Chờ đợi sinh khí mới từ năm 2017

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, nếu gọi 2016 là năm khởi nghiệp thì 2017 ông chờ đợi một sinh khí mới.

Phần cuối cuộc tọa đàm “Dấu ấn 2016: Liêm chính, Kiến tạo và Hành động” do Báo điện tử VOV tổ chức với sự tham gia của 3 vị khách mời: Ông Vũ Mão - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông Lưu Bình Nhưỡng-Uỷ viên Thường trực Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bến Tre; bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế. 

Hành động và hành động hơn nữa

PV: Có ý kiến cho rằng quyết tâm chính trị có, chính sách cũng không phải là thiếu nhưng khâu yếu của chúng ta là “thực hiện”, nói rộng ra là cần hành động và hành động hơn nữa. Xin được biết quan điểm của ông Vũ Mão, quan điểm của ông thế nào?

Ông Vũ Mão: Về câu hỏi đặt ra, chúng ta có cơ chế, có chính sách thì phải hành động cho hiệu quả. Tôi cho rằng việc này có mấy vấn đề sau:
Thứ nhất là công tác cán bộ, con người. Lâu nay chúng ta coi nhẹ giáo dục con người, dĩ nhiên chúng ta giáo dục lớp trẻ nhưng quan trọng nữa là giáo dục những người có chức quyền. 

Thứ 2, là bộ máy công quyền cũng còn nhiều vấn đề, từ tổ chức đến quản lý công chức.

Thứ 3 là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh. Tôi nghiên cứu sâu về vấn đề này thì thấy hệ thống pháp luật của nhiều nước đều có từ 2000-3000 luật, còn Việt Nam, trong nhiều năm xây dựng thì vẫn chưa đầy 500 luật. Có người nói, luật đã nhiều rồi, đủ rồi nhưng tôi cho rằng chưa đủ. Chất lượng của luật chủ yếu là luật khung, luật ống, sau khi luật ra thì nhiều luật chưa thể đi vào thực hiện, đưa vào đời sống. 

Khởi nghiệp của doanh nghiệp thì phải có luật như thế nào? Nếu không, nó chỉ là khao khát, mong ước, phong trào. Các doanh nghiệp của chúng ta, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay có rất nhiều vấn đề. Các văn bản, nghị định, thông tư còn nhiều hạt sạn. Tôi cho rằng, ý thức xây dựng nhà nước pháp quyền phải sâu hơn, cao hơn nữa. Muốn biến thành hiện thực từ ý tưởng, khao khát, quyết tâm thì phải có những điều kiện trên.

Ngoài ra, chúng ta phải đề cập đến vai trò của Đảng cần phải quyết liệt hơn nữa. Từ Đại hội XII đến nay cũng thực hiện một số việc nhưng phải đổi mới hơn nữa. Công tác cán bộ là quan trọng nhất. Bây giờ phải phối kết hợp thế nào để có hiệu quả thì mới hy vọng những khao khát, mong muốn xây dựng Chính phủ liêm chính, vì dân đến hành động thành hiện thực.

PV: Cụ thể ở lĩnh vực kinh tế và xã hội, có nhiều việc mà người dân thấy rằng chỉ cần “chịu làm” thì không dẫn đến thực trạng như thế, thưa ông Lưu Bình Nhưỡng?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Quả thật, nhân dân chờ đợi sự xử lý quyết liệt, có hiệu quả để vừa xác định trách nhiệm, vừa nêu gương cho những cán bộ phía sau. Tôi cho rằng, đó là đòi hỏi chính đáng của Đảng, Nhà nước, người dân. 

Ở đây, tính hiệu quả của hệ thống tổ chức bộ máy cán bộ, tính liêm chính của cán bộ cần phải được bàn tới. Đã nhiều lần tôi và các đại biểu Quốc hội phải chất vấn ở nghị trường về tính liêm chính của cán bộ, đặc biệt là những cán bộ giữ vị trí quan trọng, rường cột nước nhà. 

Sắp tới, Đảng sẽ đẩy mạnh Nghị quyết Trung ương 4, trong đó có 3 vấn đề được nhận diện được là suy thoái về đạo đức lối sống, tự diễn biến và tự chuyển hóa. Còn Nhà nước thì làm mạnh vào lĩnh vực tinh giản và sắp xếp biên chế Nhà nước. Từ đó hình thành bộ máy Đảng, Nhà nước trong sạch, tiêu ít tiền của dân nhưng mang lại hiệu quả, ích lợi cho đất nước, nhân dân nhiều hơn.

Theo tôi, cần phải lấy hành động và đạo đức thành tiêu chuẩn cao để đánh giá một bộ máy và cán bộ. Phải rõ trách nhiệm, bổn phận và công khai, minh bạch để người dân biết, đánh giá Nhà nước chúng ta là công bằng và không buông tha những hành vi sai trái. 

PV: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp để nghe tiếng nói của doanh nhân; chỉ đạo điều hành trên tinh thần tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Quốc hội cũng đã bàn thảo và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng trên tinh thần đó. Xin được hỏi bà Phạm Chi Lan, cần hành động thế nào để thông điệp, chính sách đó đem lại kết quả cụ thể?


Bà Phạm Chi Lan: Theo tôi, cố gắng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là điều mà doanh nghiệp cũng nhìn thấy được ở Thủ tướng, Chính phủ mới cũng như Quốc hội. 

Tuy nhiên, đến giai đoạn phát triển hiện nay, khi đang phải đương đầu với cạnh tranh vô cùng quyết liệt ở khu vực cũng như trên thị trường thế giới thì có lẽ, chúng ta sẽ không thể chỉ dừng ở giai đoạn tháo gỡ khó khăn. Ngay WTO, (tổ chức mà Việt Nam tham gia), năm 2012 cũng đã thông qua được Nghị quyết chung của WTO, chủ trương thuận lợi hóa thương mại. Các nước cũng đều đang dốc sức tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp của họ hoạt động, phát triển, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, làm nền kinh tế cạnh tranh hơn, làm cho quốc gia nhận được nhiều lợi ích hơn từ công cuộc hội nhập toàn cầu.

Chúng ta đến bây giờ, suốt bao nhiêu năm rồi vẫn loay hoay mãi với câu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mà tháo mãi cũng không gỡ nổi khó khăn, nhiều khi khó khăn còn đẻ thêm ra, tháo được cái này thì lại nảy sinh ra cái khác, cả về thể chế, chính sách cũng vậy. 

Tôi cho rằng, đến giai đoạn hiện nay cần thay đổi cơ bản cách tiếp cận của Nhà nước. Tôi cũng nhận thấy rằng, chúng ta đã có quyết tâm chính trị nhưng chưa đủ mạnh để thực hiện. Nếu nó đủ mạnh thì những gì đưa vào Nghị quyết, Luật, chính sách thì phải thực hiện. Mà bộ máy Nhà nước, những người ban hành phải là những người đầu tiên thực hiện những văn bản này. Phải minh bạch, có trách nhiệm. 

Nếu theo hệ thống quản trị hiện đại của các nước thì họ đều nhấn rất mạnh đến bộ máy Nhà nước phải minh bạch, có trách nhiệm giải trình, việc này là trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân nào, ai là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng. Chúng ta một việc đơn giản cũng 4, 5 Bộ chịu trách nhiệm và quả bóng cứ đá loanh quanh trong các Bộ đó.

Mỗi người làm việc trong bộ máy Nhà nước nên được giao một số quyền nhất định, kể cả ở vị trí thấp mà không chịu trách nhiệm trước xã hội, doanh nghiệp thì khó khăn sẽ vẫn tiếp diễn. Tôi cho rằng phải làm rất rõ điều này. Nói cho cùng vẫn cần một quyết tâm chính trị mạnh để cải cách thể chế một cách mạnh mẽ. Chúng ta có thể sắp xếp lại bộ máy, cán bộ theo tinh thần một bộ máy mạnh, có trách nhiệm giải trình rõ ràng, thì mới có thể tạo thành hành động tốt trong toàn xã hội. Hành động cho xã hội không thể dừng ở mấy người đứng đầu.

Ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh: Nếu chúng ta gọi 2016 là năm khởi nghiệp thì 2017 tôi chờ đợi một sinh khí mới.

Hành động quyết liệt để tạo ra sinh khí mới

PV: Rõ ràng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra cho đất nước trong thời gian tới, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng. Tuy vậy, có thể nói, năm 2016 khép lại với nhiều tín hiệu tích cực. Xin được hỏi ông Lưu Bình Nhưỡng, ông kỳ vọng gì trong năm 2017?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Tôi cho rằng, nếu chúng ta gọi 2016 là năm khởi nghiệp thì 2017 tôi chờ đợi một sinh khí mới. Tinh thần thượng võ, hun đúc truyền thống, đạo lý của chúng ta, khát vọng sáng tạo, khát vọng vươn lên của con người Việt Nam, của thế hệ trẻ. Chúng ta có sự tiếp sức của các thế hệ trước với quyết tâm chính trị thì tôi hy vọng sẽ tạo ra nền tảng tinh thần, sau đó là nền tảng vật chất cần thiết để chúng ta tháo gỡ những khó khăn trước mắt. Đồng thời, xây dựng được nền tảng mới cho sự phát triển ổn định. 

Tôi liên tưởng lại vấn đề: 24/5/2015, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 48 về hoàn thiện hệ thống pháp luật đến 2010 và định hướng đến 2020. Đến bây giờ, hệ thống pháp luật cũng đã tương đối, ít nhất có những đầu luật và hệ thống quy định chính sách tốt. 

Nghị quyết Đại hội Đảng XII cũng có nêu rõ nhiều nội dung quan trọng, chúng ta cần hành động và triển khai. 

Giai đoạn trước là ban hành pháp luật, giai đoạn này là thực thi pháp luật. Pháp luật phải được thực hiện một cách quyết liệt, nếu không, nó chỉ là thứ trên giấy và tồn tại nhiều bất cập mà bản thân pháp luật đó đặt ra. Cộng thêm những khó khăn mới thì sẽ hết sức nguy hiểm. 

Tôi hy vọng sinh khí mới với tinh thần tập trung vào thực hiện pháp luật để giải quyết thì 2017 sẽ là năm tạo nên thế khởi sắc cho giai đoạn 2016-2021.

Ông Vũ Mão: Tôi cũng như mọi người đều hy vọng vào những thành tựu chúng ta đã đạt được trong 2016 sẽ được tiếp tục phát huy. Những gì chúng ta đã chỉ ra, phải phấn đấu, cố gắng để 2017 làm tốt thì nhất định, tôi tin 2017 sẽ có những bước phát triển tốt hơn. 

Không phủ nhận thành tựu đạt được nhưng so sánh với các nước trên thế giới thì nhiều khía cạnh quan trọng, chúng ta chỉ trung bình yếu, có phần lạc hậu, từ kinh tế, năng suất lao động… Bởi vậy phải có quyết tâm chính trị cao nhất để phấn đấu thực hiện mục tiêu 2017 mới có thể đạt được kết quả tốt. 

Trong không khí đón mừng năm mới, trong tinh thần, ý chí kiên cường, bản lĩnh của người Việt, khi đã đồng tâm nhất trí, đoàn kết trên dưới, quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra thì nhất định 2017 sẽ có bước tiến tốt.

Bà Phạm Chi Lan (ảnh phải) cho biết, năm 2017 chúng ta phải tập trung giải quyết 3 nút thắt của nền kinh tế.

Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ 2016 đã là một năm đầy khó khăn, thách thức của Chính phủ mới, Quốc hội mới cũng như nhân dân ta. Có những thử thách mà trước đây chúng ta chưa từng gặp phải như thiên tai, biến đổi khí hậu, thảm họa môi trường do Formosa gây ra, cũng có những vấn đề như thị trường thế giới chao đảo mạnh, xu hướng cực đoan bùng nổ trên thế giới… trực tiếp tác động đến nền kinh tế Việt Nam – nền kinh tế mở, đang hội nhập toàn cầu nhanh chóng. 

Năm 2016, chúng ta cũng đạt được mục tiêu nhất định. Tuy tăng trưởng kinh tế không đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm ngoái là 6,7% tăng trưởng GDP nhưng tôi nghĩ, tốc độ tăng trưởng thấp hơn trong năm 2017 là điều hoàn toàn dễ hiểu. Cũng đừng nên đòi hỏi có một tốc độ quá cao trong khi những nền tảng cơ bản chưa tốt, điều kiện thực tế không cho phép.

Năm 2016, có lẽ cũng là năm chúng ta nhìn thấy rõ hơn bao giờ hết những vấn đề, những thách thức đặt ra cho mình. Tôi rất lưu ý đến trình bày của ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ trước Thường vụ Quốc hội vào 21/12 vừa qua khi ông nêu ra 10 vấn đề tồn tại và khó khăn lớn của Chính phủ hiện nay, của đất nước, của nền kinh tế. Ông đề cập đến những vấn đề khá cốt lõi như thể chế còn nhiều vấn đề chưa thay đổi, năng lực cạnh tranh thấp, hội nhập nhưng thiếu sự chuẩn bị, khu vực tư nhân đã nói đến là động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng chưa được chú trọng phát triển… 

10 điểm mà Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nêu ra đã khá đầy đủ những vấn đề của nền kinh tế Việt Nam. Tôi chỉ mong Chính phủ, Quốc hội nhận thức được những vấn đề đó để năm 2017 tập trung tối đa giải quyết những khó khăn, thách thức nội tại của nền kinh tế Việt Nam. 

Năm 2017 là năm có thể có những thách thức mới trên bình diện quốc tế đặt ra cho chúng ta nhiều khó khăn với Chính phủ mới của Mỹ, xu hướng dân tộc ở Mỹ, chủ nghĩa dân túy bùng nổ nhiều nơi, làm cho thị trường thế giới khó khăn. Dự báo đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng khó khăn. Trong khi, chúng ta nói tới tới đầu tư có chất lượng chứ không phải đầu tư gây ô nhiễm hoặc gây ra những vấn đề cho nền kinh tế Việt Nam. 

Cho nên, chặng đường đi tới rất khó khăn, chúng ta phải tập trung giải quyết 3 nút thắt của nền kinh tế: thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng. Làm sao thực hiện tốt những chương trình tái cơ cấu, Chính phủ trình và Quốc hội thông qua. Làm được những việc thiết thực như vậy sẽ giúp đất nước vượt qua được những bối cảnh khó khăn hiện nay, tạo nền tảng cho phát triển dài hạn của đất nước một cách bền vững.

PV: Xin cảm ơn các quý vị khách mời đã tham gia chương trình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Chính phủ kiến tạo phải tìm ra rào cản để phá bỏ”
“Chính phủ kiến tạo phải tìm ra rào cản để phá bỏ”

VOV.VN -Chính phủ không thể thụ động, chờ có luật để quản lý, điều hành mà cần đề xuất xây dựng pháp luật với tinh thần thực sự phục vụ người dân, doanh nghiệp.

“Chính phủ kiến tạo phải tìm ra rào cản để phá bỏ”

“Chính phủ kiến tạo phải tìm ra rào cản để phá bỏ”

VOV.VN -Chính phủ không thể thụ động, chờ có luật để quản lý, điều hành mà cần đề xuất xây dựng pháp luật với tinh thần thực sự phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào Chính phủ kiến tạo, liêm chính
Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào Chính phủ kiến tạo, liêm chính

VOV.VN -Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017 của Chính phủ cùng với tâm huyết, hành động của người đứng đầu Chính phủ trong thời gian qua đã tạo thêm niềm tin cho cử tri cả nước.

Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào Chính phủ kiến tạo, liêm chính

Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào Chính phủ kiến tạo, liêm chính

VOV.VN -Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017 của Chính phủ cùng với tâm huyết, hành động của người đứng đầu Chính phủ trong thời gian qua đã tạo thêm niềm tin cho cử tri cả nước.

Việt Nam quyết tâm đổi mới, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo
Việt Nam quyết tâm đổi mới, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo

VOV.VN - Thủ tướng khẳng định, Việt Nam quyết tâm đổi mới, tập trung xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Việt Nam quyết tâm đổi mới, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo

Việt Nam quyết tâm đổi mới, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo

VOV.VN - Thủ tướng khẳng định, Việt Nam quyết tâm đổi mới, tập trung xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu tạo môi trường thuận lợi giúp thanh niên khởi nghiệp
Thủ tướng yêu cầu tạo môi trường thuận lợi giúp thanh niên khởi nghiệp

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh phải tạo điều kiện để thanh niên phát huy đi đầu trong đổi mới sáng tạo khởi nghiệp và xung kích giải quyết những vấn đề bức xúc. 

Thủ tướng yêu cầu tạo môi trường thuận lợi giúp thanh niên khởi nghiệp

Thủ tướng yêu cầu tạo môi trường thuận lợi giúp thanh niên khởi nghiệp

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh phải tạo điều kiện để thanh niên phát huy đi đầu trong đổi mới sáng tạo khởi nghiệp và xung kích giải quyết những vấn đề bức xúc. 

Thủ tướng: ĐHQG TPHCM phải là nơi khởi nguồn những ước mơ khởi nghiệp
Thủ tướng: ĐHQG TPHCM phải là nơi khởi nguồn những ước mơ khởi nghiệp

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu, ngoài những nhiệm vụ đang triển khai thì ĐH Quốc gia TPHCM cần thực hiện sứ mệnh quan trọng là ươm tạo, thúc đẩy khởi nghiệp.

Thủ tướng: ĐHQG TPHCM phải là nơi khởi nguồn những ước mơ khởi nghiệp

Thủ tướng: ĐHQG TPHCM phải là nơi khởi nguồn những ước mơ khởi nghiệp

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu, ngoài những nhiệm vụ đang triển khai thì ĐH Quốc gia TPHCM cần thực hiện sứ mệnh quan trọng là ươm tạo, thúc đẩy khởi nghiệp.

Dấu ấn 2016: Liêm chính, Kiến tạo và Hành động
Dấu ấn 2016: Liêm chính, Kiến tạo và Hành động

VOV.VN - Tọa đàm “Dấu ấn 2016: Liêm chính, Kiến tạo và Hành động” nhìn lại bức tranh chính trị-kinh tế-xã hội trong năm 2016 và những thách thức, cơ hội của năm mới 2017.

Dấu ấn 2016: Liêm chính, Kiến tạo và Hành động

Dấu ấn 2016: Liêm chính, Kiến tạo và Hành động

VOV.VN - Tọa đàm “Dấu ấn 2016: Liêm chính, Kiến tạo và Hành động” nhìn lại bức tranh chính trị-kinh tế-xã hội trong năm 2016 và những thách thức, cơ hội của năm mới 2017.