Việt Nam sẽ là quốc gia siêu già vào năm 2050

VOV.VN -Năm 2050, Việt Nam sẽ là quốc gia siêu già với hơn 32 triệu người cao tuổi, chiếm 31% tổng dân số.

Sáng 2/12, tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tổ chức Hội nghị Đối thoại chính sách y tế người cao tuổi. Tại Hội nghị, các chuyên gia trong và ngoài nước khuyến cáo Việt Nam sẽ là quốc gia siêu già vào năm 2050; cần có chính sách đảm bảo quyền, khả năng tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, an toàn cho người cao tuổi. 

Theo nhận định của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh liên tục từ 7,1% dân số năm 1989 tăng lên 10,5% năm 2013. Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, nhanh hơn 6 năm so với dự báo. Với tốc độ già hóa dân số nhanh hơn so với các nước khu vực, đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm 18,3% dân số, gấp hơn 2 lần hiện nay.

PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị 

Năm 2050, Việt Nam sẽ là quốc gia siêu già với hơn 32 triệu người cao tuổi, chiếm 31% tổng dân số. Khi đó chỉ với 3 người trong độ tuổi lao động đã có 1 người cao tuổi. Trong khi đó, khả năng đáp ứng của hệ thống y tế và hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương Nguyễn Trung Anh, chi phí y tế cho người già cao gấp 7 đến 10 lần người trẻ, người cao tuổi sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc và xu hướng tử vong trong các cơ sở y tế tăng lên cũng làm gia tăng chi phí y tế.

 “Các bệnh nhân đến Bệnh viện Lão khoa Trung ương để khám ngày một nhiều lên. Trước đây, người cao tuổi ít, một buổi sáng chỉ có khoảng 100 người đến khám thì đến nay tăng lên 300-400 bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân mắc từ 3 đến 4 bệnh trở lên. Tính bình quân, mỗi người cao tuổi (từ 70 tuổi trở lên) phải sử dụng từ 3 đến 5 loại thuốc, có những bệnh nhân phải dùng đến 8 loại thuốc để điều trị nhiều bệnh phối hợp, do đó chi phí y tế tăng lên”- ông Nguyễn Trung Anh nói.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Việt Nam đang bước vào xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, trong đó bao gồm Bệnh viện lão khoa Trung ương và các đơn vị lão khoa tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, các nhà dưỡng lão tại cộng đồng của nhà nước và tư nhân. Việc thực thi các chính sách về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn vì chưa có một kế hoạch tổng thể  và thiếu các giải pháp về tài chính. Hiện nay, 30% người cao tuổi ở nước ta không có bất kỳ loại bảo hiểm y tế nào.

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết: “Quốc hội và Chính phủ đang có chủ trương khuyến khích xã hội hóa chăm sóc sức khỏe y tế. Khuôn khổ pháp lý và văn bản hướng dẫn đã có, đã quan tâm đến người cao tuổi rồi, nhưng thực tế triển khai có những điểm còn hạn chế như những mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng chưa được nhiều lắm. Do đó, trong đề án tăng cường y tế cơ sở, chúng tôi đã đưa nội dung này vào, trong đó sẽ tích hợp mô hình bác sỹ gia  đình để nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngay tại cộng đồng và khuyến khích các mô hình khác nhau”.

Trước bối cảnh mô hình bệnh tật thay đổi và tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, Bộ Y tế đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh tật, chuyển hướng từ dự phòng các bệnh truyền nhiễm sang các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch; tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần và phòng chống bệnh ung thư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội dân số vàng?
Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội dân số vàng?

VOV.VN -Theo Trưởng đại diện UNFPA, cần tận dụng lực lượng lao động trẻ, tập trung đào tạo chất lượng cao, đào tạo nghề công nghệ cao với giới trẻ.

Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội dân số vàng?

Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội dân số vàng?

VOV.VN -Theo Trưởng đại diện UNFPA, cần tận dụng lực lượng lao động trẻ, tập trung đào tạo chất lượng cao, đào tạo nghề công nghệ cao với giới trẻ.

Dân số Việt Nam vượt mốc 90 triệu người
Dân số Việt Nam vượt mốc 90 triệu người

VOV.VN -Tại thời điểm 0h ngày 1/4/2014, dân số Việt Nam là 90.493.352 người, bao gồm 44.618.668 nam (chiếm 49,3%) và 45.874.684 nữ (chiếm 50,7%).

Dân số Việt Nam vượt mốc 90 triệu người

Dân số Việt Nam vượt mốc 90 triệu người

VOV.VN -Tại thời điểm 0h ngày 1/4/2014, dân số Việt Nam là 90.493.352 người, bao gồm 44.618.668 nam (chiếm 49,3%) và 45.874.684 nữ (chiếm 50,7%).

Phấn đấu 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế trong năm 2015
Phấn đấu 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế trong năm 2015

VOV.VN -Chính phủ sẽ tập trung triển khai quyết liệt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, nhằm đạt chỉ tiêu 75% dân số tham gia BHYT.

Phấn đấu 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế trong năm 2015

Phấn đấu 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế trong năm 2015

VOV.VN -Chính phủ sẽ tập trung triển khai quyết liệt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, nhằm đạt chỉ tiêu 75% dân số tham gia BHYT.

Đề xuất duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và dân số
Đề xuất duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và dân số

VOV.VN -Kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia là khoảng 22.000 tỷ đồng.

Đề xuất duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và dân số

Đề xuất duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và dân số

VOV.VN -Kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia là khoảng 22.000 tỷ đồng.

Tăng dần số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%
Tăng dần số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%

VOV.VN - Lộ trình này nhằm giúp người lao động có thời gian thích nghi với chính sách mới và giảm thiểu những tác động bất lợi với người nghỉ hưu.

Tăng dần số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%

Tăng dần số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%

VOV.VN - Lộ trình này nhằm giúp người lao động có thời gian thích nghi với chính sách mới và giảm thiểu những tác động bất lợi với người nghỉ hưu.