Ukraine tiếp bước đến trời Âu trên con đường không bằng phẳng

VOV.VN - Những vấn đề tồn tại của Ukraine tiếp tục trở thành chủ đề thảo luận chính trong cuộc họp Thượng đỉnh EU-Ukraine

Sau cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Ukraine Poroshenko với các nhà lãnh đạo châu Âu, diễn ra ngày hôm qua (13/7) tại thủ đô Kiev, lộ trình gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) của nước này vẫn chẳng thể rút ngắn. Không những vậy, nhiều trở ngại vốn dĩ tồn tại lâu nay thậm chí còn tiếp tục chồng chất cao thêm khiến con đường đến với Brussels của Kiev càng thêm mờ mịt.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker và Tổng thống Ukraine Poroshenko chào hỏi nhau trước khi vào cuộc họp thượng đỉnh ngày 13/7 tại Brussels (Ảnh: AFP).

Sau những cái bắt tay tiếp đón thân mật, hai bên đã bước vào cuộc họp với hai tâm trạng khác biệt. Một bên háo hức, vồn vã, một bên lạnh lùng, cứng rắn. Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh Hội đồng Châu Âu (EC) mới thông qua Hiệp định liên kết với Ukraine hôm 11/7 nhằm thiết lập quan hệ liên kết chính trị và kinh tế giữa hai bên. Theo đó, Ukraine phải thông qua hàng loạt chương trình cải cách với những tiêu chí do châu Âu đề ra, bao gồm đấu tranh chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm, quản lý tài chính công và vấn đề năng lượng.

Những vấn đề tồn tại của Ukraine tiếp tục trở thành chủ đề thảo luận chính trong cuộc họp lần này, trong đó nạn tham nhũng được các nhà lãnh đạo châu Âu nêu bật và đòi hỏi Chính quyền Ukraine phải có biện pháp đối phó khẩn cấp.

Điều này đã được Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean Claude Juncker nhấn mạnh: “Chúng tôi vẫn rất lo ngại về cuộc chiến chống tham nhũng của các bạn. Tôi có thể thấy rằng ngài Tổng thống, chính phủ và quốc hội Ukraine đã rất nỗ lực, nhưng tình hình không làm tôi hài lòng. Tôi cho rằng tham nhũng là một trong vấn đề chính và nó cần phải được giải quyết ngay lập tức”.

Nhận định từ hồi đầu năm của ông Juncker về việc Ukraine sẽ không thể gia nhập EU trong vòng 20 đến 25 năm nữa, đến nay dường như vẫn không thay đổi. Bên cạnh sự không đồng thuận trong nội bộ EU, Ukraine vẫn chưa chứng tỏ được hiệu quả đem lại từ những nỗ lực của mình trong việc thực hiện các cam kết với châu Âu.

Ngoài ra, một yếu tố bên ngoài, nhưng có ảnh hưởng quyết định đến con đường hội nhập châu Âu của Ukraine, là quan hệ Nga- EU. Sau giai đoạn căng thẳng kéo dài, cả Nga và EU cùng đang có những động thái nhượng bộ, sẵn sàng xích lại gần nhau. Đây được coi là tín hiệu xấu đối với Ukraine, bởi Brúc-xen sẽ không muốn việc kết nạp một Kiev đem lại không mấy lợi ích sẽ làm gia tăng đối đầu với Moscow.

Quá trình gia nhập Liên minh Châu Âu càng trắc trở sẽ khiến chiếc ghế của ông Poroshenko càng chông chênh. Tổng thống Ukraine đang đặt cược vào lá bài gia nhập EU và NATO cho tiền đồ chính trị của mình. Chủ trương hướng Tây đã được ông triệt để sử dụng làm đáp án cho mọi chính sách đối nội, đối ngoại.

Tuy nhiên, khi giấc mơ trời Âu vẫn còn xa vời thì lá bài của ông Poroshenko đang đem lại những tác dụng ngược. Việc tăng giá các chi phí sinh hoạt, cắt giảm chi tiêu cho các lĩnh vực xã hội và gia tăng đối đầu với Nga đã khiến cuộc sống người dân Ukraine thêm khó khăn. Tâm lý chán nản, mất niềm tin đã xuất hiện ngay trong nội bộ các quan chức Chính phủ Ukraine. Tình thế khó xử buộc Tổng thống Poroshenko tiếp tục “phóng lao phải theo lao” bằng các nỗ lực tăng tốc gia nhập EU.

Tuy nhiên, hy vọng của chính quyền Ukraine không hẳn không có cơ sở khi gần đây Liên minh Châu Âu đã đồng ý miễn thị thực cho công dân Ukraine có hộ chiếu sinh trắc học.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk cũng khẳng định điều này khi lên tiếng trấn an: “Chúng ta mới đang ở nửa chặng đường. Tôi tin rằng nếu các bạn tiếp tục quyết tâm, dũng cảm và kiên định, nếu các bạn đương đầu được với những khó khăn của sự đổi mới và không bỏ cuộc, thì các bạn sẽ đạt được giấc mơ của mình và những mục tiêu đề ra”.

Để cánh cửa bước đến châu Âu rộng mở, trong thời gian tới Ukraine sẽ phải nhanh chóng giải quyết xung đột tại miền Đông, đẩy mạnh cải cách theo đòi hỏi của phương Tây và thực thi Hiệp định Liên kết giữa hai bên. Tuy nhiên, nỗ lực của một mình Kiev không thể quyết định được tương lai của họ mà điều này còn phải trông chờ vào sự thỏa hiệp, mặc cả về lợi ích giữa các nước lớn trong khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãnh đạo Nga - Pháp - Đức thảo luận về vấn đề Ukraine tại G20
Lãnh đạo Nga - Pháp - Đức thảo luận về vấn đề Ukraine tại G20

VOV.VN - Lãnh đạo Nga, Pháp và Đức nhất trí về tầm quan trọng của việc thực hiện lệnh ngừng bắn tại miền Đông Ukraine theo thỏa thuận Minsk.

Lãnh đạo Nga - Pháp - Đức thảo luận về vấn đề Ukraine tại G20

Lãnh đạo Nga - Pháp - Đức thảo luận về vấn đề Ukraine tại G20

VOV.VN - Lãnh đạo Nga, Pháp và Đức nhất trí về tầm quan trọng của việc thực hiện lệnh ngừng bắn tại miền Đông Ukraine theo thỏa thuận Minsk.

Ukraine tập trung vào cải cách hướng tới gia nhập NATO năm 2020
Ukraine tập trung vào cải cách hướng tới gia nhập NATO năm 2020

VOV.VN - Tổng thống Petro Poroshenko ngày 10/7 cho biết, Ukraine và NATO sẽ bắt đầu thảo luận về lộ trình để Ukraine gia nhập liên minh quân sự này.

Ukraine tập trung vào cải cách hướng tới gia nhập NATO năm 2020

Ukraine tập trung vào cải cách hướng tới gia nhập NATO năm 2020

VOV.VN - Tổng thống Petro Poroshenko ngày 10/7 cho biết, Ukraine và NATO sẽ bắt đầu thảo luận về lộ trình để Ukraine gia nhập liên minh quân sự này.

Nga phản đối Nghị quyết về Ukraine tại OSCE
Nga phản đối Nghị quyết về Ukraine tại OSCE

VOV.VN - Nga cho rằng nội dung một số điểm trong Nghị quyết về Ukraine là không thể chấp nhận đối với Nga.

Nga phản đối Nghị quyết về Ukraine tại OSCE

Nga phản đối Nghị quyết về Ukraine tại OSCE

VOV.VN - Nga cho rằng nội dung một số điểm trong Nghị quyết về Ukraine là không thể chấp nhận đối với Nga.

Sau cuộc gặp Trump - Putin: Mỹ quay sang “xoa dịu” Ukraine
Sau cuộc gặp Trump - Putin: Mỹ quay sang “xoa dịu” Ukraine

VOV.VN - Dù khẳng định cần phải tăng cường hợp tác với Nga, nhưng Mỹ sẽ không bỏ qua những đồng minh truyền thống và lợi ích bấy lâu nay của mình.

Sau cuộc gặp Trump - Putin: Mỹ quay sang “xoa dịu” Ukraine

Sau cuộc gặp Trump - Putin: Mỹ quay sang “xoa dịu” Ukraine

VOV.VN - Dù khẳng định cần phải tăng cường hợp tác với Nga, nhưng Mỹ sẽ không bỏ qua những đồng minh truyền thống và lợi ích bấy lâu nay của mình.

Nga “sốt ruột” khi Ukraine xích lại gần EU
Nga “sốt ruột” khi Ukraine xích lại gần EU

VOV.VN - Việc Ukraine xích lại gần EU sẽ thúc đẩy Ukraine gia nhập NATO và đó là một thách thức, đe dọa lớn đối với an ninh của Nga.

Nga “sốt ruột” khi Ukraine xích lại gần EU

Nga “sốt ruột” khi Ukraine xích lại gần EU

VOV.VN - Việc Ukraine xích lại gần EU sẽ thúc đẩy Ukraine gia nhập NATO và đó là một thách thức, đe dọa lớn đối với an ninh của Nga.