Không nhận chìm bùn thải ở biển Bình Thuận: Chiến thắng của Phản biện!

VOV.VN -Đề xuất không nhận chìm bùn thải ra biển Bình Thuận là chiến thắng của tinh thần phản biện và tiếp thu phản biện xã hội một cách có trách nhiệm.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ về việc không nhận chìm xuống biển gần 1 triệu m3 bùn thải là vật, chất từ hoạt động nạo, vét cảng, vũng quay tàu của nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Đây là một tin vui, tất nhiên không phải từ hiệu quả quản trị nhà nước về môi trường, mà là từ hiệu quả phản biện xã hội.

Phối cảnh Cảng tổng hợp Vĩnh Tân, có thể đây là nơi đổ gần 1 triệu m3 bùn cát từ dự án Vĩnh Tân 1 thay vì đổ ra biển (Ảnh: Việt Quốc/VOV-TP HCM)

Cụ thể là báo giới đưa tin UBND tỉnh Bình Thuận cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường và lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã thống nhất đề nghị Chính phủ cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đổ gần 1 triệu m3 vật, chất nạo vét vào khu vực san lấp để làm Cảng tổng hợp Vĩnh Tân, trong phần diện tích dự kiến đổ vật, chất nạo vét của dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (của Tổng công ty Phát điện 3).

Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương trao đổi với các bên liên quan để trước ngày 15/8/2017 thống nhất phương án để Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 đổ vật chất nạo vét vào khu vực dự án cảng liền kế nói trên, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên…

Từ góc độ quản lý nhà nước và nền quản trị công thì các thông tin trên không phải tin vui, mà trái lại nó mang nỗi buồn, là biểu hiện rõ ràng sự yếu kém trong quản lý phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Bởi vì, nếu quản trị tốt đã không để xảy ra cơ sự. Đó là kết cục sau áp lực dư luận xã hội, sau hàng loạt các phản biện của giới khoa học và báo giới.

Vì nữa là, khi dư luận lo lắng an toàn môi trường biển bị đe dọa nếu dự án này được thực thi, chính Bộ Tài nguyên và Môi trường và đơn vị trực tiếp làm dự án nhận chìm bùn thải đó đã có những lý lẽ, dẫn chứng quanh co tìm cách bảo vệ tính đúng đắn, hợp pháp và khoa học của dự án nhận chìm bùn thải ra biển này.

Nhưng vấn đề trở nên gay cấn và màn kịch ngụy khoa học bị lật tẩy khi mà nửa cuối tháng 7/2017, một số nhà khoa học lên tiếng tố cáo việc bị mạo danh trong hồ sơ xin cấp phép nhận chìm bùn thải. Bộ Công Thương đã phải kỷ luật cán bộ liên quan đến việc mạo danh đó. Đến ngày 26/7, Chính phủ phải yêu cầu đánh giá tác động môi trường toàn diện vụ nhận chìm bùn thải, giao Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan khoa học chuyên ngành nghiên cứu.

Nhìn lại quá trình vụ việc thì thấy, nếu các cơ quan có trách nhiệm đủ sâu sát, đủ tâm và tầm để thẩm định tính đúng đắn của dự án, phát hiện các bất thường, sai phạm và ngăn chặn kịp thời thì xã hội đã không phải nhọc công tranh biện.

May thay, trong một xã hội đa chiều, khi những thông tin về dự án nhận chìm bùn thải này được lan truyền trên báo chí và mạng xã hội, dư luận xã hội đã thổi bùng “ngọn lửa” đấu tranh để nhận chân giá trị của một dự án. May nữa là, ở tầm vĩ mô quốc gia, Chính phủ vẫn luôn quyết tâm bảo vệ môi trường với quan điểm không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế.

Quá trình xử lý vụ việc dự án nhận chìm bùn thải ra biển cho thấy giá trị và tầm quan trọng của phản biện xã hội đối với sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường thêm một lần được khẳng định. Những lập luận phản biện công khai, trên tinh thần xây dựng đang góp phần quan trọng đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi cái xấu, cái sai, cái giả tạo ngáng đường phát triển đất nước.

Và quan trọng hơn, sự vào cuộc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Bình Thuận và các bên liên quan để xử lý vấn đề cho thấy, phản biện xã hội được lắng nghe và tiếp thu.

Một mặt, xã hội nói chung, các nhà khoa học, các cơ quan báo chí truyền thông đã không làm ngơ trước vấn đề quốc kế dân sinh, trước mối an nguy của môi trường biển nói riêng và môi trường sống nói chung. Mặt khác, nó thể hiện trí tuệ của cộng đồng dần được trân trọng đón nhận, tiếp thu và cầu thị.

Sự phát triển bền vững của quốc gia không nên và không thể chỉ trông chờ vào sự tinh anh của một cá nhân hay nhóm người nào đó mà phải là sự huy động tổng hợp trí và lực của cả xã hội. Ở đó, mỗi cá nhân, tổ chức, tùy theo năng lực, vị trí xã hội của mình đều có quyền và trách nhiệm đóng góp, đấu tranh để cái đúng đắn luôn luôn không thất bại./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Trần Hồng Hà chính thức lên tiếng vụ nhận chìm bùn nhiệt điện
Bộ trưởng Trần Hồng Hà chính thức lên tiếng vụ nhận chìm bùn nhiệt điện

VOV.VN - Nếu có mạo danh khi đánh giá tác động môi trường thì thuộc trách nhiệm pháp lý của nhà đầu tư và bên tư vấn, không phải trách nhiệm cơ quan quản lý.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà chính thức lên tiếng vụ nhận chìm bùn nhiệt điện

Bộ trưởng Trần Hồng Hà chính thức lên tiếng vụ nhận chìm bùn nhiệt điện

VOV.VN - Nếu có mạo danh khi đánh giá tác động môi trường thì thuộc trách nhiệm pháp lý của nhà đầu tư và bên tư vấn, không phải trách nhiệm cơ quan quản lý.

Kết quả khảo sát khu vực nhận chìm chất nạo vét xuống biển Bình Thuận
Kết quả khảo sát khu vực nhận chìm chất nạo vét xuống biển Bình Thuận

VOV.VN -Việc khảo sát được tiến hành bao gồm địa hình đáy biển, trầm tích đáy, sinh cảnh đáy và sinh vật đáy nhỏ trong trầm tích.

Kết quả khảo sát khu vực nhận chìm chất nạo vét xuống biển Bình Thuận

Kết quả khảo sát khu vực nhận chìm chất nạo vét xuống biển Bình Thuận

VOV.VN -Việc khảo sát được tiến hành bao gồm địa hình đáy biển, trầm tích đáy, sinh cảnh đáy và sinh vật đáy nhỏ trong trầm tích.

Có thể không nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát ra biển Vĩnh Tân
Có thể không nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát ra biển Vĩnh Tân

VOV.VN - Bình Thuận và Bộ TNMT đề nghị cho dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đổ gần 1 triệu m3 làm vật liệu san lấp tại Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.

Có thể không nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát ra biển Vĩnh Tân

Có thể không nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát ra biển Vĩnh Tân

VOV.VN - Bình Thuận và Bộ TNMT đề nghị cho dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đổ gần 1 triệu m3 làm vật liệu san lấp tại Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.

Thống nhất phương án không nhận chìm 1 triệu m3 bùn cát xuống biển
Thống nhất phương án không nhận chìm 1 triệu m3 bùn cát xuống biển

Bộ TN&MT thống nhất phương án toàn bộ khối lượng vật chất gần 1 triệu m3 của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 sẽ được đổ vào khu vực Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.

Thống nhất phương án không nhận chìm 1 triệu m3 bùn cát xuống biển

Thống nhất phương án không nhận chìm 1 triệu m3 bùn cát xuống biển

Bộ TN&MT thống nhất phương án toàn bộ khối lượng vật chất gần 1 triệu m3 của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 sẽ được đổ vào khu vực Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.