Phán quyết lịch sử về Biển Đông

VOV.VN - Phán quyết từ PCA về vụ kiện mang tính lịch sử tại vùng biển có nhiều tranh chấp chồng chéo của thế giới được dư luận đặc biệt chú ý.

Chiều 12/7, Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước của LHQ về Luật biển 1982 vừa công bố phán quyết về vụ kiện giữa Philipines và Trung Quốc. Đây là phán quyết mang tính lịch sử tại vùng biển có nhiều tranh chấp chồng chéo của thế giới.

Đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trên bãi đá Mischief Reef- Trường Sa. Ảnh vệ tinh tháng 5/2015. (Ảnh: Reuters).

Trong sự chờ đợi của dư luận toàn thế giới, chiều 12/7, Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước của LHQ về Luật biển 1982 đã công bố phán quyết gồm 497 trang về vụ kiện giữa Philipines và Trung Quốc.

Trong nhiều nội dung mà Tòa ra phán quyết, dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung đó là đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò) và quy chế pháp lý cúa các cấu trúc tại quần đảo Trường Sa.

Về đường chín đoạn, Tòa khẳng định “không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên trong vùng biển nằm trong ‘đường 9 đoạn”.

Đối với quy chế pháp lý các thực thể tại quần đảo Trường Sa, phán quyết nêu rõ “không một cấu trúc nào ở Trường Sa có khả năng duy trì đời sống con người ở đó nên không điểm nào có vùng đặc quyền kinh tế hay vùng thềm lục địa”….

Tòa cũng đồng thời khẳng định rằng, các hành động của Trung Quốc như lấn đất quy mô lớn và xây dựng đảo nhân tạo là không phù hợp với nghĩa vụ của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Các hành động này đã gây ra tác hại không thể khắc phục đối với môi trường biển, phá hủy bằng chứng về điều kiện tự nhiên ở Biển Đông.

Các hành động của Trung Quốc trong việc xây dựng đảo cùng với việc ngăn chặn tàu đánh cá và tàu thăm dò của Philipines là vi phạm quyền chủ quyền của Philipines.

Toà cũng đồng thời khẳng định Trung Quốc đã “gây hại không thể khắc phục môi trường biển”, xây đảo nhân tạo ở vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, và phá huỷ bằng chứng về điều kiện tự nhiên ở Biển Đông bằng hoạt động xây dựng đảo của mình. 

Hiện tại, các quốc gia liên quan đang nghiên cứu kỹ các nội dung trong phán quyết trước khi có phán ứng chính thức về nội dung phán quyết này.

Trong lúc chờ đợi sự phân tích kỹ lưỡng về nội dung phán quyết thì điều có thể khẳng định ngay rằng, phán quyết mà Tòa vừa công bố chiều 12/7 là phán quyết lịch sử khi lần đầu tiên tranh chấp tại Biển Đông được một Tòa án quốc tế ra phán quyết.

Chưa cần bàn đến bên nào có lợi hay thiệt hại từ phán quyết này song điều không thể phủ nhận là việc Tòa ra phán quyết là sự chiến thắng của công lý, thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật được đề cao và rằng, pháp luật quốc tế không phải là những quy định chung chung mà có tác động điều chỉnh thực tế tới các vấn đề cốt lõi trong quan hệ giữa các thực thể trong xã hội ngày nay. Vì lẽ này, pháp luật quốc tế cần phải được nhìn nhận đúng vai trò, cần luôn được tôn trọng.

Phán quyết này cũng cho thấy, pháp luật quốc tế là cơ sở quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp một cách hiệu quả và hòa bình. Tại Biển Đông, vùng biển có nhiều tranh chấp song chưa tranh chấp nào được giải quyết một cách triệt để. Trong bối cảnh đó, phán quyết mà Tòa tuyên bố ngày hôm nay đã cho thấy, mỗi tranh chấp đều có thể tìm ra cách thức giải quyết một cách hòa bình nếu các bên có quyết tâm.

Dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế, phán quyết từ PCA tái khẳng định rằng quan hệ quốc tế trên thế giới ngày nay được xây dựng dựa trên những chuẩn mực, giá trị chung, được toàn thế giới công nhận. Bất kỳ hành động, lý lẽ nào đi ngược lại những quy chuẩn này đều không được chấp nhận.

Phán quyết ngày hôm nay cũng cho thấy, mọi quốc gia đều bình đẳng trước pháp luật. Cho dù là nước nhỏ, hay nước lớn, cho dù là quốc gia có nhiều hay ít ảnh hưởng, giàu hay nghèo thì đều được luật pháp quốc tế nhìn nhận là một thực thể có các quyền và nghĩa vụ như nhau.

Pháp luật quốc tế trông đợi các quốc gia thực thi đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, nhằm đảo bảo một thế giới có trật tự, các mối quan hệ được triển khai trên cơ sở bình đẳng, có như vậy mới đảm bảo duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển.

Luật pháp quốc tế là một biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp, vì thế, nó cũng không thể bị coi là cơ sở, là ngọn nguồn cho mọi hành động làm leo thang căng thẳng. Mọi lý lẽ hòng sử dụng phán quyết mà Tòa đưa ra dựa trên căn cứ pháp luật để làm bàn đạp cho các hành động làm phức tạp thêm tình hình sẽ chỉ là sự nguy biện vụng về, thể hiện rõ sự thiếu trách nhiệm, thiếu tin cậy mà thôi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thế giới 24h: PCA bác “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên Biển Đông
Thế giới 24h: PCA bác “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên Biển Đông

VOV.VN - Chiều 12/7 (giờ Việt Nam), PCA đã ra phán quyết khẳng định, Trung Quốc “không có danh xưng lịch sử” đối với các khu vực ở Biển Đông.

Thế giới 24h: PCA bác “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên Biển Đông

Thế giới 24h: PCA bác “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên Biển Đông

VOV.VN - Chiều 12/7 (giờ Việt Nam), PCA đã ra phán quyết khẳng định, Trung Quốc “không có danh xưng lịch sử” đối với các khu vực ở Biển Đông.

Người Philippines rơi lệ vì sung sướng sau khi có phán quyết từ PCA
Người Philippines rơi lệ vì sung sướng sau khi có phán quyết từ PCA

VOV.VN - Ngày 12/7, PCA ở La Hay đã ra phán quyết cuối cùng của Tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện Trung Quốc, khiến người Philippines sung sướng đến rơi lệ.

Người Philippines rơi lệ vì sung sướng sau khi có phán quyết từ PCA

Người Philippines rơi lệ vì sung sướng sau khi có phán quyết từ PCA

VOV.VN - Ngày 12/7, PCA ở La Hay đã ra phán quyết cuối cùng của Tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện Trung Quốc, khiến người Philippines sung sướng đến rơi lệ.

Nhật Bản: Trung Quốc cần xem xét lại quan điểm về “Đường 9 đoạn”
Nhật Bản: Trung Quốc cần xem xét lại quan điểm về “Đường 9 đoạn”

VOV.VN - Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế ủng hộ các phán quyết của PCA và đề nghị các bên liên quan hành động một cách cẩn trọng

Nhật Bản: Trung Quốc cần xem xét lại quan điểm về “Đường 9 đoạn”

Nhật Bản: Trung Quốc cần xem xét lại quan điểm về “Đường 9 đoạn”

VOV.VN - Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế ủng hộ các phán quyết của PCA và đề nghị các bên liên quan hành động một cách cẩn trọng

Phản ứng đầu tiên của Mỹ về phán quyết từ PCA
Phản ứng đầu tiên của Mỹ về phán quyết từ PCA

VOV.VN -Mỹ đã hối thúc các bên liên quan tránh những tuyên bố hoặc hành động mang tính khiêu khích.

Phản ứng đầu tiên của Mỹ về phán quyết từ PCA

Phản ứng đầu tiên của Mỹ về phán quyết từ PCA

VOV.VN -Mỹ đã hối thúc các bên liên quan tránh những tuyên bố hoặc hành động mang tính khiêu khích.