Giảm bất bình đẳng theo hướng trao quyền cho người dân

VOV.VN - Việc giải quyết bất bình đẳng là trách nhiệm của Nhà nước phải làm để tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong 30 năm qua, thu nhập bình quân của người dân Việt Nam tăng đáng kể, từ 100 USD năm 1990 lên mức 2.300 USD năm 2015. Hơn 30 triệu người vượt chuẩn nghèo, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 5-6%/năm. Mặc dù Đảng, Nhà nước và Chính phủ có nhiều chính sách an sinh xã hội tích cực nhưng tình trạng bất bình đẳng về kinh tế đang có dấu hiệu gia tăng.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, Chánh văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) về vấn đề này.

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng có dấu hiệu gia tăng (Ảnh minh hoạ: KT)

PV: Thưa ông, nhiều người cho rằng, hiện khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong xã hội đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là việc tiếp cận các dịch vụ về y tế, xã hội có sự khác nhau giữa người giàu và người nghèo. Ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Ông Ngô Trường Thi: Việc giải quyết bất bình đẳng là trách nhiệm của Nhà nước phải làm để tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc giải quyết bất bình đẳng thể hiện ở thể chế, chính sách, giải pháp và thực thi. Và một điểm nữa tôi cho rằng là chính từ các đối tượng trong xã hội cũng phải vươn lên, chúng ta không nên nhìn một bức tranh chỉ thấy sự bất bình đẳng. Nếu chúng ta cố gắng vươn lên thì vẫn có cơ hội để giải quyết vấn đề.

Trong tất cả các văn bản, từ Đảng, Quốc hội đến Chính phủ cũng đang hết sức cố gắng để giải quyết bất bình đẳng bằng cơ chế, chính sách, giải pháp, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, chính sách cho người nghèo. Sự cố gắng đang theo hướng phát huy được vai trò của chính đối tượng thụ hưởng, phát huy được nội lực của cộng đồng. Chúng ta thường nói đến các vấn đề dân tộc thiểu số, tiếng nói người dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc…, đó là chúng ta đang trao quyền cho họ, giúp đỡ để họ tự khẳng định mình.

Tôi cho rằng khi chúng ta có niềm tin và tạo cho họ niềm tin thì cuộc sống của họ sẽ tốt hơn, thu hẹp được khoảng cách và đảm bảo bình đẳng kể cả vị thế và tiếng nói. Ngoài vấn đề hỗ trợ của nhà nước ra thì chúng ta cần nâng cao hơn nữa công tác truyền thông về tác dụng của các chính sách; nâng cao chất lượng dịch vụ công như: khám chữa bệnh, điều kiện trường lớp…

PV: Theo nghiên cứu của Tổ chức Oxfam, hiện một nhóm 210 người giàu nhất Việt Nam có thể đưa 3,2 triệu người thoát nghèo. Gần đây Quốc hội cũng đề cập khoảng cách chênh lệch giàu nghèo cũng ngày càng lớn. Theo ông, nghiên cứu này có đúng với thực tế hiện nay?

Ông Ngô Trường Thi: Đây là nhận xét mang tính chủ quan của một tổ chức thể hiện thực tế ở Việt Nam. Chúng tôi cho rằng có lẽ đây cũng là cơ hội để các tổ chức phi chính phủ quốc tế với Chính phủ Việt Nam phải có cách nhìn nhận thống nhất với nhau. Chúng ta không tô hồng một bức tranh của xã hội nhưng cũng không nên nhìn nhận tiêu cực quá, bởi vì trong thực tế luôn luôn diễn ra những vấn đề mâu thuẫn như vậy.

Đất nước phát triển thì chúng ta mới tạo được nhiều việc làm, giải quyết được vấn đề đời sống cho người lao động và có ngân sách để giải quyết những vấn đề xã hội, đồng thời có những chính sách để hỗ trợ những nhóm yếu thế không rơi xuống dưới mức sống cùng cực. Chúng ta cũng không hạn chế sự phát triển của nhóm khác với điều kiện phải phát triển trên cơ sở tuân thủ pháp luật.

PV: Theo ông, các chính sách hiện nay cần thay đổi như thế nào để giảm khoảng cách?

Ông Ngô Trường Thi: Chúng ta phải dùng từ là hạn chế tốc độ gia tăng chứ không phải hạn chế khoảng cách. Nếu hạn chế khoảng cách để mọi người đều như nhau thì chắc không ai có điều kiện để hỗ trợ nhau. Các chính sách hiện nay thì Đảng, Quốc hội và Chính phủ cũng đang tập trung để thực hiện để cải cách về thể chế, làm sao đảm bảo minh bạch, công khai, hiệu quả trong các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội. Trước mắt chúng ta nên thực hiện hiệu quả những chính sách đang có và theo hướng phải trao quyền, đẩy mạnh phân cấp và tăng cường sự tham gia.

PV: Xin cảm ơn ông./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Câu chuyện giảm nghèo chưa bao giờ dừng lại
Câu chuyện giảm nghèo chưa bao giờ dừng lại

VOV.VN - TP HCM sẽ tiếp tục có những giải pháp đột phá và phát huy nghĩa tình của người dân trong công tác giảm nghèo.

Câu chuyện giảm nghèo chưa bao giờ dừng lại

Câu chuyện giảm nghèo chưa bao giờ dừng lại

VOV.VN - TP HCM sẽ tiếp tục có những giải pháp đột phá và phát huy nghĩa tình của người dân trong công tác giảm nghèo.

Bí thư Hà Nội: Tập trung xóa đói giảm nghèo thay vì đầu tư trụ sở mới
Bí thư Hà Nội: Tập trung xóa đói giảm nghèo thay vì đầu tư trụ sở mới

VOV.VN - Tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp QH khóa XIV, Bí thư Hà Nội đề nghị Ba Vì tập trung xóa đói giảm nghèo thay vì đầu tư xây trụ sở xã mới.

Bí thư Hà Nội: Tập trung xóa đói giảm nghèo thay vì đầu tư trụ sở mới

Bí thư Hà Nội: Tập trung xóa đói giảm nghèo thay vì đầu tư trụ sở mới

VOV.VN - Tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp QH khóa XIV, Bí thư Hà Nội đề nghị Ba Vì tập trung xóa đói giảm nghèo thay vì đầu tư xây trụ sở xã mới.