước ấm. Trộn đều và cho thêm mật ong vào trước khi uống. Bạn phải uống nước này này từ 2 đến 3 lần mỗi ngày trong ít nhất một tháng.
Chuối có tác dụng bảo vệ dạ dày của bạn. Nó chứa một hoạt chất flavonoid tự nhiên được gọi là leucocyanidin giúp tăng cường sức đề kháng niêm mạc dạ dày với các chất gây loét và do đó giúp điều trị loét dạ dày tá tràng.
Trà xanh chứa một polyphenol gọi là epigallocatechin gallate (EGCG). Hợp chất này có tác dụng chống loét và giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét dạ dày.
Rễ cam thảo có tác dụng bảo vệ ruột của bạn vì nó tăng cường sự bài tiết của chất nhầy dạ dày và ngăn ngừa sự hình thành của vết loét. Thêm một đến hai muỗng cà phê trà cam thảo vào nước. Đun sôi trong nồi và đun nhỏ lửa trong 5 phút. Thêm một ít mật ong. Bạn phải uống trà cam thảo từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách sử dụng tinh dầu oải hương rất ít người biết
Cách sử dụng tinh dầu oải hương rất ít người biết

VOV.VN - Dầu hoa oải hương có mùi hương dễ chịu và thường được sử dụng làm nước hoa. Nhưng chúng thực sự có nhiều công dụng khác trong cuộc sống hàng ngày.

Cách sử dụng tinh dầu oải hương rất ít người biết

Cách sử dụng tinh dầu oải hương rất ít người biết

VOV.VN - Dầu hoa oải hương có mùi hương dễ chịu và thường được sử dụng làm nước hoa. Nhưng chúng thực sự có nhiều công dụng khác trong cuộc sống hàng ngày.

Móng tay nói những điều gì về sức khỏe của bạn?
Móng tay nói những điều gì về sức khỏe của bạn?

VOV.VN - Những thay đổi về độ dày và màu sắc của móng tay có thể báo hiệu một loạt các vấn đề về sức khỏe.

Móng tay nói những điều gì về sức khỏe của bạn?

Móng tay nói những điều gì về sức khỏe của bạn?

VOV.VN - Những thay đổi về độ dày và màu sắc của móng tay có thể báo hiệu một loạt các vấn đề về sức khỏe.