Thế giới 24h:Mỹ, Anh muốn Trung Quốc tôn trọng phán quyết về Biển Đông

VOV.VN - Ngày 21/4, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đã đến thăm Việt Nam và có buổi nói chuyện với các sinh viên tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Hà Nội.

1. Phát biểu với các sinh viên Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken tuyên bố, Mỹ và Việt Nam chia sẻ lợi ích chung trong việc bảo đảm an ninh và ổn định ở Biển Đông. 

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken. Ảnh: Dương Vân/VNE

Theo ông Blinken, hành động cải tạo đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc cũng như việc nước này tiến hành quân sự hóa Biển Đông đã khiến tình hình trong khu vực ngày càng căng thẳng và khiến nhiều quốc gia bày tỏ hoài nghi về ý định thực sự của Trung Quốc tại đây. 

“Mỹ luôn hoan nghênh “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc cũng như việc nước này tuân thủ những quy định của luật pháp quốc tế. Mỹ thực sự mong muốn như vậy và đã tìm cách thúc đẩy hợp tác sâu rộng với Trung Quốc”, ông Bliken tuyên bố.

Dù không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông, Mỹ vẫn bị tác động rất nhiều bởi những diễn biến trong khu vực. Mỹ kêu gọi Trung Quốc, cũng như mọi quốc gia có tranh chấp khác cần tôn trọng phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông khi phán quyết này được đưa ra bởi nó có tính ràng buộc về mặt pháp lý.

Mỹ cũng kêu gọi các bên cần thể hiện thiện chí thông qua việc làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông theo đúng tinh thần của luật pháp quốc tế và tôn trọng quyền đi lại tự do tại những nơi mà luật pháp quốc tế cho phép và giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình thông qua các cơ chế như Tòa Trọng tài Quốc tế thay vì tiến hành những hành động đơn phương. 

2. Phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington ngày 18/4 vừa qua, ông Hugo Swire, Quốc vụ khanh phụ trách Đông Á của Bộ Ngoại giao Anh thẳng thắn chỉ trích những hành động sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua. 

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo phi pháp một đảo nhân tạo ở Biển Đông. Ảnh CSIS.

Ông Swire cho rằng “tình hình căng thẳng ở Biển Đông là do hành động cứng rắn của Trung Quốc tạo ra”, khẳng định phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài quốc tế ở La Hay (Hà Lan) về vấn đề Biển Đông là có tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines, cả Anh và Mỹ đều sẽ ủng hộ, yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết này.

Về vấn đề này, ngày 20/4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh đã phản ứng gay gắt, cho rằng Anh phải giữ quan điểm trung lập trong vấn đề Biển Đông.

Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ngang nhiên cho rằng căng thẳng ở Biển Đông gần đây là do Mỹ và Philipines gây ra bởi vì “máy bay và tàu chiến của Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều ở khu vực”. 

3. Ngày 20/4, tại Brussels (Bỉ), cuộc họp Hội đồng NATO- Nga đã được tổ chức lần đầu tiên sau gần 2 năm gián đoạn vì những chia rẽ Đông-Tây sâu sắc liên quan đến khủng hoảng Ukraine. 

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo phi pháp một đảo nhân tạo ở Biển Đông. Ảnh CSIS.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels, Bỉ, sau khi làm việc với phía Nga, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg thừa nhận bất đồng dai dẳng tồn tại giữa NATO và Nga. Song, NATO vẫn luôn để mở cơ hội đối thoại.

Tổng Thư ký NATO cũng hy vọng Hội đồng NATO-Nga sẽ tiếp tục nhóm họp, tuy nhiên, thời gian cụ thể chưa được quyết định.

Cùng ngày, Đại diện thường trực Nga tại NATO Alexander Grushko phát biểu sau cuộc họp Hội đồng NATO – Nga cũng cho rằng quan hệ giữa 2 bên sẽ không có bất cứ tiến triển nào cho đến khi các nước đồng minh trong NATO giảm thiểu các hoạt động quân sự gần biên giới Nga.

Phía Nga cũng sẽ thực hiện mọi biện pháp, phương án đề phòng cần thiết để đáp lại các mưu toan sử dụng sức mạnh quân sự. 

4. Tổng thống Ecuador Rafael Correa cho biết, số người thiệt mạng sau trận động đất 7,8 độ richter xảy ra hôm 17/4 đã tăng lên ít nhất 553 người.

Hiện vẫn còn hơn 100 người mất tích và hơn 4.600 người bị thương. Tổng thống Correa đã trực tiếp có mặt tại vùng động đất để chỉ đạo và tham gia phân phối hàng viện trợ cho người dân trong những ngày qua. 

Các nhân viên cứu hộ tìm kiếm những người kẹt trong đống đổ nát sau trận động đất kinh hoàng ở Ecuador. Ảnh Reuters.

Ông Correa cho biết cả đất nước Ecuador đang đoàn kết để khắc phục hậu quả động đất: “Chúng tôi có hàng trăm đơn vị cảnh sát trên khắp cả nước và chúng tôi đang phối hợp hiệu quả nhất với các đơn vị cảnh sát trong việc huy động nước uống, hàng viện trợ và lương thực từ trong nước để giúp đỡ người dân vùng động đất”.

Theo Tổng thống Correa, Ecuador chịu tổn thất từ 2-3 tỷ USD vì động đất và tăng trưởng kinh tế trong năm nay có thể bị kéo xuống 2-3%.

Trận động đất 7,8 độ richter đã phá hủy 1.500 tòa nhà, cùng đường xá và gây lở đất nghiêm trọng tại nhiều khu vực của Ecuador. Khoảng 23.500 người đang phải sống trong các khu lều tạm. 

5. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng muốn sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc hóa học để tấn công ở châu Âu là cảnh báo từ một nhóm các chuyên gia về chính sách và chống khủng bố của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đưa ra tại Hội thảo An ninh và Chống khủng bố ở London, Anh. 

Các tay súng thuộc tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo. (Ảnh: Reuters).

Phó trưởng ban chống khủng bố của Ủy ban châu Âu Jorge Berto Silva cho biết, có “mối quan ngại chính đáng” về nguy cơ vật liệu hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN) lọt vào tay IS.

Phó trợ lý Tổng thư ký NATO Jamie Shea khẳng định, NATO biết rằng khủng bố đang tìm cách có được các vật liệu trên.

Ông Shea cũng cảnh báo tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng có thể tách ra làm 2, một trụ tại Iraq và Syria và một mạng lưới khủng bố ngầm ở châu Âu.

6. Tổng thống Brazil ngày 20/4 cho biết, bà sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trước nguy cơ bị Quốc hội nước này luận tội ngày càng lớn.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff dự kiến đưa ra những kháng nghị của mình khi tham dự Lễ ký Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu tại New York, Mỹ vào ngày 22/4. 

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff. (Nguồn: AFP).

Hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với bà Rousseff cho biết, lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ sẽ lên án cái mà bà gọi là “cuộc đảo chính không tiếng súng” nhằm lật đổ bà.

Tổng thống Brazil cũng cho rằng, việc luận tội bà mang động cơ phân biệt giới tính, phân biệt đối xử với phụ nữ.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đang phải đối mặt với những cáo buộc làm đẹp số liệu thống kê, cụ thể là hạ thấp thâm hụt ngân sách để tạo thuận lợi trong chiến dịch tái tranh cử./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Ngoại giao Anh chỉ trích Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Anh chỉ trích Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông

VOV.VN - Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh cho rằng “tình hình căng thẳng ở Biển Đông là do hành động cứng rắn của Trung Quốc tạo ra”.

Bộ Ngoại giao Anh chỉ trích Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao Anh chỉ trích Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông

VOV.VN - Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh cho rằng “tình hình căng thẳng ở Biển Đông là do hành động cứng rắn của Trung Quốc tạo ra”.

Thế giới 24h: Mỹ- Trung “tranh cãi nảy lửa” quanh vấn đề Biển Đông
Thế giới 24h: Mỹ- Trung “tranh cãi nảy lửa” quanh vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Hôm 18/4, quân đội Mỹ bày tỏ phản đôí về việc Trung Quốc hạ cánh máy bay quân sự trên bãi đá Chữ Thập và sau đó Trung Quốc đã lên tiếng "biện minh". 

Thế giới 24h: Mỹ- Trung “tranh cãi nảy lửa” quanh vấn đề Biển Đông

Thế giới 24h: Mỹ- Trung “tranh cãi nảy lửa” quanh vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Hôm 18/4, quân đội Mỹ bày tỏ phản đôí về việc Trung Quốc hạ cánh máy bay quân sự trên bãi đá Chữ Thập và sau đó Trung Quốc đã lên tiếng "biện minh". 

Mỹ-Việt Nam chia sẻ lợi ích trong việc đảm bảo an ninh ở Biển Đông
Mỹ-Việt Nam chia sẻ lợi ích trong việc đảm bảo an ninh ở Biển Đông

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken tuyên bố, Mỹ và Việt Nam chia sẻ lợi ích chung trong việc bảo đảm an ninh và ổn định ở Biển Đông.

Mỹ-Việt Nam chia sẻ lợi ích trong việc đảm bảo an ninh ở Biển Đông

Mỹ-Việt Nam chia sẻ lợi ích trong việc đảm bảo an ninh ở Biển Đông

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken tuyên bố, Mỹ và Việt Nam chia sẻ lợi ích chung trong việc bảo đảm an ninh và ổn định ở Biển Đông.

Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông
Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông

VOV.VN -Về vấn đề Biển Đông, đại sứ khẳng định hai nước cần hợp tác chặt chẽ phối hợp với các nước cùng lên tiếng trên các diễn đàn quốc tế và ASEAN.

Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông

Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông

VOV.VN -Về vấn đề Biển Đông, đại sứ khẳng định hai nước cần hợp tác chặt chẽ phối hợp với các nước cùng lên tiếng trên các diễn đàn quốc tế và ASEAN.

Nguy cơ Biển Đông trở thành “đấu trường” giữa Mỹ và Trung Quốc?
Nguy cơ Biển Đông trở thành “đấu trường” giữa Mỹ và Trung Quốc?

VOV.VN -Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang biến khu vực này thành “đấu trường” trong cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nguy cơ Biển Đông trở thành “đấu trường” giữa Mỹ và Trung Quốc?

Nguy cơ Biển Đông trở thành “đấu trường” giữa Mỹ và Trung Quốc?

VOV.VN -Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang biến khu vực này thành “đấu trường” trong cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.