Ảnh: Hàng trăm công nhân trắng đêm làm sạch hồ Gươm

VOV.VN - Công ty thoát nước Hà Nội đã huy động hàng trăm công nhân cùng nhiều thiết bị nạo vét hồ Gươm với lượng bùn hút khoảng 1.000 m3/đêm.

Từ ngày 24/11, Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị liên quan, bắt đầu vào công việc đầu tiên để nạo vét hơn 53.000 m3 bùn trong lòng hồ Gươm. Trong các buổi sáng trước đó, Tiểu đoàn 554 (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) rà phá và xử lý bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trong khu vực hồ.

Trong những buổi đầu tiên, các công nhân nạo vét, thanh thải rác, phế thải bằng phương pháp thủ công quanh khu vực kè hồ góc phố Hàng Khay, Lê Thái Tổ.
Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết: mỗi đêm công ty sẽ huy động từ 150-200 công nhân phục vụ công tác nạo vét, vận chuyển. Các phương tiện gồm máy xúc, máy bơm và xe chuyên dụng đảm bảo vệ sinh môi trường.
Pphương án thi công 2 dây chuyền: Thiết bị C2 nạo vét lòng hồ bằng cơ giới và trong phạm vi 7m từ chân kè ra thì nạo vét bằng thủ công. Thời gian nạo vét từ 21h tối đến 5h sáng hôm sau. Cuối tuần từ 24h đến 5h sáng hôm sau.

Công nhân xuống trực tiếp hồ để nạo vét thủ công.
Bùn đất, rác thải được đựng trong các xô nhỏ và theo băng chuyền tay đưa lên bờ.

Những xô có gạch sẽ nặng hơn, do đó công nhân mất nhiều sức để đưa lên bờ.
Những nữ công nhân được ưu tiên làm công việc đổ bùn đất vào xe chuyên dụng trên bờ.

Khi xe "no rác", chúng sẽ được các công nhân đẩy ra xe téc được tập kết sát đường cái chờ nhiệm vụ.
Các công nhân đưa xe vào hệ thống tự động, đổ rác thải vào thùng kín trên xe téc. đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Trước 5h sáng sẽ có xe nước sạch rửa đường đảm bảo vệ sinh môi trường vào ban ngày.

Các barie được dựng lên xung quanh công trường để cảnh báo cho người đi bộ.

Phương pháp thứ hai là nạo vét cơ giới, sử dụng máy hút

 Các đơn vị sẽ dùng máy xúc đứng trên phà nhỏ xúc bùn lên phễu chứa của xe bơm bùn công suất 80m3/h.

Sau đó, ống dẫn bùn nằm trên các phương tiện nổi để dẫn vào bờ. Các công nhân sẽ bơm bùn từ xe bơm lên xe téc và vận chuyển đi đổ.

Công việc lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian từ 21h hôm trước đến 5h sáng hôm sau, không có thay ca.

Khi các xe chở phế thải ra xe téc là khoảng thời gian ít ỏi những công nhân này được nghỉ tay.
Có tốp nghỉ trên bờ, tốp khác nghỉ ngay dưới dòng nước lạnh. Theo dự báo, từ chiều mai, Hà Nội đón không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ giảm xuống 14 độ C trong đêm, thậm chí còn thấp hơn.

Họ tiếp sức nhau bằng những cốc nước nhỏ.
Hoặc trò chuyện dưới nước, để quên đi cái lạnh.

Theo kế hoạch, tổng khối lượng nạo vét ở hồ Gươm là 57.400 m3, mỗi ngày khoảng 1.000 m3 bùn đất, diện tích khu vực nạo vét bùn là 9,7ha. Trong ảnh: người dân ghi lại những hình ảnh hiếm thấy khi Hà Nội lên kế hoạch nạo vét, làm sạch hồ Gươm.

Đơn vị thi công phân 3 vùng (với khoảng 32.500 m2 mỗi vùng) và nạo vét trong thời gian dài, giúp ổn định lại đường bờ và hệ sinh thái được thích nghi dần với sự thay đổi cấu trúc đáy hồ. Số bùn thải sẽ được di chuyển 13km về khu vực đổ phế thải ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh xử lý quả bom gần trụ cầu Long Biên, Hà Nội
Cận cảnh xử lý quả bom gần trụ cầu Long Biên, Hà Nội

VOV.VN - Hơn 13h trưa nay (28/11), rất đông người dân đổ xô lên cầu Long Biên (Hà Nội) để xem lực lượng công binh xử lý quả bom gần trụ cầu Long Biên.

Cận cảnh xử lý quả bom gần trụ cầu Long Biên, Hà Nội

Cận cảnh xử lý quả bom gần trụ cầu Long Biên, Hà Nội

VOV.VN - Hơn 13h trưa nay (28/11), rất đông người dân đổ xô lên cầu Long Biên (Hà Nội) để xem lực lượng công binh xử lý quả bom gần trụ cầu Long Biên.

Vỉa hè lát đá trăm tỷ bong tróc sau 1 năm sử dụng là do thi công ẩu
Vỉa hè lát đá trăm tỷ bong tróc sau 1 năm sử dụng là do thi công ẩu

VOV.VN - Chuyên gia kiểm định vật liệu xây dựng cho rằng, tuổi thọ công trình hoàn toàn có thể đạt tới 70 năm nếu quy trình thi công đúng tiêu chuẩn.

Vỉa hè lát đá trăm tỷ bong tróc sau 1 năm sử dụng là do thi công ẩu

Vỉa hè lát đá trăm tỷ bong tróc sau 1 năm sử dụng là do thi công ẩu

VOV.VN - Chuyên gia kiểm định vật liệu xây dựng cho rằng, tuổi thọ công trình hoàn toàn có thể đạt tới 70 năm nếu quy trình thi công đúng tiêu chuẩn.