Bí thư Bình Thuận nói về vụ nhận chìm bùn thải xuống biển ở Vĩnh Tân​

VOV.VN - Bí thư Bình Thuận đã trả lời VOV về vấn đề liên quan đến dự án nhận chìm gần 1 triệu mét khối vật liệu nạo vét xuống vùng biển huyện Tuy Phong.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, lãnh đạo tỉnh đã tiếp nhận ý kiến nhiều chiều từ các nhà khoa học và các chuyên gia sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép nhận chìm. Quan điểm của tỉnh Bình Thuận là phải xem xét thận trọng vấn đề này, trong đó có thể thực hiện giải pháp khác an toàn hơn để tránh tác động xấu đến môi trường biển ở địa phương.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng 
trả lời phỏng vấn VOV

PV: Thưa ông, sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 vật liệu nạo vét của vũng quay tàu, thì một số nhà khoa học và chuyên gia đã có những ý kiến trái chiều phản biện trái chiều. Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã lắng nghe những ý kiến đó như thế nào?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng một số cơ quan đơn vị thuộc Bộ triển khai giấy phép tại Bình Thuận, thì một số chuyên gia, một số nhà khoa học, một số nhà quản lý cũng đã lên tiếng bình luận nhiều chiều về vấn đề này. Trong đó có một số ý kiến rất khác nhau và có những ý kiến trái chiều, và có những thông tin nó khác với những thông tin đã được đề cập trong dự án đề nghị cấp phép nhận chìm cũng như trong một phần giấy phép nhận chìm.  

Tỉnh Bình Thuận cũng tiếp nhận những thông tin này qua các phương tiện thông tin đại chúng và trên không gian mạng thì cũng tiếp nhận thông tin này. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã chính thức có văn bản gửi Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương, đồng thời gửi Văn phòng Trung ương Đảng và một số cơ quan đơn vị khác có liên quan để theo dõi.

Văn bản đó đề nghị Trung ương trước việc còn có nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là những ý kiến trái chiều này, thì đề nghị chỉ đạo cho các cơ quan chức năng ở Trung ương phải tiến hành khảo sát, thẩm định, thẩm tra, xem kết quả cụ thể nó như thế nào. Mục đích để đảm bảo làm sao tất cả những vấn đề đã được thể hiện trong dự án cấp phép nhận chìm cũng như nội dung đã đề cập trong giấy phép nhận chìm của Bộ Tài nguyên Môi trường phản ánh đúng thực tế.

Vị trí nạo vét luồng hàng hải vũng quay tàu của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1

PV: Vừa qua có 3 nhà khoa học phát hiện mình bị mạo danh trong hồ sơ dự án xin cấp phép nhận chìm của Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1. Ông nghĩ gì về việc làm không đúng này?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Chúng tôi được biết trong thời gian vừa qua có thông tin có 3 nhà khoa học có tên trong danh sách để tiến hành xây dựng dự án này, nhưng thực tế không tham gia. Tôi cho rằng việc 3 nhà khoa học không tham gia xây dựng đề án mà đưa vào danh sách là sai.

Hiện nay sau khi tiếp nhận thông tin này, Bộ Tài nguyên Môi trường cũng như cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ cho giám sát độc lập là Viện Hải dương học đang tiến hành khảo sát, thẩm tra, thẩm định lại các kết quả đã được mô tả đã được thể hiện trong báo cáo trong dự án đề nghị cho phép nhận chìm vật chất này.

Sau khi kết quả khảo sát thẩm tra, thẩm định được công bố, thì mới có kết luận được rõ ràng, cụ thể hơn và với nhận định đánh giá đúng hơn.

PV: Thưa ông, phương án sử dụng vật liệu nạo vét, thay vì nhận chìm, để bơm vào làm kè chắn xói lở bờ biển ở huyện Tuy Phong như tỉnh có đề xuất với Trung ương, được cho là ít tác động đến môi trường nhất. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, chi phí thực hiện rất cao, liệu rằng các doanh nghiệp có đồng thuận với tỉnh Bình Thuận làm việc này?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Trong những năm trước đây, tỉnh Bình Thuận cùng một số đơn vị thi công cũng đã tiến hành xây kè bằng bê tông cốt thép, sau đó sử dụng vật chất nạo vét làm vật liệu bồi nền đưa vào bên trong để khắc phục các hiện tượng xói lở bờ biển. Tôi nghĩ rằng trong việc nhận chìm các vật chất nạo vét này thì cũng nên nghiên cứu các giải pháp khác nhau. Và việc xây kè bằng bê tông cốt thép sau đó đưa chất nạo vét làm không cho khuếch tán trong môi trường biển cũng là một trong những giải pháp.

Đúng là tùy theo điều kiện mỗi nơi thì việc làm kè đó có thể có những chi phí khác nhau. Nhưng suy cho cùng phải cân nhắc xem xét nhiều chiều nhiều mặt. Nhiều khi chúng ta phải chấp nhận chi phí cao, thậm chí cao hơn để không làm ảnh hưởng đến môi trường biển cũng như làm không ảnh hưởng đến Khu bảo tồn Hòn Cau, không làm ảnh hưởng đến các sinh vật ở trong môi trường biển đó, không làm xáo trộn cuộc sống của một bộ phận cộng đồng dân cư sống bằng nghề đánh bắt và chế biến hải sản./.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình Thuận yêu cầu đưa Điện lực Vĩnh Tân vào giám sát đặc biệt
Bình Thuận yêu cầu đưa Điện lực Vĩnh Tân vào giám sát đặc biệt

VOV.VN -Sau vụ Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 "nhận chìm" bùn vào ngày 23/6, HĐND tỉnh Bình Thuận bày tỏ lo ngại và yêu cầu giám sát đặc biệt.

Bình Thuận yêu cầu đưa Điện lực Vĩnh Tân vào giám sát đặc biệt

Bình Thuận yêu cầu đưa Điện lực Vĩnh Tân vào giám sát đặc biệt

VOV.VN -Sau vụ Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 "nhận chìm" bùn vào ngày 23/6, HĐND tỉnh Bình Thuận bày tỏ lo ngại và yêu cầu giám sát đặc biệt.

Hình ảnh người miền Trung “gồng mình” trong mưa bão
Hình ảnh người miền Trung “gồng mình” trong mưa bão

VOV.VN - Trên địa bàn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế có mưa to, gió mạnh, lượng mưa đo được tại Huế từ 150 đến 200 mm.

Hình ảnh người miền Trung “gồng mình” trong mưa bão

Hình ảnh người miền Trung “gồng mình” trong mưa bão

VOV.VN - Trên địa bàn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế có mưa to, gió mạnh, lượng mưa đo được tại Huế từ 150 đến 200 mm.

Viện Hải dương học Nha Trang khảo sát độc lập vùng biển Vĩnh Tân
Viện Hải dương học Nha Trang khảo sát độc lập vùng biển Vĩnh Tân

VOV.VN -Viện Hải dương học Nha Trang tổ chức khảo sát thực địa 5 điểm ở vùng biển Vĩnh Tân, nơi nhận chìm chất nạo vét luồng hàng hải

Viện Hải dương học Nha Trang khảo sát độc lập vùng biển Vĩnh Tân

Viện Hải dương học Nha Trang khảo sát độc lập vùng biển Vĩnh Tân

VOV.VN -Viện Hải dương học Nha Trang tổ chức khảo sát thực địa 5 điểm ở vùng biển Vĩnh Tân, nơi nhận chìm chất nạo vét luồng hàng hải

Vụ nổ ở Ninh Thuận có liên quan đến máy bay huấn luyện  ​
Vụ nổ ở Ninh Thuận có liên quan đến máy bay huấn luyện ​

VOV.VN - Nhiều căn nhà ở khu phố 1 phường Bảo An, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm bị hư hỏng có dấu hiệu như bị mảnh đạn bắn vào.

Vụ nổ ở Ninh Thuận có liên quan đến máy bay huấn luyện  ​

Vụ nổ ở Ninh Thuận có liên quan đến máy bay huấn luyện ​

VOV.VN - Nhiều căn nhà ở khu phố 1 phường Bảo An, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm bị hư hỏng có dấu hiệu như bị mảnh đạn bắn vào.

Xem xét kỹ việc nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát ở biển Vĩnh Tân
Xem xét kỹ việc nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát ở biển Vĩnh Tân

VOV.VN - Bình Thuận đề nghị xem xét toàn diện việc nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát ở biển Vĩnh Tân.

Xem xét kỹ việc nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát ở biển Vĩnh Tân

Xem xét kỹ việc nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát ở biển Vĩnh Tân

VOV.VN - Bình Thuận đề nghị xem xét toàn diện việc nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát ở biển Vĩnh Tân.

Hai vụ cháy lớn liên tiếp ở TP HCM thiêu rụi nhiều tài sản
Hai vụ cháy lớn liên tiếp ở TP HCM thiêu rụi nhiều tài sản

VOV.VN - Sau 30 phút nỗ lực khống chế, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Vụ hoả hoạn may mắn không có thương vong về người nhưng đã thiêu rụi nhiều tài sản.

Hai vụ cháy lớn liên tiếp ở TP HCM thiêu rụi nhiều tài sản

Hai vụ cháy lớn liên tiếp ở TP HCM thiêu rụi nhiều tài sản

VOV.VN - Sau 30 phút nỗ lực khống chế, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Vụ hoả hoạn may mắn không có thương vong về người nhưng đã thiêu rụi nhiều tài sản.

Khởi kiện tội xâm phạm mồ mả vợ vua Tự Đức
Khởi kiện tội xâm phạm mồ mả vợ vua Tự Đức

VOV.VN - Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc và con cháu hậu duệ nhà Nguyễn yêu cầu bị đơn phục hồi nguyên trạng ngôi mộ vợ vua Tự Đức như cũ...

Khởi kiện tội xâm phạm mồ mả vợ vua Tự Đức

Khởi kiện tội xâm phạm mồ mả vợ vua Tự Đức

VOV.VN - Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc và con cháu hậu duệ nhà Nguyễn yêu cầu bị đơn phục hồi nguyên trạng ngôi mộ vợ vua Tự Đức như cũ...