Khủng hoảng Triều Tiên: Đã đến lúc phải thay đổi cách tiếp cận?

VOV.VN - Chính phủ Mỹ ngày 30/9 cho rằng, Triều Tiên không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nước này quan tâm tới các cuộc đàm phán với Mỹ.

Đây được xem là câu trả lời cho chính tuyên bố trước đó cùng ngày của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson về “các kênh liên lạc” với Triều Tiên. Điều này cho thấy sự bế tắc của Mỹ, cũng như cách tiếp cận hiện nay trong giải quyết hồ sơ nóng này.

Trong một thông cáo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert tuyên bố, giới chức Triều Tiên không hề tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ quan tâm hay sẵn sàng đàm phán về việc phi hạt nhân hóa, đồng thời một lần nữa nhấn mạnh sự tồn tại của “nhiều kênh liên lạc” với các quan chức trong chính quyền Triều Tiên, điều mà người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ Tillerson đã nói trước đó cùng ngày khi đang ở thăm Trung Quốc.

Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. (Ảnh: AP).

Ông Tillerson cũng tuyên bố, Mỹ đang “tìm hiểu” ý chí của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để bắt đầu các cuộc thảo luận về chương trình hạt nhân của nước này.

Tuy nhiên, thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ lại được xem như một sự xác nhận rằng, mong muốn đối thoại của Mỹ vẫn chưa nhận được câu trả lời của Triều Tiên, trong bối cảnh cuộc chiến ngôn từ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không ngừng leo thang.

Những chỉ trích và cảnh báo qua lại lẫn nhau giữa hai nhà lãnh đạo đã khiến cộng đồng quốc tế như “ngồi trên đống lửa”, lo ngại nguy cơ một vụ thử hạt nhân mới của Triều Tiên trên Thái Bình Dương như cảnh báo của nước này nếu xảy ra có thể dẫn tới một phản ứng quân sự của Mỹ.

Chính phủ Mỹ trước đó nhiều lần tuyên bố không loại trừ lựa chọn quân sự chống Triều Tiên. Tuy nhiên, các quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ thừa nhận, một cuộc can thiệp quân sự của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên sẽ rất phức tạp và tàn khốc, đặt toàn bộ người dân Hàn Quốc vào tầm bắn của pháo binh Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói: “Mục tiêu của chúng tôi là rõ ràng. Chúng ta cần phải chấm dứt các hành vi khiêu khích của Triều Tiên và buộc nước này phải từ bỏ chương trình hạt nhân. Để làm được điều này, chính phủ Hàn Quốc sẽ nỗ lực hết sức. Liên minh Mỹ- Hàn là không thể đảo ngược và sự hợp tác của chúng tôi với cộng đồng quốc tế hiện ở mức cao nhất”.

Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cũng tìm cách làm dịu căng thẳng khi đề cập tới những tuyên bố có phần nóng nảy của Tổng thống Donald Trump trên trang mạng cá nhân Twitter.

Theo ông Tillerson, tình hình hiện nay có phần quá nóng và tất cả cần phải bình tĩnh lại. Nếu Triều Tiên ngừng phóng tên lửa, thì điều này có thể sẽ làm dịu đi rất nhiều thứ. Có can thiệp quân sự hay không còn tùy thuộc vào Tổng thống Donald Trump, song theo ông, người đứng đầu nước Mỹ sẽ không vượt qua giới hạn đỏ.

Theo các nhà phân tích, những tuyên bố tưởng chừng như trái chiều của các quan chức Mỹ đã cho thấy sự bế tắc của nước này trong việc tìm kiếm một cách tiếp cận mới với Triều Tiên.

9 bản nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong vòng hơn 10 năm, với rất nhiều lần lên án và áp đặt các lệnh cấm vận khắt khe đều không mang lại kết quả.

Triều Tiên chắc chắn sẽ không dừng chương trình tên lửa và hạt nhân của mình, bởi đối với họ đây là “lá bài” quan trọng để bảo vệ đất nước, cũng như để giành ưu thế trong đàm phán và mặc cả với các cường quốc. Tuy nhiên, đâu là cách tiếp cận mới lại là bài toán khó, bởi mỗi nước đều có những toan tính riêng của mình không dễ từ bỏ.

Hiện có một số ý kiến cho rằng, liệu phải chăng đã đến lúc nên thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và chấp nhận họ quay trở lại bàn đàm phán với tư thế là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân? Tuy nhiên, điều này là đi ngược lại những nỗ lực bấy lâu nay của Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế. 
Chính quyền Mỹ lúc này vẫn tin vào hiệu quả của các dự luật trừng phạt, trong khi đánh giá cao những tiến bộ của chính quyền Trung Quốc trong phối hợp thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, dù đảm bảo thực hiện đầy đủ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, song Trung Quốc lại kịch liệt phản đối mọi cuộc can thiệp quân sự trên bán đảo Triều Tiên và nhiều lần kêu gọi một giải pháp hòa bình thông qua đối thoại.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết: “Nghĩa vụ của các nước thành viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đó là thực hiện các nghị quyết phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc. Những biện pháp mà Trung Quốc đưa ra nhằm thực hiện các nghĩa vụ quốc tế và đáp ứng được các luật của  Trung Quốc”.

Cùng với Nga, Trung Quốc cũng bảo vệ sáng kiến “hai bên cùng tiến”. Đó là Triều Tiên dừng chương trình hạt nhân - tên lửa, còn Mỹ - Hàn dừng, không tiến hành các cuộc tập trận thường niên. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Mỹ - Hàn bác bỏ.
Có thể thấy, rất nhiều ý tưởng, rất nhiều đề xuất đã được đưa ra, song tới nay, kiềm chế tham vọng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên vẫn là một bài toán khó. Tình trạng “mạnh ai nấy làm” hiện nay cho thấy, chỉ khi các bên xóa bỏ được những toan tính riêng, thì mới có thể tìm ra một giải pháp mới cho một trong những hồ sơ quốc tế nóng nhất hiện nay này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại trưởng Tillerson: Mỹ đang liên lạc trực tiếp với Triều Tiên
Ngoại trưởng Tillerson: Mỹ đang liên lạc trực tiếp với Triều Tiên

VOV.VN -  Mỹ đang liên lạc trực tiếp với Triều Tiên nhằm hướng tới một cuộc đối thoại về chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

Ngoại trưởng Tillerson: Mỹ đang liên lạc trực tiếp với Triều Tiên

Ngoại trưởng Tillerson: Mỹ đang liên lạc trực tiếp với Triều Tiên

VOV.VN -  Mỹ đang liên lạc trực tiếp với Triều Tiên nhằm hướng tới một cuộc đối thoại về chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

Thế giới 7 ngày: Chiến tranh Triều Tiên lần 2 là khó tránh khỏi?
Thế giới 7 ngày: Chiến tranh Triều Tiên lần 2 là khó tránh khỏi?

VOV.VN - Tình hình bán đảo Triều Tiên vẫn nhiều u ám khi các bên không ngừng khẩu chiến và Triều Tiên thì ngày càng tiến bộ về công nghệ hạt nhân và tên lửa.

Thế giới 7 ngày: Chiến tranh Triều Tiên lần 2 là khó tránh khỏi?

Thế giới 7 ngày: Chiến tranh Triều Tiên lần 2 là khó tránh khỏi?

VOV.VN - Tình hình bán đảo Triều Tiên vẫn nhiều u ám khi các bên không ngừng khẩu chiến và Triều Tiên thì ngày càng tiến bộ về công nghệ hạt nhân và tên lửa.

Triều Tiên tố Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên tới gần miệng hố chiến tranh
Triều Tiên tố Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên tới gần miệng hố chiến tranh

VOV.VN - Theo KCNA, các hoạt động quân sự của Mỹ đang đẩy bán đảo Triều Tiên đến gần hơn bờ vực chiến tranh.

Triều Tiên tố Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên tới gần miệng hố chiến tranh

Triều Tiên tố Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên tới gần miệng hố chiến tranh

VOV.VN - Theo KCNA, các hoạt động quân sự của Mỹ đang đẩy bán đảo Triều Tiên đến gần hơn bờ vực chiến tranh.

Triều Tiên không quan tâm đến đàm phán với Mỹ
Triều Tiên không quan tâm đến đàm phán với Mỹ

VOV.VN -Mỹ có một vài kênh liên lạc với Triều Tiên tuy nhiên nước này vẫn không có dấu hiệu cho thấy họ quan tâm hay sẵn sàng đối thoại.

Triều Tiên không quan tâm đến đàm phán với Mỹ

Triều Tiên không quan tâm đến đàm phán với Mỹ

VOV.VN -Mỹ có một vài kênh liên lạc với Triều Tiên tuy nhiên nước này vẫn không có dấu hiệu cho thấy họ quan tâm hay sẵn sàng đối thoại.