IMF: Việt Nam cần minh bạch khoản thu từ cổ phần hóa DNNN

VOV.VN -Theo ông John Nelmes, trưởng đoàn IMF công tác tại Việt Nam, Việt Nam cần minh bạch các khoản thu từ cổ phần hóa và việc sử dụng khoản thu đó.

Kết thúc chuyến công tác tại Việt Nam của đoàn chuyên gia của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ông John Nelmes, trưởng đoàn, có khuyến nghị: Cải cách các DNNN ở Việt Nam cần được đẩy mạnh thông qua việc cổ phần hóa nhanh và toàn diện, thoái vốn kinh doanh ngoài ngành, minh bạch các khoản thu từ cổ phần hóa và việc sử dụng các khoản thu đó.

 

Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước

Cụ thể, những thảo luận của đoàn công tác trong chuyến công tác tại Việt Nam bao gồm cả về cải cách khu vực tài chính, cơ cấu và cải cách các DNNN là rất quan trọng để nâng cao năng suất và tăng trưởng về trung hạn. Đặc biệt, đẩy nhanh giải quyết nợ xấu trong các ngân hàng và Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) đi kèm với việc tăng cường vốn của các ngân hàng bằng cách để khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn và sử dụng các nguồn lực trong ngân sách cho các ngân hàng thương mại nhà nước, cải thiện quản lý hoạt động, áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế là một phần của những kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng có thời hạn là cần thiết để củng cố sự ổn định tài chính vĩ mô, đồng thời là nền tảng cho tăng trưởng mạnh mẽ.

Cải cách các DNNN cần được đẩy mạnh thông qua việc cổ phần hóa nhanh và toàn diện, thoái vốn kinh doanh ngoài ngành, minh bạch các khoản thu từ cổ phần hóa và việc sử dụng các khoản thu đó. Tăng năng suất hơn nữa thông qua việc tạo ra một sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân khi tiếp cận các nguồn lực, chú trọng nghiên cứu và phát triển, nâng cao hiệu quả đầu tư công và mở rộng đào tạo nghề nhằm giải quyết sự chênh lệch về kỹ năng.

Đoàn công tác cũng cho rằng, Việt Nam nên giữ chính sách tiền tệ như hiện tại đến chừng nào không có áp lực lên lạm phát cơ bản, trong khi các cú sốc trong nước gần đây đã được nền kinh tế hấp thụ. Nếu xuất hiện dấu hiệu về những tác động vòng hai đối với lạm phát thì cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ.

Cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt áp dụng gần đây được Đoàn công tá của IMF đánh giá “là một bước tiến đáng khen ngợi. Cho phép tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và củng cố các công cụ chính sách tiền tệ trong khi chuyển dần theo hướng sử dụng lạm phát như một neo danh nghĩa đối với chính sách tiền tệ sẽ giúp Việt Nam bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời giúp giảm xóc trước những cú sốc bên ngoài”.

Nợ công tăng nhanh là một mối quan ngại

Về kinh tế vĩ mô Việt Nam, ông John Nelmes đánh giá: Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế vĩ mô đáng khen ngợi. Năm ngoái, GDP tăng trưởng mạnh, lạm phát đã giảm xuống mức thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ và các thỏa thuận thương mại mới quan trọng đã được đàm phán thành công. Những thành tựu về ổn định kinh tế vĩ mô này đã mang lại một nền tảng vững chắc cho triển vọng kinh tế nhìn chung là tích cực, mặc dù vẫn tồn tại những rủi ro và thách thức trong trung hạn.

Đối với năm 2016, ông John Nelmes cho rằng, tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ giảm xuống còn khoảng 6%, phần lớn phản ánh cầu bên ngoài yếu hơn, hạn hán nghiêm trọng và xâm nhập mặn đất canh tác đã ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp. Lạm phát cơ bản có thể vẫn giữ ở mức thấp, mặc dù lạm phát chung dự tính sẽ tăng vừa phải do tăng giá lương thực thực phẩm và tăng phí dịch vụ giáo dục và y tế do nhà nước quản lý theo như kế hoạch. Thặng dư tài khoản vãng lai dự tính giảm bớt trong ngắn hạn với cầu bên ngoài đang chậm lại mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến sẽ vẫn mạnh mẽ.

Tuy nhiên, theo ông John Nelmes, rủi ro đối với triển vọng kinh tế xuất phát từ hạn hán, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm hơn và tác động lan tỏa từ biến động thị trường tài chính toàn cầu. Nợ công tăng nhanh là một mối quan ngại. Điều đó làm giảm dư địa tài khóa cho điều chỉnh và có thể gây áp lực lên lãi suất trong nước, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng. Những cải cách ở khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã có tiến bộ và nay cần thực hiện một số giải pháp quan trọng. Những yếu tố hỗ trợ tăng trưởng bao gồm việc thực hiện nhanh các hiệp định thương mại tự do mới có thể giúp thúc đẩy cải cách cơ cấu trong nước.

Cho rằng, ngân sách đã thâm hụt trung bình khoảng 6,5% GDP từ năm 2012, do đó làm nợ công và nợ do chính phủ bảo lãnh tăng mạnh, ước tính khoảng 62% GDP trong năm nay, Đoàn công tác khuyến nghị: cần củng cố ngân sách theo hướng hỗ trợ tăng trưởng và bắt đầu từ năm nay để giảm thâm hụt ngân sách xuống khoảng 3 phần trăm GDP vào năm 2020 và giúp nợ công giảm bền vững. Củng cố ngân sách nên tập trung vào việc mở rộng diện nộp thuế, đảm bảo chi đầu tư công chất lượng cao cho giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng, đồng thời cũng có sẵn nguồn lực để giải quyết các khoản nợ xấu và tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm 2015, phấn đấu hoàn thành 90% kế hoạch cổ phần hóa DNNN
Năm 2015, phấn đấu hoàn thành 90% kế hoạch cổ phần hóa DNNN

VOV.VN - Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2015.

Năm 2015, phấn đấu hoàn thành 90% kế hoạch cổ phần hóa DNNN

Năm 2015, phấn đấu hoàn thành 90% kế hoạch cổ phần hóa DNNN

VOV.VN - Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2015.

Có thể dùng tiền cổ phần hóa để xây tháp truyền hình VTV
Có thể dùng tiền cổ phần hóa để xây tháp truyền hình VTV

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về Đề án sắp xếp, tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.

Có thể dùng tiền cổ phần hóa để xây tháp truyền hình VTV

Có thể dùng tiền cổ phần hóa để xây tháp truyền hình VTV

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về Đề án sắp xếp, tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.

Cổ phần hóa DNNN: Chậm, nhưng không nóng vội được
Cổ phần hóa DNNN: Chậm, nhưng không nóng vội được

VOV.VN-Theo Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm, nhưng không vì thế mà nóng vội.

Cổ phần hóa DNNN: Chậm, nhưng không nóng vội được

Cổ phần hóa DNNN: Chậm, nhưng không nóng vội được

VOV.VN-Theo Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm, nhưng không vì thế mà nóng vội.

Chậm cổ phần hóa: Giám đốc doanh nghiệp bị đình chỉ chức vụ
Chậm cổ phần hóa: Giám đốc doanh nghiệp bị đình chỉ chức vụ

VOV.VN - Giám đốc Công ty TNHH MTV chè Biển Hồ bị đình chỉ chức vụ do không nghiêm túc xây dựng đề án cổ phần hóa doanh nghiệp theo đúng tiến độ quy định.

Chậm cổ phần hóa: Giám đốc doanh nghiệp bị đình chỉ chức vụ

Chậm cổ phần hóa: Giám đốc doanh nghiệp bị đình chỉ chức vụ

VOV.VN - Giám đốc Công ty TNHH MTV chè Biển Hồ bị đình chỉ chức vụ do không nghiêm túc xây dựng đề án cổ phần hóa doanh nghiệp theo đúng tiến độ quy định.