Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Dệt may Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu

VOV.VN - Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ vừa làm việc với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, truyền đạt 6 nội dung Thủ tướng giao Vinatex cần quan tâm..

Tại buổi làm việc của Tổ công tác Thủ tướng với Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) sáng 20/6 tại Hà Nội, Bộ trưởng - Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá cao Vinatex đã có sự phát triển rất tốt về thị trường, tạo việc làm cho người lao động, song ông Dũng nhìn nhận từ năm 2016 tập đoàn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi Mỹ có thay đổi trong chính sách thương mại.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: VGP)

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ, từ 1/1/2016, Thủ tướng đã giao cho Vinatex 23 nhiệm vụ và yêu cầu Tập đoàn phải hoàn thành toàn diện. Để đảm bảo tăng trưởng và phát triển ổn định, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc lại việc Thủ tướng yêu cầu Vinatex làm rõ 6 vấn đề. Thứ nhất là về việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu tập trung vào lĩnh vực nào. Thứ hai là đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, mục tiêu có hiệu quả.

“Hiện tập đoàn đang đầu tư 41 dự án, 19 dự án sợi, 17 dự án may, 6 dự án nâng cấp sửa chữa nhưng mới làm tốt ở 2 khâu sợi - may (đầu – cuối), trong khi lĩnh vực phụ trợ của ngành dệt may, nhuộm cũng rất khó khăn. Từ cái kim, sợi chỉ, khuy cũng phải nhập nên cần có giải pháp phải nội địa hoá thế nào? Đề nghị tập đoàn đẩy nhanh sớm đầu tư, tổng mức đầu tư trên 5000 tỷ. Thủ tướng yêu cầu không để các dự án đầu tư dở dang, thất thoát vốn”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ.

Thứ ba là về vấn đề cổ phần hoá, tư nhân hoá doanh nghiệp may toàn ngành, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định đây là vấn đề mấu chốt của Tập đoàn Dệt may. Dệt may đã tiếp cận được những thị trường quan trọng và khó tính như Mỹ, EU, Nhật... nhưng các thị trường truyền thống Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, khu vực AEC lại khó vào. Do đó, nếu ko đổi mới, cổ phần hoá thì sẽ ko đáp ứng được tiếp cận, nhu cầu thị trường.

Vấn đề thứ tư, ngành dệt may có giải pháp tốt tiếp cận vốn sản xuất, thay vì gia công thì bây giờ phải tạo chuỗi giá trị sản phẩm cao hơn. Theo Bộ trưởng, ngành may đã kết hợp, liên kết với các nhà cung cấp nước ngoài để tạo ra sản phẩm giá trị. “Tuy có giá trị xuất khẩu lớn nhưng không làm được theo chuỗi khép kín nên thực tế giá trị thu về không cao. Cần có phương thức thay thế công nghiệp gia công để tăng giá trị cao hơn”, ông Dũng nêu rõ.

Đối với vấn đề tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhận xét, hiện nhiều doanh nghiệp may đang áp dụng nhiều công nghệ phần mềm trong quản lý sản xuất, quản trị doanh nghiệp... nhưng công nghệ luôn thay đổi, ngành dệt may cũng phải đi đầu trong tiếp cận thiết bị hiện đại nhất.

Cải cách hành chính cũng là vấn đề được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề cập đối với Tập đoàn và đề nghị, Vinatex phải cải cách hành chính, trong đó có yếu tố liên quan tới hải quan, thuế... giảm bộ máy cồng kềnh, lương quản lý cao nhưng lương công nhân thấp.

 

Giải trình với Tổ Công tác của Thủ tướng tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn dệt may Việt Nam Trần Quang Nghị nêu hàng loạt khó khăn của ngành dệt may Việt Nam, những bất lợi rất lớn của Tập đoàn đang gặp phải trên thị trường xuất khẩu.

Chủ tịch Vinatex cho rằng, mặc dù Tập đoàn đã rất nỗ lực, cố gắng, linh hoạt, vận dụng cơ chế chính sách để có động lực tốt cho doanh nghiệp cũng như làm tốt công tác cổ phần hóa. Tuy nhiên, điều kiện để phát triển dệt may là thị trường, nhân lực, hạ tầng hiện nay đều rất khó, cùng các yếu tố liên quan khác như chi phí vận chuyển, cạnh tranh lao động với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Cụ thể hơn về hoạt động của Tập đoàn, ông Phạm Văn Tân, Giám đốc điều hành Vinatex cho biết, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực, chiếm khoảng 16% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp trên 10% giá trị sản xuất công nghiệp.

Tuy nhiên, toàn ngành có 65% doanh nghiệp sản xuất gia công, sản xuất nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu nội địa và xuất khẩu, các doanh nghiệp vẫn phải phụ thuộc nhiều vào vải nhập khẩu từ các nước.

Đặc biệt, ngành dệt may hiện đang bộc lộ sự mất can đối giữa các công đoạn sản xuất, mạnh về khâu gia công xuất khẩu nhưng lại yếu và thiếu tập trung ở khâu dệt nhuộm, các đơn hàng sản xuất phụ thuộc vào chủ hàng nước ngoài từ thiết kế, nguyên liệu, số lượng đơn vị trực tiếp làm việc với khách hàng rất ít.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đánh giá cao việc Tập đoàn Dệt may đã hoàn thành tốt 23 nhiệm vụ được Thủ tướng giao. Vinatex là một trong những doanh nghiệp nhà nước tiến hành sớm công tác cổ phần hóa, có nhiều doanh nghiệp thoái vốn, cổ phần hóa sâu với tỷ lệ nắm giữ vốn dưới 51%.

Bộ trưởng đánh giá cao việc tập đoàn tập trung giải quyết việc làm, cơ cấu lao động, tháo gỡ lao động dôi dư, trong 6 tháng giá trị công nghiệp đạt 44%, tăng 9,1%. Đồng thời yêu cầu tập đoàn đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ đầu tư 41 dự án, tư nhân và cổ phần hóa doanh nghiệp toàn ngành, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường khó tính để có cơ sở và điều kiện tăng trưởng, vượt qua thách thức.

Bộ trưởng cũng lưu ý tập đoàn quan tâm hơn nữa đến công nghệ 4.0. Toàn ngành sớm tiếp cận ứng dụng quản lý sản xuất, thiết bị dây chuyền tự động năng suất cao, từ đó tăng năng lực sản xuất, tạo thu nhập cao cho người lao động. Đồng thời tập trung đầu tư phát triển công nghệ dệt nhuộm và phụ trợ để có sản phẩm thay thế sản phẩm nhập khẩu.

Nhắc lại cam kết của Chủ tịch tập đoàn với Thủ tướng, thay vì kế hoạch xuất khẩu 2,78 tỷ USD năm 2017, Vinatex đã quyết tâm nâng lên 3 tỷ USD, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng yêu cầu tập đoàn tập trung phấn đấu thực hiện cho được cam kết này./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

11 thương hiệu Việt vào Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á
11 thương hiệu Việt vào Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á

VOV.VN - Trong khi hầu hết các thương hiệu nội địa đều rớt hạng so với năm 2016 thì năm nay vẫn có 11 thương hiệu Việt lọt vào Top bình chọn.

11 thương hiệu Việt vào Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á

11 thương hiệu Việt vào Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á

VOV.VN - Trong khi hầu hết các thương hiệu nội địa đều rớt hạng so với năm 2016 thì năm nay vẫn có 11 thương hiệu Việt lọt vào Top bình chọn.

Tàu cá nằm bờ: Doanh nghiệp đóng tàu phải đền bù cho ngư dân
Tàu cá nằm bờ: Doanh nghiệp đóng tàu phải đền bù cho ngư dân

VOV.VN - Tàu cá hỏng không ra khơi gây thiệt hại cho ngư dân nên các đơn vị đóng tàu phải có trách nhiệm đền bù thiệt hại.

Tàu cá nằm bờ: Doanh nghiệp đóng tàu phải đền bù cho ngư dân

Tàu cá nằm bờ: Doanh nghiệp đóng tàu phải đền bù cho ngư dân

VOV.VN - Tàu cá hỏng không ra khơi gây thiệt hại cho ngư dân nên các đơn vị đóng tàu phải có trách nhiệm đền bù thiệt hại.

Thủy sản chết ở Khánh Hòa: Doanh nghiệp đền bù 6,6 tỷ đồng
Thủy sản chết ở Khánh Hòa: Doanh nghiệp đền bù 6,6 tỷ đồng

VOV.VN - Nhà máy Đường Khánh Hòa cam kết chi trả 6,6 tỷ đồng cho 38 hộ dân nuôi trồng thủy sản trong khu vực bị thiệt hại do ô nhiễm.

Thủy sản chết ở Khánh Hòa: Doanh nghiệp đền bù 6,6 tỷ đồng

Thủy sản chết ở Khánh Hòa: Doanh nghiệp đền bù 6,6 tỷ đồng

VOV.VN - Nhà máy Đường Khánh Hòa cam kết chi trả 6,6 tỷ đồng cho 38 hộ dân nuôi trồng thủy sản trong khu vực bị thiệt hại do ô nhiễm.

Lỗ nghìn tỷ, bầu Đức trồng cây ăn quả để lấy ngắn nuôi dài
Lỗ nghìn tỷ, bầu Đức trồng cây ăn quả để lấy ngắn nuôi dài

HAGL đã trồng các loại cây cây ăn quả như chanh dây, xoài, thanh long, chuối và hơn 10 loại khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm,thực hiện mục tiêu lấy ngắn nuôi dài

Lỗ nghìn tỷ, bầu Đức trồng cây ăn quả để lấy ngắn nuôi dài

Lỗ nghìn tỷ, bầu Đức trồng cây ăn quả để lấy ngắn nuôi dài

HAGL đã trồng các loại cây cây ăn quả như chanh dây, xoài, thanh long, chuối và hơn 10 loại khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm,thực hiện mục tiêu lấy ngắn nuôi dài

Dự án Bauxit Tây Nguyên báo lãi 50 tỷ đồng
Dự án Bauxit Tây Nguyên báo lãi 50 tỷ đồng

VOV.VN - Tổ hợp bauxit Nhôm Lâm Đồng sau 3 năm đầu hoạt động còn lỗ lũy kế hơn 3.600 tỷ đồng, nhưng trong 6 tháng năm 2017 đã có lãi 50 tỷ đồng.

Dự án Bauxit Tây Nguyên báo lãi 50 tỷ đồng

Dự án Bauxit Tây Nguyên báo lãi 50 tỷ đồng

VOV.VN - Tổ hợp bauxit Nhôm Lâm Đồng sau 3 năm đầu hoạt động còn lỗ lũy kế hơn 3.600 tỷ đồng, nhưng trong 6 tháng năm 2017 đã có lãi 50 tỷ đồng.