Văn hóa đi xe ô tô tại Việt Nam: Đơn giản nhưng khó thay đổi

VOV.VN -Vừa qua, trong khuôn khổ Triển lãm Ô tô Quốc tế Việt Nam (VIMS) 2017 tại TP HCM, BTC đã tổ chức buổi Hội thảo với chủ đề “Văn hóa đi ô tô tại Việt Nam"

Hội thảo được diễn ra theo hình thức mở với thành phần tham dự gồm: Ông Trần Hữu Minh – Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, ông Nguyễn Đình Thành – Giám đốc điều hành & Đồng sáng lập Elite PR School, bà Phan Thị Ngọc Diễm – Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2008 và đại diện các cơ quan truyền thông và báo chí.

Qua Hội thảo, đại diện của Uỷ ban An Toàn Giao thông Quốc gia, các nhà nhập khẩu ô tô xe máy chính hãng, các cơ quan thông tấn báo chí, các chuyên gia về văn hoá, truyền thông và công chúng đã cùng trao đổi về những vấn đề cốt lõi trong văn hoá tham gia giao thông nói chung và văn hoá lái xe ô tô nói riêng. Đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần cải thiện tình hình tham gia giao thông tại Việt Nam.

Các đại biểu tham gia hội thảo.
3 vấn đề chính đã được nêu ra trong khuôn khổ hội thảo “Văn hoá đi xe ô tô tại Việt Nam” bao gồm: Văn hoá đi xe ô tô của những người có địa vị xã hội và cách ứng xử khi tham gia giao thông ảnh hưởng thế nào đến danh tiếng của họ; Văn hóa đi xe ô tô không chỉ thể hiện qua sự tuân thủ các quy định pháp luật mà còn qua cách ứng xử trong các tình huống hàng ngày; Văn hoá đi xe ô tô đối với người tự lái xe và những người có tài xế riêng. Kèm theo đó là sự cần thiết của việc đào tạo cho tài xế riêng về văn hoá đi xe ô tô.

Theo ông Nguyễn Đình Thành – Giám đốc điều hành & Đồng sáng lập Elite PR School, trong bối cảnh số lượng các phương tiện tham gia giao thông đang gia tăng với tốc độ chóng mặt tại các đô thị lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, tình hình giao thông đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do hành vi ứng xử và văn hoá tham gia giao thông của người dân vẫn còn nhiều hạn chế .

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng, văn hóa khi tham gia giao thông không chỉ thể hiện qua việc tuân thủ các quy định của pháp luật mà còn qua cách ứng xử trong các tình huống hàng ngày như việc đỗ xe, bấm còi… Điển hình như việc đỗ xe trước cửa nhà dân hay cửa hàng kinh doanh. Việc đỗ xe này không hề vi phạm các luật định đề ra nhưng lại được nhiều người đánh giá là thiếu văn hóa. Đã có nhiều trường hợp phản ứng khá tiêu cực trước hàng động đỗ xe thiếu ý thức này như: đổ sơn, cào xước xe, đâm thủng lốp…

Những kiểu đáp trả cho hành vi đỗ xe trước cửa nhà dân và cửa hàng kinh doanh.
Để đưa ra giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đặc biệt là ô tô, ông Trần Hữu Minh – Phó Chánh văn phòng UB ATGT QG chia sẻ: “Muốn cải thiện được ý thức cũng như giải quyết được các vấn đề tồn đọng trong giao thông hiện nay những người tham gia giao thông trước tiên nên tuân thủ luật pháp ở đây là luật giao thông. Nhiều những tình huống lái xe ô tô gặp phải hay cố tình không tuân thủ cũng đã được quy định cụ thể trong bộ luật này”.

Cũng theo ông Minh, luật đường bộ cũng đang được nghiên cứu và xem xét sửa đổi để phù hợp hơn so với thực tiễn hiện nay. Cùng với đó sẽ là việc tăng cường kiểm tra và giám sát người tham gia giao thông nhằm hạn chế các vi phạm.

Còn theo ông Nguyễn Đình Thành thì để thay đổi, nâng cao văn hóa đi ô tô tại Việt Nam thì chúng ta cần thay đổi hành vi, thái độ và nhận thức về văn hóa giao thông. Đồng thời, cung cấp kiến thức và kỹ năng về văn hóa giao thông. Đưa ra các thông tin về sự nguy hiểm tiềm ẩn của việc thiếu văn hóa giao thông.

Bà Phan Thị Ngọc Diễm lại cho rằng, các nhà phân phối, buôn bán xe hơi cũng cần có trách nhiệm hơn đối xã hội hay chính là với những chiếc xe mình bán ra. Không đơn thuần chỉ là thương mại chiếc xe đó mà có thể là việc tuyên truyền các văn hóa về chiếc xe, vận hành xe sao cho phù hợp và có ý thức hơn khi di chuyển. Nếu tuyên truyền được về văn hóa, cách sử dụng các sản phẩm sang trọng và nhập khẩu nhiều nhà phân phối xe cũng sẽ có khả năng tuyên truyền tốt hơn về văn hóa đi xe.

Những chia sẻ của đại diện cơ quan Nhà nước về các chính sách và nỗ lực trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức và văn hoá người dân khi tham gia giao thông, cùng những đánh giá thực tiễn và đề xuất nhằm cải thiện văn hóa tham gia giao thông bằng ô tô được nêu ra trong phiên thảo luận đã đem đến nhiều thông tin hữu ích, tạo nền móng cho các cơ quan có thẩm quyền cũng như các doanh nghiệp nghiên cứu, đưa ra các giải pháp và hợp tác để cải thiện văn hóa giao thông tại Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khởi động chương trình ” Thanh niên với văn hóa giao thông”
Khởi động chương trình ” Thanh niên với văn hóa giao thông”

VOV.VN -  Chương trình nhằm trang bị kiến thức về ATGT, xây dựng ý thức, hành vi, kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho các bạn thanh niên

Khởi động chương trình ” Thanh niên với văn hóa giao thông”

Khởi động chương trình ” Thanh niên với văn hóa giao thông”

VOV.VN -  Chương trình nhằm trang bị kiến thức về ATGT, xây dựng ý thức, hành vi, kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho các bạn thanh niên

Cách "đáp trả" khá "độc đáo" với những chiếc xe đỗ không đúng chỗ
Cách "đáp trả" khá "độc đáo" với những chiếc xe đỗ không đúng chỗ

VOV.VN - Việc nhiều lái xe đỗ xe không đúng chỗ, chặn cửa nhà, lối đi... đã khiến người dân bức xúc và có những cách "đáp trả" khá "độc đáo" lên chiếc xe.

Cách "đáp trả" khá "độc đáo" với những chiếc xe đỗ không đúng chỗ

Cách "đáp trả" khá "độc đáo" với những chiếc xe đỗ không đúng chỗ

VOV.VN - Việc nhiều lái xe đỗ xe không đúng chỗ, chặn cửa nhà, lối đi... đã khiến người dân bức xúc và có những cách "đáp trả" khá "độc đáo" lên chiếc xe.

Đưa nghệ thuật vào tuyên truyền văn hóa giao thông
Đưa nghệ thuật vào tuyên truyền văn hóa giao thông

VOV.VN - Các hình thức nghệ thuật dân tộc như: rối nước, hát xẩm, hát văn, quan họ Bắc Ninh… được lồng ghép thông điệp về văn hóa giao thông.

Đưa nghệ thuật vào tuyên truyền văn hóa giao thông

Đưa nghệ thuật vào tuyên truyền văn hóa giao thông

VOV.VN - Các hình thức nghệ thuật dân tộc như: rối nước, hát xẩm, hát văn, quan họ Bắc Ninh… được lồng ghép thông điệp về văn hóa giao thông.