Thế giới 7 ngày: Ông Obama-Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Hiroshima

VOV.VN -Ông Obama đã trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến thăm Hiroshima, nơi ông kêu gọi xây dựng “một thế giới không có hạt nhân”.

1. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến thăm tới thành phố Hiroshima, nơi 71 năm trước cùng với thành phố Nagasaki chịu thảm họa bom nguyên tử.
Chiều 27/5, phát biểu tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình tại Hiroshima (Nhật Bản), Tổng thống Mỹ Obama nói: “71 năm trước, trong một sáng không gợn mây, cái chết đã từ trên trời ập xuống và thế giới đã thay đổi từ thời điểm đó”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Công viên Tưởng niệm Hòa bình tại Hiroshima. (Ảnh: Getty)

Ông Obama nói: "Chúng tôi đến đây để nhớ về một loại vũ khí khủng khiếp được thả xuống vào một thời điểm không xa trong quá khứ. Chúng tôi đến để khóc thương cho những người đã thiệt mạng”.

Tổng thống Obama cũng kêu gọi chấm dứt những cuộc chiến tranh phi nghĩa dù thừa nhận rằng, bạo lực luôn tồn tại trong lịch sử loài người.

Ông Sunao Tsuboi, một người may mắn sống sót sau thảm họa bom nguyên tử, có mặt tại chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, phát biểu: “Chúng tôi không cần ông ấy xin lỗi. Tôi chỉ hy vọng rằng ông ấy sẽ hiện diện tại Hiroshima và mang đến những điều tốt đẹp cho nhân loại. Tôi muốn chung tay với những người hiểu rõ sức mạnh của lý trí và biết vượt qua sự thù hận”.

2. Chiều 27/5, các nhà lãnh đạo G7 đã thông qua Tuyên bố chung Ise Shima, bế mạc Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 42 tại thành phố Ise Shima, Nhật Bản.

Hội nghị thượng đỉnh G7 và Hội nghị G7 mở rộng đã kết thúc tốt đẹp. (Ảnh: Getty)

Tuyên bố chung thể hiện nhất trí cao của lãnh đạo các nước G7 trên tất cả các chủ đề đã thảo luận trong hai ngày 26-27/5. Tuyên bố chung đề cập đến hàng loạt các vấn đề nổi cộm như phát triển kinh tế, tranh chấp lãnh thổ, cuộc chiến chống khủng bố, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và phòng chống dịch bệnh…

Liên quan tới vấn đề an ninh biển, các nước G7 đã tỏ ý lo ngại tình hình tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, ủng hộ mạnh mẽ Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng G7 về an ninh Biển.

Theo đó, lãnh đạo các nước G7 đã thống nhất rằng G7 cần thiết phải giữ vai trò chỉ đạo trong việc đối phó với những hành vi xâm hại giá trị phổ biến và chi phối luật pháp quốc tế.

3. Trước đó, chiều 25/5, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh đã đưa ra phản ứng của nước này trước một thông tin liên quan đến Thủ tướng Nhật.
Phát ngôn viên BNG Trung Quốc, Hoa Xuân Doanh. Ảnh: Koreatimesus.

Theo đó, sau cuộc gặp song phương với Thủ tướng Canada Justin Trudeau trước thềm Hội nghị G7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông báo với báo giới rằng Nhật Bản và Canada cùng chia sẻ mối quan ngại sâu sắc về các hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc tại Biển Đông, nhất là hoạt động xây dựng, cải tạo quy mô lớn và gia tăng quân sự ở Biển Đông.

4. Tối 24/5, các cuộc biểu tình bên ngoài Trung tâm Hội nghị Albuquerque, khu vực nơi tỷ phú Donald Trump vận động tranh cử ở New Mexico đã biến thành bạo động khi những người biểu tình đốt áo, chai nhựa, lật đổ nhiều thùng rác và phá các rào chắn của cảnh sát.

Bạo lực bùng phát bên ngoài Trung tâm Hội nghị Albuquerque. (Ảnh: AP).

Phía bên trong Trung tâm Hội nghị, cuộc vận động tranh cử của ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa cũng liên tục bị gián đoạn khi những người phản đối ông Trump hò hét và giơ biểu ngữ phản đối với thông điệp “Trump là người quân phiệt” và “chúng tôi đã nghe quá đủ”.

Trước đó, ngày 19/5 phát biểu trong cuộc phỏng vấn trên kênh CNN, cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton nhấn mạnh: "Chúng ta cần một người cứng rắn, mạnh mẽ và thông minh để ngồi vào vị trí đó. Tôi đã đi đến kết luận rằng, ông ấy [Trump] không xứng đáng làm Tổng thống Mỹ”. 

5. Ngày 27/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến thăm Hy Lạp đầu tiên trong 9 năm qua, và được chào đón bằng nghi thức trọng thể tại sân bay ở Athens.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) hội đàm với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. (ảnh: Reuters).

Chuyến thăm Hy Lạp của Tổng thống Nga Putin diễn ra trong bối cảnh, chỉ còn vài tuần nữa, Liên minh châu Âu (EU) sẽ xem xét lại các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Sau khi hội đàm với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras, Tổng thống Putin khẳng định, các lĩnh vực hợp tác chủ chốt giữa 2 nước là năng lượng và du lịch. Ông Putin cũng đã ký nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng với Hy Lạp.

6. Liên quan đến vấn đề lá chắn tên lửa của NATO, phát biểu tại cuộc họp báo với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras ngày 27/5, Tổng thống Nga Putin cũng cảnh báo, lá chắn tên lửa mà Mỹ triển khai tại Romania và đang được lắp đặt tại Ba Lan là mối đe dọa trực tiếp tới an ninh của Nga. 

Thiết bị lá chắn tên lửa của Mỹ ở Romania. Ảnh: EPA.

Trước đó, hôm 12/5, Mỹ và NATO kích hoạt lá chắn phòng thủ tên lửa tại một căn cứ không quân ở Deveselu, miền Nam Romania, sau nhiều năm lập kế hoạch và đầu tư hàng tỷ USD.

Từ lâu, Nga luôn phản đối NATO lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu khi cho rằng, hệ thống phòng thủ của Mỹ được thiết lập để chống lại các đơn vị chiến lược Nga. Chính quyền Moscow cảnh báo sẽ đáp trả bằng khả năng quân sự tương ứng.

7. Ngày 26/5, nhà chức trách Ai Cập cho biết đã phát hiện tín hiệu từ thiết bị định vị trên máy bay được cho là của chiếc máy bay của hãng hàng không Ai Cập gặp nạn trên biển Địa Trung Hải.

Mảnh vỡ được cho là của chiếc máy bay Ai Cập gặp nạn ở biển Địa Trung Hải. (Ảnh: Reuters).

Điều này cho phép lực lượng tìm kiếm cứu nạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm xuống còn một khu vực có bán kính rộng gần 5 km tại vùng biển này.

Khi vẫn chưa tìm thấy hộp đen của máy bay, người ta vẫn chưa thể đưa ra kết luận về nguyên nhân khiến chiếc máy bay Airbus A-320 chở 66 người gặp nạn ở biển Địa Trung Hải sớm 19/5 khi đang trong hành trình từ Paris, Pháp đến Cairo, Ai Cập.

Hiện các đội tìm kiếm vẫn đang chạy đua với thời gian để tìm hai hộp đen của MS804 bởi pin hộp đen máy bay chỉ đủ để duy trì việc phát tín hiệu trong 30 ngày.

8. Ngày 25/5 lực lượng Taliban ở Afghanistan đã xác nhận việc thủ lĩnh của họ là Mullah Akhtar Mansour đã bị một chiếc phi cơ không người lái của Mỹ tiêu diệt vào tuần trước. 

Hiện trường vụ tiêu diệt Mansour (người ngồi trong chiếc xe bị phá hủy). Ảnh: AP.

Lực lượng Taliban này cũng cho biết, họ đã chỉ định ra một người kế vị mới – một học giả nổi tiếng về tư tưởng cực đoan và ít có xu hướng theo đuổi tiến trình hòa bình với Kabul. 

Thủ lĩnh mới của nhóm này là Akhundzada, một học giả tôn giáo, nổi tiếng về việc phát hành các thông báo công cộng để biện minh cho sự tồn tại của tổ chức Hồi giáo Taliban cũng như cuộc chiến của họ chống lại chính phủ Afghanistan và quân đội nước ngoài ở đây.

Trước đó, ngày 21/5 Mansour bị tiêu diệt ở Pakistan khi xe của y trúng phải hỏa lực từ một phi cơ không người lái của Mỹ. Đây được coi là trường hợp đầu tiên một thủ lĩnh IS bị tiêu diệt bằng UAV bên trong lãnh thổ Pakistan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kịch bản nào đón đợi nước Mỹ nếu bà Clinton trở thành Tổng thống?
Kịch bản nào đón đợi nước Mỹ nếu bà Clinton trở thành Tổng thống?

VOV.VN - Theo một số chuyên gia, đường lối đối ngoại cứng rắn của bà Clinton có thể gây hại cho nước Mỹ nếu bà trở thành Tổng thống.

Kịch bản nào đón đợi nước Mỹ nếu bà Clinton trở thành Tổng thống?

Kịch bản nào đón đợi nước Mỹ nếu bà Clinton trở thành Tổng thống?

VOV.VN - Theo một số chuyên gia, đường lối đối ngoại cứng rắn của bà Clinton có thể gây hại cho nước Mỹ nếu bà trở thành Tổng thống.

Chuyên gia Mỹ nhận định về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama
Chuyên gia Mỹ nhận định về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama

VOV.VN - Đánh giá về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama, chuyên gia tỏ ra bất ngờ về tình cảm của người dân Việt Nam dành cho ông Obama.

Chuyên gia Mỹ nhận định về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama

Chuyên gia Mỹ nhận định về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama

VOV.VN - Đánh giá về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama, chuyên gia tỏ ra bất ngờ về tình cảm của người dân Việt Nam dành cho ông Obama.

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama
Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

VOV.VN - Có nhiều ý kiến trái chiều về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama từ  2008-2016, nhưng nhìn chung di sản mà ông để lại có nhiều điểm sáng.

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

Những điểm sáng trong di sản đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama

VOV.VN - Có nhiều ý kiến trái chiều về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama từ  2008-2016, nhưng nhìn chung di sản mà ông để lại có nhiều điểm sáng.

Giới học giả Mỹ ghi nhận thành công chuyến thăm Việt Nam của ông Obama
Giới học giả Mỹ ghi nhận thành công chuyến thăm Việt Nam của ông Obama

VOV.VN - Theo đánh giá của giới học giả Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Obama rất thành công với những dấu mốc lớn trong quan hệ song phương.

Giới học giả Mỹ ghi nhận thành công chuyến thăm Việt Nam của ông Obama

Giới học giả Mỹ ghi nhận thành công chuyến thăm Việt Nam của ông Obama

VOV.VN - Theo đánh giá của giới học giả Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Obama rất thành công với những dấu mốc lớn trong quan hệ song phương.