Vụ lở núi ở Nha Trang: Dân mong tìm nơi ở mới an toàn hơn

VOV.VN - Người dân trong vụ lở núi ở Nha Trang mong nhờ các cấp chính quyền tìm nơi ở mới an toàn hơn chứ không dám ở lại nơi cũ nữa.

Các địa phương đang tập trung khắc phục, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.

Đến tối qua (20/12), lực lượng cứu nạn đã tìm thấy thi thể bà Phạm Thị Hoa, 43 tuổi, nạn nhân cuối cùng của vụ sạt lở núi xảy ra sáng cùng ngày tại thôn Phước Lộc, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Vụ lở núi đã làm 4 người chết, 4 người bị thương, 11 ngôi nhà bị sập và hư hỏng nặng.

Chuyển lương khô cho bà con vùng ngập lụt.

Trong số những nạn nhân tử vong, ngoài bà Hoa còn 3 người khác là Phạm Cao Sang, 8 tuổi, con bà Hoa; Phan Thị Cư, 58 tuổi và cháu nội bà Cư là Lê Anh Khang, 4 tuổi. Ngay sau khi vụ lở núi xảy ra, UBND tỉnh Khánh Hòa đã huy động hơn 300 bộ đội, công an, nhân viên y tế và 8 xe múc nỗ lực tìm các nạn nhân bị chôn vùi.

Ông Nguyễn Văn Thắm, một nạn nhân trong vụ sạt lở cho biết, khoảng 1 giờ sáng, ông nghe tiếng vỡ đá rất lớn trên núi. Vừa bước ra ngoài đã thấy đất đá ầm ầm đổ xuống cùng với tiếng la inh ỏi từ 2 trại chăn nuôi trên núi. Ông chỉ kịp gọi vợ và 3 con chạy thoát thân, trong 10 giây ngắn ngủi, căn nhà bị lấp hoàn toàn. Vụ sạt lở kinh hoàng đến nay vẫn còn ám ảnh ông Thắm chưa dám quay về nhà cũ: “4 cha con chỉ chạy được thôi cũng không cầm được cái gì. Nói chung, mọi năm nó không lở bao nhiêu, sao năm nay, nó mưa nhiều quá, sạt cả núi xuống luôn. Tôi ở mấy chục năm nay đâu có sao. Làm kiểu này cũng mong nhờ các cấp chính quyền kiếm chỗ ăn ở chứ để chỗ này cũng đâu dám ở”.

Theo người dân nơi đây, khu vực bị sạt lở, phía sau sườn núi có độ dốc cao, phía trên lởm chởm những tảng đá mồ côi khổng lồ, trước đây từng xảy ra sạt lở nhỏ. Người dân lo ngại tình trạng khai thác đá và đào đất để san nền đường dẫn đến sạt lở núi nên nhiều lần báo cáo chính quyền địa phương nhưng không được chấn chỉnh. Trong khi đó, khu dân cư mật độ ngày càng đông vì có nhiều người nghèo đến mua đất xây nhà. Những trận  lũ từ đầu tháng 12 đến nay, chỉ riêng thành phố Nha Trang xảy ra 4 vụ sạt lở núi, vùi lấp hàng chục nhà dân, hơn 10 người thương vong.

Ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh sẽ hỗ trợ xây lại nhà cho người dân bị sạt lở tại thôn Phước Lộc; đồng thời yêu cầu các ngành địa phương tiếp tục kiểm tra những điểm sạt lở để di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm: “Phải tiến hành rà soát lại những khu vực nguy hiểm, sơ tán bà con đi ngay, vận động bà con rời khỏi nhà. Nếu bà con không rời khỏi nhà thì cưỡng chế bà con đi. Song song với việc này, các lực lượng chức năng cũng đang giúp các bà con bị thiệt hại, di chuyển đồ đạc tất cả các thứ bảo vệ, tài sản của bà con, đưa bà con về những chỗ ở an toàn”.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, mưa lũ cũng gây sạt lở nghiêm trọng ở các huyện miền núi. Tuyến đường Trường Sơn Đông từ xã Sơn Dung đi Sơn Long, huyện Sơn Tây có trên 5 điểm bị sạt lở núi với khối lượng đất đá rất lớn, gần 600 hộ dân với trên 2.100 nhân khẩu ở xã Sơn Long bị cô lập. 5 nhà dân hư hỏng nặng, trong đó có 1 nhà bị vùi lấp hoàn toàn. Xã Sơn Long, huyện Sơn Tây đã kịp thời di dời dân đến nơi ở an toàn nên không thiệt hại về người. Đến sáng nay, tuyến đường Trường Sơn Đông đoạn từ xã Sơn Dung đi Sơn Long đã thông tuyến trở lại.

Ông Võ Duy Lâm, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, chính quyền địa phương đang huy động nhân dân phối hợp với Ngành giao thông tập trung khắc phục, gia cố đoạn sạt lở đảm bảo an toàn cho người, phương tiện qua lại: “Xã chỉ đạo cho cán bộ và nhân dân nắm tình hình di dời nhân dân. Hiện nay nhân dân đã ổn định, không có thiệt hại về người, thiệt hại 5 ngôi nhà. Mong rằng sự quan tâm của cấp trên để Sơn Long khỏi cô lập”.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, sau đợt lũ vừa qua, tuyến tránh quốc lộ 1A qua thành phố Huế, Quốc lộ 49 và các đường liên xã chạy dọc 2 bờ sông Hương xuất hiện hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng. Riêng đoạn đường liên xã chạy dọc bờ sông Hương qua xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà có thêm 4 điểm sạt lở vào 10 mét, dài hơn 100 mét, ăn sâu vào lòng đường, gây trở ngại việc lưu thông.

Ông Nguyễn Văn Quý, Chủ tịch UBND xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, chính quyền địa phương đã cắm biển cấm ô tô qua lại tuyến đường này để đảm bảo an toàn: “Vừa rồi xả lũ lớn quá nên sạ lở lớn ảnh hưởng đườn liên xã đi lại giờ đang chuẩn bị sập. Hiện đang cho barie chắn cấm không cho ô tô qua lại còn xe máy đi lại được. Chúng tôi kiến nghị huyện, tỉnh các ngàn chức năng có hướng đầu tư kè chóng xói lở”.

Mới đây, trong chuyến kiểm tra chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả  mưa lũ tại các tỉnh miền Trung, ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thủy lợi cho rằng, hiện nay tình trạng sạt lở ở khu vực miền Trung đặc biệt ở ven biển, ven sông là rất lớn. Tổng cục sẽ báo cáo với Bộ NN-PTNT và Chính phủ đề xuất phương án hỗ trợ các địa phương miền Trung khắc khắc phục tình trạng sạt lở: “Hiện nay tình hình sạt lở ở khu vực miền Trung rất phức tạp. Sau đợt mưa lũ này sẽ thống kê, đánh giá lại thiệt hại để có hỗ trợ. Chúng tôi có báo cáo với Chính phủ và  trong các dự án của chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng tôi cũng đã trình Chính phủ đưa vào dự án xử lý sạt lở ven biển đối với các địa phương ở  miền Trung”./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình trạng ngập lụt diện rộng vẫn diễn ra ở miền Trung
Tình trạng ngập lụt diện rộng vẫn diễn ra ở miền Trung

VOV.VN -Tình trạng ngập lụt diện rộng vẫn tiếp tục diễn ra tại Bình Định. Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Phú Yên giảm dần.

Tình trạng ngập lụt diện rộng vẫn diễn ra ở miền Trung

Tình trạng ngập lụt diện rộng vẫn diễn ra ở miền Trung

VOV.VN -Tình trạng ngập lụt diện rộng vẫn tiếp tục diễn ra tại Bình Định. Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Phú Yên giảm dần.

Mưa lũ tại Miền Trung làm 24 người chết, 16 người bị thương
Mưa lũ tại Miền Trung làm 24 người chết, 16 người bị thương

VOV.VN -Mưa lũ ở các tỉnh miền Trung đã làm 24 người chết, 2 người mất tích, 16 người bị thương, trong đó, thiệt hại nặng nề nhất là tỉnh Bình Định.

Mưa lũ tại Miền Trung làm 24 người chết, 16 người bị thương

Mưa lũ tại Miền Trung làm 24 người chết, 16 người bị thương

VOV.VN -Mưa lũ ở các tỉnh miền Trung đã làm 24 người chết, 2 người mất tích, 16 người bị thương, trong đó, thiệt hại nặng nề nhất là tỉnh Bình Định.

Mưa lũ miền Trung ảnh hưởng đến nhiều hệ thống điện phân phối
Mưa lũ miền Trung ảnh hưởng đến nhiều hệ thống điện phân phối

VOV.VN - Điện lực một số địa phương đã phải sa thải đường dây trung áp lưới điện phân phối các khu vực bị ngập lụt, sạt lở đường để đảm bảo an toàn.

Mưa lũ miền Trung ảnh hưởng đến nhiều hệ thống điện phân phối

Mưa lũ miền Trung ảnh hưởng đến nhiều hệ thống điện phân phối

VOV.VN - Điện lực một số địa phương đã phải sa thải đường dây trung áp lưới điện phân phối các khu vực bị ngập lụt, sạt lở đường để đảm bảo an toàn.

Miền Trung tập trung cứu trợ người dân vùng ngập lụt sâu
Miền Trung tập trung cứu trợ người dân vùng ngập lụt sâu

VOV.VN - Tranh thủ nước rút, UBND tỉnh Bình Định chuyển lương khô, mỳ tôm và nước uống về cho bà con.

Miền Trung tập trung cứu trợ người dân vùng ngập lụt sâu

Miền Trung tập trung cứu trợ người dân vùng ngập lụt sâu

VOV.VN - Tranh thủ nước rút, UBND tỉnh Bình Định chuyển lương khô, mỳ tôm và nước uống về cho bà con.