Sau chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Mỹ: Những dự cảm bất an

VOV.VN - Những tuyên bố mạnh mẽ và chưa từng có của Ngoại trưởng Mỹ khiến dư luận có những dự cảm bất an.

Ngày 19/3, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã kết thúc chuyến công du 3 nước Đông Á Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc kéo dài 5 ngày. Trong chuyến thăm, hàng loạt các vấn đề đa phương, song phương đã được đưa ra thảo luận, tuy nhiên, vấn đề hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên luôn là trọng tâm trong các cuộc thảo luận của ông Rex Tillerson với người đồng cấp các nước.

Những tuyên bố mạnh mẽ và chưa từng có của Ngoại trưởng Mỹ khiến dư luận có những dự cảm bất an đối với tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên trong thời gian sắp tới.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson 

Chuyến công du 3 nước Đông Á lần đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson được đánh giá là khá lặng lẽ, khác so với những người tiền nhiệm của mình.

Tuy nhiên, trọng trách lại vô cùng nặng nề khi ông Tillerson được cho là cần phải giải quyết hàng loạt những vấn đề có thể coi là “gai góc” nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay, đó là làm sao khẳng định được sự ủng hộ của Mỹ cũng như củng cố mối quan hệ của nước này với các đồng minh ở khu vực, làm sao để truyền tải được thông điệp về việc Mỹ và Trung Quốc cần tránh một cuộc chiến thương mại không cần thiết và cuối cùng là làm thế nào để giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên – mục tiêu quan trọng nhất trong chuyến công du Đông Á lần này. Đối với một người chưa có nhiều kinh nghiệm ngoại giao như ông Tillerson mà nói, đây là một nhiệm vụ đầy khó khăn. 

Tên lửa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tiến hành chuyến công du trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang ngày một leo thang. Một mặt do Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên bất chấp Nghị quyết cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa.

Mặt khác do Mỹ và Hàn Quốc tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn cũng như đẩy nhanh việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD. Điều mà dư luận quan tâm là chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ định vị vấn đề này ở đâu trong chính sách ngoại giao của nước Mỹ.

Tuy nhiên, thông qua những phát biểu cứng rắn và mạnh mẽ của Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến thăm, cũng gợi mở phần nào về việc chính sách của Mỹ đối với vấn đề hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới. 

Tại trạm dừng chân đầu tiên ở Nhật Bản, ông Rex Tillerson cho rằng, chính sách đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Triều Tiên trong 20 năm qua đã thất bại, đối mặt với mối đe dọa leo thang hơn bao giờ hết, rõ ràng một cách tiếp cận mới là cần thiết và nhiệm vụ quan trọng của ông trong chuyến công du này là trao đổi ý kiến với các bên về cách tiếp cận mới này.

Tại Hàn Quốc, Ngoại trưởng Mỹ cho rằng chính sách kiên nhẫn chiến lược đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đã chấm dứt và hành động quân sự chống lại Bình Nhưỡng có thể là “một giải pháp” được Mỹ cân nhắc. Tuy nhiên, tại Trung Quốc - điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du của ông Rex Tillerson, khi Trung Quốc yêu cầu Mỹ cần giữ “một cái đầu lạnh” trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên thì Ngoại trưởng Mỹ đã không còn có những phát biểu cứng rắn như tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ông Rex Tillerson cho biết Mỹ và Trung Quốc cam kết làm mọi điều để có thể ngăn chặn bất cứ một cuộc xung đột nào có thể xảy ra, hai bên nhất trí để đưa quá trình này đi đúng hướng. 

Vậy phải nhìn nhận như thế nào đối với “cách tiếp cận mới” mà Ngoại trưởng Mỹ nhắc đến nhằm phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. “Cách tiếp cận mới” của Ngoại trưởng Mỹ nhắc đến liệu có phải là một hành động quân sự phủ đầu hay một lệnh cấm vận toàn diện và mạnh mẽ hơn để yêu cầu Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên phải từ bỏ việc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình. 

Theo các chuyên gia, khả năng Mỹ sử dụng đòn quân sự phủ đầu đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên khó có thể xảy ra do điều này sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt của Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên “cách tiếp cận mới” này có thể sẽ là một lệnh trừng phạt nghiêm khắc và toàn diện hơn. Mỹ sẽ yêu cầu các đồng minh cũng như các đối tác thực hiện việc cấm vận một cách nghiêm túc, tạo ra một vòng vây khép chặt Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Đồng thời, trong “Cách tiếp cận mới” này, Trung Quốc sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng, Mỹ sẽ hối thúc Trung Quốc phải sử dụng sức mạnh mềm của mình để kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Các chuyên gia cũng cho rằng, giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cần phải được thực hiện từ gốc, việc gia tăng cấm vận không phải là “quân bài” vạn năng để Mỹ có thể ép Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Muốn thực hiện được điều này, Mỹ cần phải có được sự hợp tác chặt chẽ của các bên, cũng như cần đưa được các bên liên quan quay trở lại bàn đàm phán./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc khuyên Mỹ nên giữ “cái đầu lạnh” trong vấn đề Triều Tiên
Trung Quốc khuyên Mỹ nên giữ “cái đầu lạnh” trong vấn đề Triều Tiên

VOV.VN - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khuyên Mỹ nên giữ “đầu lạnh” đối với tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc khuyên Mỹ nên giữ “cái đầu lạnh” trong vấn đề Triều Tiên

Trung Quốc khuyên Mỹ nên giữ “cái đầu lạnh” trong vấn đề Triều Tiên

VOV.VN - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khuyên Mỹ nên giữ “đầu lạnh” đối với tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Mỹ - Hàn tập trận rầm rộ bất chấp căng thẳng với Triều Tiên
Mỹ - Hàn tập trận rầm rộ bất chấp căng thẳng với Triều Tiên

VOV.VN - Ngoài tàu Carl Vinson, cuộc tập trận chung Mỹ- Hàn còn có sự góp mặt của khu trục hạm Seoae Tyu Seong-Ryong và khoảng 60 tàu chiến, tàu ngầm.

Mỹ - Hàn tập trận rầm rộ bất chấp căng thẳng với Triều Tiên

Mỹ - Hàn tập trận rầm rộ bất chấp căng thẳng với Triều Tiên

VOV.VN - Ngoài tàu Carl Vinson, cuộc tập trận chung Mỹ- Hàn còn có sự góp mặt của khu trục hạm Seoae Tyu Seong-Ryong và khoảng 60 tàu chiến, tàu ngầm.

Lãnh đạo Triều Tiên thị sát nơi thử động cơ tên lửa mới
Lãnh đạo Triều Tiên thị sát nơi thử động cơ tên lửa mới

VOV.VN - Đích thân nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có mặt để kiểm tra các thông số kỹ thuật của động cơ và công tác chuẩn bị cho vụ thử tên lửa.

Lãnh đạo Triều Tiên thị sát nơi thử động cơ tên lửa mới

Lãnh đạo Triều Tiên thị sát nơi thử động cơ tên lửa mới

VOV.VN - Đích thân nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có mặt để kiểm tra các thông số kỹ thuật của động cơ và công tác chuẩn bị cho vụ thử tên lửa.

Mỹ - Trung nhất trí hợp tác giải “bài toán khó” Triều Tiên
Mỹ - Trung nhất trí hợp tác giải “bài toán khó” Triều Tiên

VOV.VN - Theo giới phân tích, Trung Quốc sẽ là một đối tác không thể thiếu trong “cách tiếp cận mới” của Mỹ về Triều Tiên.

Mỹ - Trung nhất trí hợp tác giải “bài toán khó” Triều Tiên

Mỹ - Trung nhất trí hợp tác giải “bài toán khó” Triều Tiên

VOV.VN - Theo giới phân tích, Trung Quốc sẽ là một đối tác không thể thiếu trong “cách tiếp cận mới” của Mỹ về Triều Tiên.

Mỹ “không còn kiên nhẫn chiến lược” với Triều Tiên
Mỹ “không còn kiên nhẫn chiến lược” với Triều Tiên

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 17/3 tuyên bố, chính sách kiên trì chiến lược của Mỹ đối với Triều Tiên đã chấm dứt.

Mỹ “không còn kiên nhẫn chiến lược” với Triều Tiên

Mỹ “không còn kiên nhẫn chiến lược” với Triều Tiên

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 17/3 tuyên bố, chính sách kiên trì chiến lược của Mỹ đối với Triều Tiên đã chấm dứt.