Mỹ - Trung và “cuộc chiến” trong lòng Biển Đông

VOV.VN - Trong khi cả thế giới dõi theo phán quyết của PCA, Mỹ và Trung Quốc vẫn âm thầm cạnh tranh về năng lực của lực lượng tàu ngầm ở Biển Đông.

Ở thời điểm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) chuẩn bị ra phán quyết về vụ Phillipines kiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh vẫn không giấu diếm tham vọng kiểm soát nhiều hơn các rạn san hô, bãi đá ở Biển Đông.

Trung Quốc đã và đang tiếp tục bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. (Ảnh: Reuters)

Chuyên gia Alexander Neill tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London cho rằng, những động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là trọng tâm trong kế hoạch của nước này nhằm phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân đủ khả năng vươn ra Thái Bình Dương.

Trong quá khứ, Trung Quốc luôn có xu hướng xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng quy mô hoành tráng mà có thể kể ở đây là Vạn Lý Trường Thành hay đập Tam Hiệp. Trung Quốc hiện cũng đang nuôi tham vọng làm điều tương tự ở Biển Đông bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi các căn cứ tiền đồn ở Biển Đông – nơi cách đây hai năm chỉ là các mỏm đá, bãi cát hay rạn san hô.

Sự chú ý của cộng đồng quốc tế tập trung vào việc tại sao Bắc Kinh lại đẩy nhanh quy mô các hoạt động bồi lấp trái phép của họ như vậy. Đã có những suy đoán rằng, Trung Quốc sở dĩ tăng tốc hoạt động nói trên là để đón đầu phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA, tạo “sự đã rồi” ở Biển Đông.

“Mưu đồ kép” của Trung Quốc ở Biển Đông

Theo chuyên gia Alexander Neill, việc xây dựng đảo trái phép ở Biển Đông phục vụ “mưu đồ kép” của Trung Quốc, đó là một mặt hiện thực hóa yêu sách vô căn cứ về chủ quyền trong khi mặt khác tăng cường sự hiện diện liên tục của  nước này cả về quân sự và dân sự ở Biển Đông.

Trung Quốc bao biện rằng, ngoài  việc triển khai các biện pháp cần thiết bảo vệ cho các đảo bồi lấp ở Biển Đông, họ cũng xây dựng các công trình cộng cộng khác. Trung Quốc đã xây dựng hải đăng và bệnh viện trên đá Chữ Thập và thậm chí có thể đặt cả cơ quan hành chính trên các đảo nhân tạo.

Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi mà những gì chúng ta nhìn thấy và mưu đồ nguy hiểm hơn của Trung Quốc lại đang nằm ở sâu dưới mặt biển.

Trung Quốc biến những hòn đảo bồi lấp trái phép thành những tiền đồn hòng hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông. (Ảnh: Getty)

Trên thực tế, mối quan tâm đặt ra trong bối cảnh hiện nay đối với quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là bịt những lổ hổng của hệ thống vũ khí hạt nhân được triển khai trên đất liền cũng như khả năng đáp trả khi bị tấn công. Và để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc quyết định trang bị một số đầu đạn hạt nhân cho tàu ngầm

Cách đây hai năm, Trung Quốc lần đầu tiên triển khai tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Jin. Mỗi tàu này được trang bị 12 tên lửa hạt nhân JL-2.

Trung Quốc tham vọng vươn ra Thái Bình Dương

Hiện nay, các tàu này đang làm nhiệm vụ tuần tra trong lòng Biển Đông nhưng để có thể vươn tầm ngắm đến lãnh thổ Mỹ, các tàu ngầm của Trung Quốc phải có khả năng tiếp cận Thái Bình Dương.

Giới phân tích cho rằng, để có thể đạt được điều này, tàu ngầm Trung Quốc phải rời khỏi căn cứ trên đảo Hải Nam, băng qua Biển Đông để đến Thái Bình Dương mà không bị phát hiện. Lầu Năm Góc tin rằng, chuyến tuần tra đầu tiên của tàu ngầm Trung Quốc ở Thái Bình Dương sẽ xảy ra trong năm nay.

Một vùng rộng lớn phía nam Biển Đông khá nông, có độ sâu chưa tới 100 m. Tuy nhiên, khu vực tiếp giáp với yêu sách "đường 9 đoạn" phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông, địa hình thềm lục địa trũng xuống khoảng 4.000 m, cung cấp môi trường hoạt động tốt hơn cho tàu ngầm.

Đó chính là lý do tại sao một số chuyên gia tin rằng, Trung Quốc sẽ hiện thực hóa mưu đồ biến vùng nước sâu ở Biển Đông thành pháo đài cho các tàu ngầm của họ trong tương lai.

Trong những năm gần đây, khu vực nước sâu ở Biển Đông đã trở thành sân khấu chính để Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực.

Tàu ngầm của Trung Quốc. (Ảnh: Getty)

Nguy cơ Mỹ - Trung xảy ra chiến tranh Lạnh

Đầu năm 2009, các đánh cá của  Trung Quốc đã áp sát tàu Mỹ USNS Impeccable tại Biển Đông với ý định cắt cáp nối thiết bị định vị dưới nước. Cũng trong năm đó, một tàu ngầm Trung Quốc đâm vào thiết bị định vị âm thanh dưới nước của tàu khu trục hải quân Mỹ USS John S. McCain hoạt động gần vịnh Subic, ngoài khơi bờ biển Philippines.

Tham vọng của Trung Quốc dường như không có điểm dừng khi họ đang muốn tăng cường năng lực săn ngầm mà minh chứng cụ thể là mới đây nhất, ngày 8/6, Hải quân nước này cho hạ thủy tàu khu trục Type 056A và rêu rao rằng loại tàu chiến hiện đại có khả năng săn ngầm sẽ hoạt động ở Biển Đông.

Là nước có lợi ích trong khu vực, Mỹ nhiều lần khẳng định họ có trách nhiệm duy trì an ninh, ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương và rõ ràng, Washington sẽ không bao giờ cho phép Bắc Kinh tạo “luật chơi” cho riêng mình ở khu vực này.

Trong một bài phát biểu gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết, Washington sẽ chi 8 tỷ USD để đảm bảo khả năng răn đe của lực lượng tàu ngầm nước này, trong đó bao gồm cả việc triển khai các tàu ngầm không người lái trong khu vực.

Theo các chuyên gia quân sự, Trung Quốc đang “bắt chước” những gì mà Mỹ và các đồng minh đã làm trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, đó là triển khai mạng lưới thiết bị theo dõi dưới đáy biển để nghe lén tàu ngầm Nga. Trung Quốc đang làm điều tương tự từ các căn cứ trái phép ở Biển Đông.

Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, những đảo Trung Quốc bồi lấp trái phép ở Biển Đông đều tua tủa những cảm biến tiên tiến gồm: hệ thống radar và các trạm thông tin liên lạc vệ tinh, tất cả đều nhằm mục đích giúp Hải quân Trung Quốc tăng cường khả năng nhận thức tình huống trên mặt biển cũng như trong lòng biển sâu.

Loại công nghệ nói trên cũng có thể nhằm mục đích cung cấp khả năng liên lạc giữa trung tâm chỉ huy với các lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Điều này không chỉ giúp tàu ngầm tránh bị phát hiện mà còn giúp xác định bất cứ mối đe dọa nào./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại trưởng Philippines lên tiếng về Biển Đông
Ngoại trưởng Philippines lên tiếng về Biển Đông

Trước khi Tòa Trọng tài Quốc tế ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines tiết lộ các cách thức nước này phản ứng với kết quả.

Ngoại trưởng Philippines lên tiếng về Biển Đông

Ngoại trưởng Philippines lên tiếng về Biển Đông

Trước khi Tòa Trọng tài Quốc tế ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines tiết lộ các cách thức nước này phản ứng với kết quả.

The Diplomat: ASEAN cần đoàn kết sau phán quyết PCA về Biển Đông
The Diplomat: ASEAN cần đoàn kết sau phán quyết PCA về Biển Đông

Thediplomat.com nhấn mạnh AMM 49 sẽ tạo áp lực cho các nước ASEAN có quan điểm không đồng thuận về Biển Đông trước sức ép Trung Quốc.

The Diplomat: ASEAN cần đoàn kết sau phán quyết PCA về Biển Đông

The Diplomat: ASEAN cần đoàn kết sau phán quyết PCA về Biển Đông

Thediplomat.com nhấn mạnh AMM 49 sẽ tạo áp lực cho các nước ASEAN có quan điểm không đồng thuận về Biển Đông trước sức ép Trung Quốc.

LHQ hối thúc Trung Quốc dùng giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông
LHQ hối thúc Trung Quốc dùng giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ngày 7/7, khẳng định với Trung Quốc sự cần thiết sử dụng giải pháp hòa bình cho các vấn đề trên Biển Đông.

LHQ hối thúc Trung Quốc dùng giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông

LHQ hối thúc Trung Quốc dùng giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ngày 7/7, khẳng định với Trung Quốc sự cần thiết sử dụng giải pháp hòa bình cho các vấn đề trên Biển Đông.

CSIS thông báo về Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6
CSIS thông báo về Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) sẽ tổ chức Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 vào ngày 12/7 tới.

CSIS thông báo về Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6

CSIS thông báo về Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) sẽ tổ chức Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 vào ngày 12/7 tới.

Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông: Vụ kiện Thế kỷ   ​
Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông: Vụ kiện Thế kỷ ​

VOV.VN - Ngày 12/7, Tòa PCA sẽ ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông- vụ kiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.

Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông: Vụ kiện Thế kỷ   ​

Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông: Vụ kiện Thế kỷ ​

VOV.VN - Ngày 12/7, Tòa PCA sẽ ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông- vụ kiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.