Chủ tịch nước: 'Giảng viên phải là gương sáng cho sinh viên noi theo'

VOV.VN-Chủ tịch nước: Giảng viên phải là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo; xác định đúng vị trí, trách nhiệm đối với việc dạy “chữ”, dạy “người”...

Sáng nay (3/10), tại TPHCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang có buổi nói chuyện với sinh viên Trường Đại học Quốc gia TPHCM với chủ đề “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Thời cơ phát triển và các thách thức phi truyền thống” nhân lễ khai khóa Đại học Quốc gia TP HCM 2016.

Với Chủ đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Thời cơ phát triển và các thách thức an ninh phi truyền thống” Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã phân tích bối cảnh ra đời, đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những và những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói chuyện với sinh viên ĐHQG TPHCM.

Chủ tịch nước cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp độ: Toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia. Các tác động này mang tính tích cực trong dài hạn song cũng tạo ra nhiều thách thức trong ngắn hạn và trung hạn. Đặc biệt, về mặt kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động mạnh mẽ đến sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức - “thông minh”.

Các thành tựu mới của khoa học - công nghệ được ứng dụng để tối ưu hóa quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng và quản lý, quản trị... Trong sự phát triển đó có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chủ tịch nước cho biết, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, do đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động mạnh đến Việt Nam, cả tích cực cũng như bất lợi. Vì vậy, việc thế giới mới khởi phát cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội rất quý giá mà Việt Nam không có được trong suốt 30 năm qua để nhanh chóng đón bắt, tiến thẳng vào lĩnh vực công nghiệp mới, tranh thủ các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn. Đặc biệt, trong trung hạn và dài hạn, số lao động phổ thông ở nước ta sẽ chịu tác động mạnh mẽ của quá trình tự động hóa đang tăng tốc ở các nước phát triển.

Nêu dẫn chứng trong báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế công bố tháng 7/2016, Chủ tịch nước cho biết, Việt Nam có đến 86% lao động trong các ngành dệt may và giày dép có nguy cơ cao mất việc dưới tác động của những đột phá về công nghệ do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại. Tỷ lệ rất lớn này sẽ chuyển thành con số thiệt hại tuyệt đối rất lớn vì dệt may và giày dép lại là các ngành đang tạo việc làm cho khoảng gần 2,3 triệu người, trong đó khoảng 78% là lao động nữ làm việc trong ngành dệt may.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, tiềm năng phát triển của Việt Nam hiện nay còn rất lớn, chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, song thách thức đặt ra với nước ta là làm sao tranh thủ phát huy tối đa và hiệu quả các tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, Việt Nam sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến, sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ngược lại, nếu không có chiến lược phù hợp thông qua đổi mới giáo dục, đào tạo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển khoa học - công nghệ thì sức ép đối với phát triển của Việt Nam còn lớn hơn nhiều, khoảng cách giữa nước ta với các nước phát triển sẽ ngày càng tăng.

Chủ tịch nước cho rằng, bên cạnh những lợi ích và cơ hội to lớn, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đang đặt ra những thách thức gay gắt, đặc biệt là thách thức an ninh phi truyền thống. Theo Chủ tịch nước, nếu an ninh truyền thống coi an ninh quốc gia là bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa hoặc tấn công quân sự cả từ bên ngoài và bên trong, thì an ninh phi truyền thống - ngoài việc bảo vệ chủ quyền quốc gia - còn bao gồm cả việc bảo vệ con người (cá nhân) và cộng đồng trước những mối đe dọa và nhân tố mang tính xuyên quốc gia, phi chính trị, phi quân sự.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, hiện nay, bên cạnh những thách thức an ninh truyền thống, đất nước ta đang phải đối mặt với những nguy cơ an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh thông tin, an ninh mạng, an ninh kinh tế, an ninh nguồn nước, năng lượng, lương thực, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Chủ tịch nước khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và kịp thời đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp ứng phó có hiệu quả với các nguy cơ an ninh phi truyền thống. Trong đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định sự cần thiết của việc “sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”.

Chủ tịch nước nêu rõ, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet nhanh nhất thế giới, tốc độ ứng dụng và phát triển Internet ngày càng tăng nhưng cũng đặt ra những nguy cơ, thách thức, tiềm ẩn những yếu tố đe doạ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Các thế lực thù địch, phản động triệt để sử dụng mạng viễn thông, internet để tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, gây rối, bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền, thay đổi thể chế chính trị ở nước ta. Hoạt động tình báo mạng, tội phạm mạng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng.

Hệ thống mạng thông tin quốc gia, nhất là hệ thống mạng thông tin của các cơ quan, tổ chức trọng yếu vẫn sẽ là mục tiêu tấn công xâm nhập của tin tặc nước ngoài; nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin, lộ, lọt bí mật nhà nước sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không có giải pháp phòng, chống hữu hiệu.

Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Trước tình hình đó, chúng ta cần thấu suốt một luận điểm cực kỳ quan trọng: Công tác bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin quốc gia, phòng, chống vi phạm và tội phạm mạng là cuộc đấu tranh của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, là một bộ phận trọng yếu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, của các cấp, các ngành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, chúng ta phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin quốc gia. Đây là quan điểm, tư tưởng cơ bản, xuyên suốt, là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia nói chung, bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin quốc gia nói riêng”.

Chủ tịch nước khẳng định, để đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam với thế giới, bên cạnh việc khai thác tiềm lực của công nghệ thông tin, viễn thông, internet, cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược tổng thể, toàn diện, phát triển công nghệ về bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia Việt Nam. Đồng thời cần tăng cường các giải pháp phòng ngừa, đối phó hiệu quả với các nguy cơ đe dọa từ không gian mạng, góp phần bảo vệ chủ quyền, lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Cùng với đó cần nâng cao nhận thức, kiến thức bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân khi tham gia vào môi trường mạng để xây dựng môi trường thông tin, môi trường mạng lành mạnh, tạo sức đề kháng trước những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, phá hoại của các thế lực thù địch, phản động và tội phạm mạng.

Theo Chủ tịch nước, để xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có nhiều giải pháp và công việc cần làm, trong đó giải pháp quan trọng là nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.  Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đại học Quốc gia TP HCM là một tổ hợp giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, một hệ thống các trường đại học thành viên, các viện nghiên cứu và đơn vị chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực.

Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục - đào tạo, giữ vững vai trò là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước, Chủ tịch nước đề nghị Đại học Quốc gia TPHCM cần quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục - đào tạo; phải là nơi thu hút nhân tài, hội tụ của trí tuệ xuất sắc trong giới khoa học, nghiên cứu và giảng dạy.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, chất lượng công tác giáo dục - đào tạo có mối quan hệ mật thiết với chất lượng nghiên cứu khoa học và sự kết nối với các doanh nghiệp. Vì vậy, Chủ tịch nước mong muốn Đại học Quốc gia TP HCM cần tạo điều kiện để giảng viên, các nhà khoa học và sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ gắn kết chặt chẽ với quá trình sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp; chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm với các trường đại học danh tiếng ở các nước trong khu vực và trên thế giới.

Giảng viên phải là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo; xác định đúng vị trí, vai trò, trách nhiệm đối với việc dạy “chữ”, dạy “người”, truyền cho sinh viên niềm say mê học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo, chủ động trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sinh viên phải luôn tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu để phục vụ đất nước và vì tương lai của chính mình.

Với truyền thống “Dạy tốt - Học tốt”, lá cờ đầu của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, Chủ tịch nước tin tưởng và mong muốn các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và các em sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM tiếp tục nỗ lực phấn đấu, phát huy hết tài năng và trí tuệ, niềm đam mê khoa học, khát khao khám phá để làm tốt vai trò đầu tàu đại học chất lượng cao, đón bắt tinh hoa tri thức của nhân loại thời đại cách mạng công nghệ mới. Qua đó góp phần nâng tầm tri thức và giá trị Việt Nam sánh vai với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.”

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đánh trống khai giảng năm học mới 2016 của Đại học Quốc gia TPHCM./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãnh đạo TPHCM dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lãnh đạo TPHCM dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh

VOV.VN - Đoàn lãnh đạo do Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng dẫn đầu đã dâng hương, dâng hoa trước Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo TPHCM dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo TPHCM dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh

VOV.VN - Đoàn lãnh đạo do Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng dẫn đầu đã dâng hương, dâng hoa trước Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khoá 10
Khai mạc Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khoá 10

VOV.VN -Sáng 24/9, Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khoá 10 khai mạc. Ông Đinh La Thăng-Uỷ viên Bộ Chính trị-Bí thư Thành uỷ chủ trì hội nghị.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khoá 10

Khai mạc Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khoá 10

VOV.VN -Sáng 24/9, Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khoá 10 khai mạc. Ông Đinh La Thăng-Uỷ viên Bộ Chính trị-Bí thư Thành uỷ chủ trì hội nghị.

Chủ tịch HĐND TPHCM: “Cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu“
Chủ tịch HĐND TPHCM: “Cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu“

VOV.VN - Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, vấn đề cải cách hành chính và đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Chủ tịch HĐND TPHCM: “Cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu“

Chủ tịch HĐND TPHCM: “Cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu“

VOV.VN - Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, vấn đề cải cách hành chính và đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình làm việc với Quận ủy Quận 1, TPHCM
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình làm việc với Quận ủy Quận 1, TPHCM

VOV.VN - Phó Thủ tướng yêu cầu Quận ủy Quận 1 tiếp tục làm tốt công tác phòng ngừa tham nhũng và đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình làm việc với Quận ủy Quận 1, TPHCM

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình làm việc với Quận ủy Quận 1, TPHCM

VOV.VN - Phó Thủ tướng yêu cầu Quận ủy Quận 1 tiếp tục làm tốt công tác phòng ngừa tham nhũng và đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức

TPHCM bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp Sở
TPHCM bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp Sở

VOV.VN - 4 Phó Chủ tịch UBND TPHCM gồm các ông, bà: Lê Thanh Liêm, Lê Văn Khoa, Trần Vĩnh Tuyến, Huỳnh Cách Mạng và bà Nguyễn Thị Thu.

TPHCM bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp Sở

TPHCM bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp Sở

VOV.VN - 4 Phó Chủ tịch UBND TPHCM gồm các ông, bà: Lê Thanh Liêm, Lê Văn Khoa, Trần Vĩnh Tuyến, Huỳnh Cách Mạng và bà Nguyễn Thị Thu.

Chủ tịch TPHCM: “Để xảy ra 1 sự cố là mang tiếng dài dài”
Chủ tịch TPHCM: “Để xảy ra 1 sự cố là mang tiếng dài dài”

Đó là quán triệt của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong trong buổi họp chuẩn bị cho 1 tuần lễ TPHCM liên tiếp tổ chức các hoạt động đối ngoại lớn.

Chủ tịch TPHCM: “Để xảy ra 1 sự cố là mang tiếng dài dài”

Chủ tịch TPHCM: “Để xảy ra 1 sự cố là mang tiếng dài dài”

Đó là quán triệt của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong trong buổi họp chuẩn bị cho 1 tuần lễ TPHCM liên tiếp tổ chức các hoạt động đối ngoại lớn.

Chủ tịch UBND TPHCM bổ nhiệm 2 Giám đốc Sở mới
Chủ tịch UBND TPHCM bổ nhiệm 2 Giám đốc Sở mới

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ được điều về làm Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM; Ông Nguyễn Hữu Việt, giữ chức vụ giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao 

Chủ tịch UBND TPHCM bổ nhiệm 2 Giám đốc Sở mới

Chủ tịch UBND TPHCM bổ nhiệm 2 Giám đốc Sở mới

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ được điều về làm Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM; Ông Nguyễn Hữu Việt, giữ chức vụ giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao