Về xứ Huế thăm những phủ đệ uy nghi

VOV.VN - Trong dòng chảy di sản văn hóa triều Nguyễn, Phủ đệ là những công trình kiến trúc độc đáo, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

Phủ đệ xứ Huế còn là nơi ẩn giấu bóng dáng nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế một cách sâu đậm...
Cổng phủ thờ Tuy Lý Vương. 
Hoa văn trang trí ở phủ đệ đa dạng về kiến trúc và phong phú về đề tài, được thể hiện trên nhiều chất liệu như chạm khắc gỗ, nề vữa, khảm sành sứ.
Sau khi những vị Hoàng tử, Công chúa qua đời thì phủ đệ trở thành phủ thờ. Mỗi phủ đệ đều có tên gọi riêng dựa trên tước phong của chủ nhân.
Phủ Tuy Lý Vương đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
Phủ Tuy Lý Vương là một trong những phủ thờ đẹp nhất còn lại nguyên vẹn ở Huế.
Lối vào phủ đệ là một con đường uốn lượn giữa hai hàng chè tàu và hai hàng cau, tiếp đến là bình phong đủ để che chắn cho ngôi nhà khỏi mọi tai ương đến từ bên ngoài.
Với các Công chúa thì  nơi ở của họ thường gọi theo danh hiệu của nhà vua ban cho như: An Thường Công Chúa đệ, Ngọc Lâm công chúa đệ, trong ảnh là phủ Ngọc Sơn công chúa.
Với các Hoàng tử tên gọi được đặt theo tên huyện của các tỉnh mà họ được nhà vua phong tước như: Tùng Thiện vương phủ, Tuy Lý vương phủ, trong ảnh là Gia Hưng vương phủ.
Vì danh phận cao quý của các ông Hoàng, bà Chúa nên phủ đệ có đặc điểm là cổng lớn, thành cao, nhà rường đẹp.
Phủ đệ là nơi trung chuyển, lan tỏa lối sống và văn hóa cung đình đến với dân gian, từ đó góp phần hình thành nên tính cách con người xứ Huế, pha lẫn tính cách lịch lãm và đài các của xứ Thần Kinh.
Đây là chốn hội tụ của giới văn nghệ sĩ xứ Huế đương thời, nơi gặp gỡ của các tao nhân mặc khách đến ngâm vịnh, thơ ca.
Những ngôi phủ đệ thể hiện sự kết hợp giữa kiến trúc và cảnh quan một cách dụng ý tuân theo quy luật phong thủy.
Phủ đệ được tạo dựng nhờ tài năng và công sức của những nghệ nhân cung đình và sử dụng những vật liệu địa phương quý hiếm.
Kiến trúc phủ đệ giống như một kinh thành Huế thu nhỏ có bình phong thay núi Ngự, bể nước thay dòng Hương...
Kiến trúc chính là một ngôi nhà rường thường có 3 gian 2 chái, mái lợp ngói liệt. Phòng thờ tự ở gian chính trung, nơi tiếp khách trong nhà chủ yếu là gian trước chính giữa hoặc đông phòng.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chùm ảnh: Đại Nội Huế lung linh về đêm
Chùm ảnh: Đại Nội Huế lung linh về đêm

VOV.VN -Tối 22/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lần đầu tiên mở cửa Đại nội Huế về đêm để đón du khách tham quan thường xuyên.

Chùm ảnh: Đại Nội Huế lung linh về đêm

Chùm ảnh: Đại Nội Huế lung linh về đêm

VOV.VN -Tối 22/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lần đầu tiên mở cửa Đại nội Huế về đêm để đón du khách tham quan thường xuyên.

Toàn cảnh cố đô Huế nhìn từ trên cao
Toàn cảnh cố đô Huế nhìn từ trên cao

VOV.VN - Được một lần ngắm quê hương từ trên trời cao luôn là ước mơ của những người yêu xứ Huế. 

Toàn cảnh cố đô Huế nhìn từ trên cao

Toàn cảnh cố đô Huế nhìn từ trên cao

VOV.VN - Được một lần ngắm quê hương từ trên trời cao luôn là ước mơ của những người yêu xứ Huế. 

Lung linh sắc sen hồng xứ Huế
Lung linh sắc sen hồng xứ Huế

VOV.VN -Cứ trung tuần tháng 5, cố đô Huế lại ngập tràn sắc sen, loài hoa được gọi là Quốc hoa. 

Lung linh sắc sen hồng xứ Huế

Lung linh sắc sen hồng xứ Huế

VOV.VN -Cứ trung tuần tháng 5, cố đô Huế lại ngập tràn sắc sen, loài hoa được gọi là Quốc hoa. 

Chùm ảnh: Huế lung linh, rực rỡ trong Đại lễ Phật Đản 2017
Chùm ảnh: Huế lung linh, rực rỡ trong Đại lễ Phật Đản 2017

VOV.VN - Những ngày này, các trục đường chính ở xứ Huế lung linh hình ảnh cờ Phật và đèn lồng được trang hoàng nhằm chào mừng Tuần lễ Phật đản 2017

Chùm ảnh: Huế lung linh, rực rỡ trong Đại lễ Phật Đản 2017

Chùm ảnh: Huế lung linh, rực rỡ trong Đại lễ Phật Đản 2017

VOV.VN - Những ngày này, các trục đường chính ở xứ Huế lung linh hình ảnh cờ Phật và đèn lồng được trang hoàng nhằm chào mừng Tuần lễ Phật đản 2017