Bên trong thị trấn ma lớn nhất thế giới ở quê hương Thành Cát Tư Hãn

Được xây dựng từ năm 2000 tại Trung Quốc dự tính là nơi cư trú của hơn một triệu cư dân nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 100.000 người sinh sống.

Mọc lên từ sa mạc rộng lớn miền bắc Trung Quốc, Ordos trước đây chỉ là một thị trấn nghèo tại vùng Nội Mông, quê hương của Khả hãn vĩ đại Thành Cát Tư Hãn. Những năm đầu thế kỷ 21, khi cơn bão khai thác than kéo đến, chính phủ Trung Quốc quyết định đầu tư một tỷ USD vào việc phát triển thành phố, nhằm biến nơi đây thành chỗ cư trú của hơn một triệu dân cư.
Tuy nhiên, nơi đây đã không có được sự phồn hoa, tấp nập như dự kiến. Ngược lại, nó trở thành một khu đô thị hiện đại nhưng hoang vắng, mà theo lời của nhiếp ảnh gia Pháp Raphael Olivier, “Ordos thật đẹp nhưng cũng đầy mâu thuẫn”.
Ordos là tổng hoà của những khối kiến trúc tuyệt tác và có quy mô lớn chưa từng thấy. Olivier chia sẻ: “Người nước ngoài chúng tôi coi đây như một thành phố bỏ hoang, không người sinh sống, nhưng với Trung Quốc, họ nhìn Ordos như một nơi vẫn còn đang trong quá trình phát triển”.
Tháng 11/2009, trước tình hình có quá nhiều tòa nhà bị “bỏ rơi”, tạp chí Times đã bình chọn nơi này là “thị trấn ma lớn nhất thế giới” với diện tích lên đến 335 km2.
Để cứu vãn tình hình, chính quyền thành phố ngày càng nỗ lực thu hút người dân đến Ordos cùng nhiều chính sách hấp dẫn như mức bồi thường hào phóng, giá nhà giảm một nửa hay quảng bá trên phim ảnh. Nhiều cuộc thi lớn trong và ngoài nước cũng được đưa về đây tổ chức như cuộc thi Hoa hậu Thế giới hay Thế vận hội của các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Những sáng kiến hồi sinh Ordos đạt được một số thành công nhất định.
Hiện Ordos có hơn 100.000 người sinh sống. Sự tăng trưởng đáng kể từ con số 0 nhưng vẫn chỉ như muối bỏ bể so với số lượng chỗ ở thực tế mà Ordos cung cấp.
Tuy nhiên, những toà kiến trúc độc đáo đang trở thành điểm thu hút du khách trong nước. Họ tìm về đây để thưởng thức cảnh quan đô thị trong lành, tránh xa không khí ô nhiễm của các thành phố lớn.
Dù vậy, lượng người tới đây dường như vẫn chưa thấm vào đâu so với diện tích quá lớn của Ordos.
Ngoài ra, do không được tu sửa và dọn dẹp thường xuyên, một số toà nhà đã có dấu hiệu xuống cấp, làm lộ ra vẻ hoang tàn. 12 toà kiến trúc cũng chưa được hoàn thành và bị bỏ hoang quanh thành phố.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảm giác khó tả ở “Thị trấn ma” Chernobyl 2016
Cảm giác khó tả ở “Thị trấn ma” Chernobyl 2016

VOV.VN - Nhiếp ảnh gia Gleb Garanich của hãng Reuters vừa có chuyến đi tới "Thị trấn ma" Chernobyl và ghi lại cảm giác khó tả của mình bằng những bức ảnh.

Cảm giác khó tả ở “Thị trấn ma” Chernobyl 2016

Cảm giác khó tả ở “Thị trấn ma” Chernobyl 2016

VOV.VN - Nhiếp ảnh gia Gleb Garanich của hãng Reuters vừa có chuyến đi tới "Thị trấn ma" Chernobyl và ghi lại cảm giác khó tả của mình bằng những bức ảnh.

Lạnh người những “Thị trấn ma” sau thảm họa kép ở Nhật Bản
Lạnh người những “Thị trấn ma” sau thảm họa kép ở Nhật Bản

VOV.VN - Nhiếp ảnh gia Arkadiusz Podniesinski vừa có chuyến tham quan hàng loạt những "thị trấn ma" ở Nhật Bản - 5 năm sau thảm họa động đất sóng thần.

Lạnh người những “Thị trấn ma” sau thảm họa kép ở Nhật Bản

Lạnh người những “Thị trấn ma” sau thảm họa kép ở Nhật Bản

VOV.VN - Nhiếp ảnh gia Arkadiusz Podniesinski vừa có chuyến tham quan hàng loạt những "thị trấn ma" ở Nhật Bản - 5 năm sau thảm họa động đất sóng thần.

Đột nhập “thị trấn ma” ở thành phố Fukushima sau thảm họa hạt nhân
Đột nhập “thị trấn ma” ở thành phố Fukushima sau thảm họa hạt nhân

VOV.VN -Bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ cùng lệnh cấm của chính quyền địa phương, nhiếp ảnh gia Keow Wee Loong đã "đột nhập" vào thành phố Fukushima (Nhật Bản).

Đột nhập “thị trấn ma” ở thành phố Fukushima sau thảm họa hạt nhân

Đột nhập “thị trấn ma” ở thành phố Fukushima sau thảm họa hạt nhân

VOV.VN -Bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ cùng lệnh cấm của chính quyền địa phương, nhiếp ảnh gia Keow Wee Loong đã "đột nhập" vào thành phố Fukushima (Nhật Bản).