Tăng mức xử phạt có ngăn được “bệnh tiểu đường”?

VOV.VN - Thiếu nhà vệ sinh là một phần, nhưng phần nhiều vẫn do ý thức người dân dẫn đền tình trạng... tiểu đường.

Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi, tiểu bậy làm mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường đã được nói tới nhiều và các cơ quan chức năng cũng đề ra nhiều giải pháp nhưng chưa có chuyển biến. Theo Nghị định 155 vừa được Chính phủ ban hành, mức phạt những hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ tăng hàng chục lần liệu có khiến người dân sợ?

Thiếu nhà vệ sinh là một phần, nhưng phần nhiều vẫn do ý thức người dân dẫn đền tình trạng tiểu đường.

Bí quá đành… tè bậy

Hiện hầu hết các thành phố lớn của Việt Nam đang thiếu nhà vệ sinh công cộng (NVSCC), nhất là tại các điểm vui chơi, giải trí. Anh Đỗ Văn Linh (Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: “Cuối tuần trước vợ chồng tôi cho con dạo chơi ở khu vực phố cổ Hà Nội. Sau một hồi đi dạo, hai con muốn đi tiểu khiến bố mẹ đôn đáo tìm nhà vệ sinh. Đến NVSCC trên phố Gia Ngư thấy nhiều người đứng xếp hàng chờ, hỏi người dân còn nhà vệ sinh nào gần đấy không thì được chỉ lên phố Hàng Giầy, Hàng Khay hay Phùng Hưng. Nhưng cu con không nhịn được nữa nên cả nhà phải vào một quán cà phê uống nước cho con có chỗ đi tiểu. Tuy nhiên, quan sát trên phố đi bộ, tôi thấy không ít người cho con tè bên vệ đường. Để hạn chế tình trạng người dân tè bậy, Hà Nội cần lắp đặt thêm nhiều NVSCC tại các điểm vui chơi, các địa điểm du lịch, chứ hiện giờ khoảng cách giữa các NVSCC còn xa quá”.

Thiếu nhà vệ sinh là một phần, nhưng phần nhiều vẫn do ý thức người dân. Bởi không ít người hồn nhiên tiểu bậy khi NVSCC ngay gần đó. Ở khu vực Hồ Gươm ngoài 6 NVSCC hiện có 9 đơn vị mở cửa khu vực vệ sinh phục vụ du khách miễn phí. Thế nhưng đi dạo ở Bờ Hồ, tại những chỗ tối, góc khuất vẫn thấy bốc lên mùi nước tiểu nồng nặc.

Chị Đinh Thu Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Cứ nói là thiếu nhà vệ sinh nhưng cái chính là mấy ông cứ quen thói tiện đâu xả đấy rồi. Trong khi ý thức của người dân chưa tốt, tôi rất ủng hộ việc tăng mức xử phạt. Tuy nhiên, đã đề ra mức xử phạt thì phải bố trí người xử phạt và việc xử phạt phải thực hiện công bằng, nghiêm minh với mọi đối tượng. Ngoài phạt tiền thì nên bắt người vi phạm quét dọn chỗ họ vừa xả bậy họ sẽ thấy xấu hổ mà không tái phạm. Còn quy định rồi để đấy thì người dân sẽ nhờn luật”.

Chị Trang cho rằng, mỗi người dân nên coi việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là việc của mình, chứ đừng coi đấy là việc của công nhân môi trường thì đất nước mới sạch đẹp, văn minh được. Vì vậy, bên cạnh việc xử lý nghiêm thì việc tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân là cần thiết.

Tăng chế tài cần đi đôi với xử phạt nghiêm minh

Việc thiếu NVSCC sẽ được khắc phục trong thời gian tới. Tháng 8/2016, TP. Hà Nội đã chấp thuận cho một DN tài trợ 1.000 NVSCC. Sau một thời gian triển khai, DN này đã lắp đặt mẫu thí điểm trên đường Trần Nhân Tông. Nếu được TP chấp nhận mẫu nhà vệ sinh này sẽ được nhân rộng trên toàn địa bàn. Khi NVSCC tương đối đầy đủ, thì không có lý do gì để biện minh cho hành vi đi tiểu không đúng nơi quy định.

TS. Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội, cho rằng, việc tăng mức phạt là cần thiết bởi mức phạt cũ thấp ít khiến người dân nhờn luật. Tuy nhiên, mức phạt đã đủ sức răn đe thì phải xử phạt cho công bằng bởi cùng một lỗi mà xử phạt người này cao, người kia thấp sẽ dẫn đến tâm lý không phục, dễ làm cho người ta phản kháng lại.

Một chiến sĩ công an phường Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) cho rằng, xử phạt hành vi tè bậy cũng khó. Mặc dù vừa nhìn thấy người ta tè bậy nhưng đến lập biên bản xử phạt người ta chối bay đi thì mình làm gì được, bởi camera chưa phủ khắp mọi nơi, trong khi đó mình cũng không thể đưa người ta về đồn xử lý.

Một luật sư của Đoàn luật sư TP. HN cho rằng, theo nghị định, thẩm quyền xử phạt những hành vi vi phạm là công an xã, phường, thị trấn, cán bộ đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ban quản lý rừng, Ban quản lý các vườn quốc gia... Những lực lượng có thẩm quyền xử lý người vi phạm sẽ trực tiếp bắt quả tang hoặc thông qua các biện pháp nghiệp vụ, ghi hình…

Tuy nhiên, các lực lượng làm nhiệm vụ xử phạt chắc chỉ có công an xã, phường là người dân còn sợ mà nộp phạt, trong khi lực lượng này còn mỏng và kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ. Theo vị luật sư này nên có lực lượng chuyên trách thì việc xử phạt sẽ hiệu quả hơn. Hiện đã có 2 nghị định phạt tiền với hành vi này nhưng rất ít người bị xử phạt. Nếu tăng chế tài xử phạt mà không thực hiện dễ làm cho người dân nhờn luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh: Nhà vệ sinh công cộng mẫu mới sắp được triển khai ở Hà Nội
Cận cảnh: Nhà vệ sinh công cộng mẫu mới sắp được triển khai ở Hà Nội

VOV.VN - Mẫu nhà vệ sinh công cộng thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng có thể được triển khai trên toàn bộ thành phố Hà Nội.

Cận cảnh: Nhà vệ sinh công cộng mẫu mới sắp được triển khai ở Hà Nội

Cận cảnh: Nhà vệ sinh công cộng mẫu mới sắp được triển khai ở Hà Nội

VOV.VN - Mẫu nhà vệ sinh công cộng thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng có thể được triển khai trên toàn bộ thành phố Hà Nội.

TP HCM: Đổi đất lấy các nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách
TP HCM: Đổi đất lấy các nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND thành phố cho rằng, thành phố có thể đổi đất lấy các nhà vệ sinh công cộng để phục vụ du khách và người dân. 

TP HCM: Đổi đất lấy các nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách

TP HCM: Đổi đất lấy các nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND thành phố cho rằng, thành phố có thể đổi đất lấy các nhà vệ sinh công cộng để phục vụ du khách và người dân. 

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung kiểm duyệt mẫu nhà vệ sinh công cộng mới
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung kiểm duyệt mẫu nhà vệ sinh công cộng mới

VOV.VN - Sáng 14/10, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đến kiểm duyệt mẫu nhà vệ sinh công cộng mới được đặt trên đường Trần Nhân Tông.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung kiểm duyệt mẫu nhà vệ sinh công cộng mới

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung kiểm duyệt mẫu nhà vệ sinh công cộng mới

VOV.VN - Sáng 14/10, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đến kiểm duyệt mẫu nhà vệ sinh công cộng mới được đặt trên đường Trần Nhân Tông.