12 loại đồ dùng không bao giờ được để gần trẻ em

Những loại đồ dùng không được để gần trẻ em vì nó rất nguy hiêm như:  thuốc men, đồ tẩy rửa nhà tắm, thuốc men, đồ dùng văn phòng...

1. Thuốc men: Cho dù là thuốc chống ợ chua, kháng histamine, paracetamol hay thuốc bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng không nên để chúng bừa bãi trên bàn ghế mà nhất quyết nên bỏ vào hộp thuốc khóa kỹ. Nếu trẻ nuốt bất cứ loại thuốc nào thì nên đưa trẻ đến bệnh viện. Với trẻ nhỏ, vitamin vi lượng không đúng tuổi cũng có thể gây nguy hiểm.

2. Dao kéo: Không nên để dao, nĩa hoặc kéo trên bàn mà không canh chừng trẻ vì không thể chắc trẻ không tìm cách leo lên, đặc biệt khi bạn vội nghe điện thoại hoặc ra mở cửa.

3. Đồ dùng văn phòng: Kéo, kẹp giấy, ghim không phải là đồ chơi của trẻ, chúng có thể gây ra những tai nạn chết người không lường trước. Trẻ có thể bị trầy xước, nuốt ghim kẹp hoặc làm bị thương mắt mình.

4. Ly đĩa: Tai nạn thường xuyên xảy ra nhất với trẻ nhỏ là trẻ nhúng tay vào những chiếc ly đựng nước nóng hay gây đổ vỡ chúng, làm bị thương chính mình.

5. Đồ tẩy rửa nhà tắm: Chúng không chỉ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ mà cả với người lớn. Vì chúng có bao bì bắt mắt, trẻ rất dễ dốc đổ chúng vào miệng để thử.

6. Thuốc đuổi muỗi: Những loại thuốc này rất độc. Chúng có thể giết được côn trùng thì cũng có thể gây tổn thương lên làn da và biểu bì mỏng manh của trẻ.

7. Đồ trang điểm và trang sức: Trẻ có thể làm vỡ chai nước hoa đắt tiền, bẻ gãy son và kẻ mắt của bạn nhưng đồng thời hóa chất trong chúng cũng xâm nhập vào trẻ.

8. Đồ chơi: Bạn nên mua đồ chơi đúng tuổi cho trẻ. Một vài món đồ chơi có thể rất nguy hiểm nếu cho vào miệng. Nên giữ bi, bóng nhỏ, ốc vít xa tầm với của trẻ. Đồ chơi bị gãy vỡ cũng không nên để trẻ tiếp tục chơi vì cạnh sắc có thể làm bị thương trẻ.

9. Đồ dùng nghệ thuật: Nếu bạn có sở thích hoặc nghề nghiệp như vẽ, nặn đắp tượng… đồ dùng cho chúng cũng không phải đồ chơi của trẻ. Những vật nhọn có thể làm trẻ bị thương và trẻ có thể đưa màu vẽ vào miệng nuốt.

10. Cây trồng trong nhà: Chúng tạo cho ngôi nhà vẻ xanh tươi và lọc khí. Nhưng một vài loài cây có chất độc và nguy hiểm, ví dụ như xương rồng, nên được giữ tránh xa trẻ.

11. Rượu bia và thuốc lá: Chúng rất độc hại với trẻ nhỏ nhưng lại thường được để bừa bãi khắp nơi trong nhà.

12. Chất đốt: Que diêm, bật lửa, hương nhang… nên được giữ tránh xa trẻ. Những vết bỏng có thể rất nguy hiểm và hóa chất trong chúng cũng không an toàn cho trẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

50% trẻ em không đủ vi chất dinh dưỡng để phát triển chiều cao
50% trẻ em không đủ vi chất dinh dưỡng để phát triển chiều cao

VOV.VN - PGS-TS Lê Bạch Mai cảnh báo, tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến những hậu quả đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

50% trẻ em không đủ vi chất dinh dưỡng để phát triển chiều cao

50% trẻ em không đủ vi chất dinh dưỡng để phát triển chiều cao

VOV.VN - PGS-TS Lê Bạch Mai cảnh báo, tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến những hậu quả đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Những sai lầm cần tránh khi nhổ răng sữa ở trẻ em sớm
Những sai lầm cần tránh khi nhổ răng sữa ở trẻ em sớm

Theo các chuyên gia, việc “can thiệp” sớm nhổ bỏ răng sữa của trẻ chứa nhiều mối nguy hại.

Những sai lầm cần tránh khi nhổ răng sữa ở trẻ em sớm

Những sai lầm cần tránh khi nhổ răng sữa ở trẻ em sớm

Theo các chuyên gia, việc “can thiệp” sớm nhổ bỏ răng sữa của trẻ chứa nhiều mối nguy hại.

Cảnh báo trẻ ngộ độc thuốc chống dị ứng
Cảnh báo trẻ ngộ độc thuốc chống dị ứng

VOV.VN - Khai thác bệnh sử cho thấy, cháu bé đã uống nhầm thuốc chống dị ứng dạng viên nén bọc đường.

Cảnh báo trẻ ngộ độc thuốc chống dị ứng

Cảnh báo trẻ ngộ độc thuốc chống dị ứng

VOV.VN - Khai thác bệnh sử cho thấy, cháu bé đã uống nhầm thuốc chống dị ứng dạng viên nén bọc đường.

Cách xử lý trẻ uống nhầm hóa chất
Cách xử lý trẻ uống nhầm hóa chất

Nếu trẻ uống nhầm các chất axit hay kiềm, phụ huynh nên cho con uống thật nhiều nước lọc để dung hòa độ axit và kèm trong dạ dày.

Cách xử lý trẻ uống nhầm hóa chất

Cách xử lý trẻ uống nhầm hóa chất

Nếu trẻ uống nhầm các chất axit hay kiềm, phụ huynh nên cho con uống thật nhiều nước lọc để dung hòa độ axit và kèm trong dạ dày.