Khủng hoảng vùng Vịnh: Vết rạn khó lành

VOV.VN - Qatar cho rằng cần phải mất rất nhiều thời gian nữa mới có thể xây dựng lại lòng tin giữa các quốc gia vùng Vịnh.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngoại giao tại khu vực này đã bước sang tháng thứ 3, tuy nhiên vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu “hạ nhiệt” nào. Nhiều chuyên gia khu vực nhận định, mối quan hệ giữa các nước vùng Vịnh sẽ khó có thể trở lại như trước đây và cuộc khủng hoảng sẽ là một “vết rạn khó lành”. 

Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani. (Ảnh: AFP)

Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Doha ngày 15/8, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani cho biết, căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh đã làm thay đổi các mối quan hệ trong khu vực và sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể xây dựng lại lòng tin giữa các quốc gia thành viên của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC).

Tuyên bố trên được đưa ra khi cuộc khủng hoảng được xem là “tồi tệ nhất trong lịch sử vùng Vịnh” hiện vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu hạ nhiệt nào.

GCC được thành lập vào năm 1981, với mục tiêu ban đầu đề ra là bảo vệ nền độc lập của các quốc gia thành viên, nhằm đương đầu với các hệ lụy của cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq hồi tháng 9/1980 để lại.

Kể từ khi được thành lập, mâu thuẫn giữa các nước vùng Vịnh cũng đã nhiều lần xảy ra, trong đó xuất hiện những tranh chấp biên giới giữa Saudi Arabia với Qatar, Saudi Arabia với Oman, Qatar với Bahrain. Những mâu thuẫn này từng đạt đỉnh điểm, khi các nước đã phải kiện nhau ra tòa công lý quốc tế. Nhiều mâu thuẫn nhỏ lẻ khác cũng đã xuất hiện, tuy nhiên các vấn đề này đều được giải quyết ngay trong nội bộ GCC.

Dù đã từng xảy ra mâu thuẫn, nhưng mối quan hệ giữa các nước thành viên GCC trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng vùng Vịnh hồi tháng 6 vừa qua, vẫn được đánh giá là “khăng khít” nhất tại khu vực Trung Đông.

Với mối quan hệ này, người Qatar từng nghĩ rằng, họ không cần phải xây dựng ngành công nghiệp quốc gia để cung cấp các nhu yếu phẩm cơ bản cho người dân, bởi họ có thể nhập khẩu chúng từ các quốc gia “anh em” láng giềng. Một thị trường thống nhất sử dụng một đồng tiền chung cũng đã được các nước vùng Vịnh tính đến trước đó.

Tuy nhiên, với các cáo buộc Qatar hỗ trợ khủng bố và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực, 3 nước vùng Vịnh và Ai Cập đã tiến hành cắt đắt quan hệ ngoại giao, cô lập và trừng phạt kinh tế đối với nước này. Không lâu sau đó, 4 quốc gia Arab đã đưa ra 13 yêu sách làm điều kiện để nối lại quan hệ.

Tuy nhiên, giới chức Qatar cho rằng, bản danh sách được “đưa ra là để bác bỏ” này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia. Theo giới phân tích khu vực, với việc tuyên bố sẽ không nhân nhượng để thay đổi 13 yêu sách này, 4 nước Arab đã đánh mất niềm tin của Qatar trong việc sớm giải quyết được cuộc khủng hoảng.

Bị đồng minh nghi ngờ và cấm vận, chính phủ Qatar buộc phải tăng cường các mối quan hệ với các quốc gia bên ngoài vùng Vịnh, thay đổi các chính sách “mở cửa” hơn với thế giới,  nhằm phá thế bị “cô lập” - trong đó có cả Iran, quốc gia từng được xem là “kẻ thù” của GCC.

Mới đây nhất, hồi đầu tháng 8 vừa qua, Qatar đã đưa ra chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho công dân của 80 quốc gia để thúc đẩy ngành hàng không và du lịch phát triển. Cũng với chính sách miễn thị thực này, Qatar đang trở thành quốc gia “cởi mở” nhất khu vực.

“Qatar đã thay đổi một số luật thị thực để cho phép mọi người đến và thăm đất nước”, Adel Abdel Ghafar, một nhà nghiên cứu khu vực cho biết. “Nước này cũng đã thay đổi một số luật cư trú, cho phép những đứa trẻ được sinh ra tại Qatar có quyền cư trú vĩnh viễn. Tất cả các động thái trên nhằm tạo ra niềm tin trong việc phát triển kinh tế và xã hội Qatar, bởi vì người nước ngoài đã và đang đóng một vai trò rất lớn tại quốc gia vùng Vịnh này”.

Giới chuyên gia cho rằng, Qatar đang ứng phó tốt khi chuyển từ thế “bị động” sang thế “chủ động” hơn trong cuộc khủng hoảng với các quốc gia láng giềng.

Các biện pháp cấm vận và cô lập đối với Qatar dường như đã thất bại khi nền kinh tế nước này vẫn chưa bị ảnh hưởng quá nhiều. Thậm chí, các chính sách ngoại giao và kinh tế hiện tại của Qatar về lâu dài sẽ giúp cho nước này “độc lập” hơn tại vùng Vịnh. 

Kể cả trước một sức ép quân sự nếu có từ 4 nước Arab, Qatar cũng đã có các biện pháp ứng phó,với việc tăng ngân sách cho quốc phòng với những hợp đồng vũ khí khủng cũng như đẩy mạnh các cuộc tập trận chung với các cường quốc quân sự trên thế giới  như Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trong những tháng qua.

Dù cuộc khủng hoảng vùng Vịnh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí nếu có hạ nhiệt hay được giải quyết đi nữa thì nó cũng đang tạo ra một “vết rạn sâu, khó lành” trong mối quan hệ giữa Qatar và các quốc gia vùng Vịnh. Bởi một thực tế rằng, Qatar đã có những đối tác mới ngoài vùng Vịnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hai đặc phái viên Mỹ tới vùng Vịnh giúp giải quyết khủng hoảng Qatar
Hai đặc phái viên Mỹ tới vùng Vịnh giúp giải quyết khủng hoảng Qatar

VOV.VN - Hai đặc phái viên Mỹ sẽ có mặt tại vùng Vịnh trong tuần này nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và các nước Arab.

Hai đặc phái viên Mỹ tới vùng Vịnh giúp giải quyết khủng hoảng Qatar

Hai đặc phái viên Mỹ tới vùng Vịnh giúp giải quyết khủng hoảng Qatar

VOV.VN - Hai đặc phái viên Mỹ sẽ có mặt tại vùng Vịnh trong tuần này nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và các nước Arab.

Qatar tổ chức tập trận với Thổ Nhĩ Kỳ trong lúc bị khu vực tẩy chay
Qatar tổ chức tập trận với Thổ Nhĩ Kỳ trong lúc bị khu vực tẩy chay

VOV.VN - Hôm 7/8 Qatar đã tổ chức diễn tập quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô Doha nhằm rèn luyện khả năng bảo vệ các cơ sở chiến lược và trọng yếu.

Qatar tổ chức tập trận với Thổ Nhĩ Kỳ trong lúc bị khu vực tẩy chay

Qatar tổ chức tập trận với Thổ Nhĩ Kỳ trong lúc bị khu vực tẩy chay

VOV.VN - Hôm 7/8 Qatar đã tổ chức diễn tập quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô Doha nhằm rèn luyện khả năng bảo vệ các cơ sở chiến lược và trọng yếu.

Ai Cập nêu điều kiện giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh
Ai Cập nêu điều kiện giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh

VOV.VN - Qatar cần ngừng hỗ trợ các tổ chức khủng bố như một điều kiện để giải quyết bất đồng với các nước láng giềng A Rập.

Ai Cập nêu điều kiện giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh

Ai Cập nêu điều kiện giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh

VOV.VN - Qatar cần ngừng hỗ trợ các tổ chức khủng bố như một điều kiện để giải quyết bất đồng với các nước láng giềng A Rập.

Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ lại diễn tập quân sự giữa lúc căng thẳng vùng Vịnh
Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ lại diễn tập quân sự giữa lúc căng thẳng vùng Vịnh

VOV.VN - Trong vòng 2 tháng qua, Qatar đã thực hiện 5 cuộc diễn tập quân sự chung với các nước giữa lúc căng thẳng leo thang với 4 nước Arab vùng Vịnh.

Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ lại diễn tập quân sự giữa lúc căng thẳng vùng Vịnh

Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ lại diễn tập quân sự giữa lúc căng thẳng vùng Vịnh

VOV.VN - Trong vòng 2 tháng qua, Qatar đã thực hiện 5 cuộc diễn tập quân sự chung với các nước giữa lúc căng thẳng leo thang với 4 nước Arab vùng Vịnh.

Bahrain và UAE mở lại không phận cho Hãng hàng không Qatar
Bahrain và UAE mở lại không phận cho Hãng hàng không Qatar

VOV.VN - Qatar, Bahrain và UAE hôm 8/8 đã đạt được thỏa thuận “tạo điều kiện” cho các chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Qatar.

Bahrain và UAE mở lại không phận cho Hãng hàng không Qatar

Bahrain và UAE mở lại không phận cho Hãng hàng không Qatar

VOV.VN - Qatar, Bahrain và UAE hôm 8/8 đã đạt được thỏa thuận “tạo điều kiện” cho các chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Qatar.