Học tập và làm theo lời Bác:

Lưu ký ức “địa ngục trần gian”, truyền lửa cho giới trẻ

VOV.VN -Từ nỗi ám ảnh về ngày tháng bị tù đày ở Nhà tù Phú Quốc, ông Bảng dày công sưu tầm kỷ vật lịch sử như lòng tri ân, truyền lửa cách mạng cho giới trẻ.

Nỗi ám ảnh ‘địa ngục trần gian’

Ông Lâm Văn Bảng (75 tuổi, thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) – cựu tù ở Phú Quốc cho biết, cứ khoảng một tháng, vết thương trên tay, chân ông lại đùn xương ra, ông gảy gảy rồi lấy tay rút xương ra.

Ông Bảng có 15 vết thương trên người, khi trái gió trở trời, vết thương hành hạ đau nhức, nhưng ông vẫn cười bảo, mình tham gia giải phóng miền Nam, được trở về với gia đình, rời khỏi "địa ngục trần gian" Nhà tù Phú Quốc là ông đã may mắn hơn nhiều đồng đội của mình.

Ông Lâm Văn Bảng kể lãi chuỗi ngày ám ảnh nơi 'địa ngục trần gian'.

Viết thư bằng máu xin nhập ngũ từ năm 20 tuổi, viết đơn xin vào chiến đấu ở miền Nam, trong bước đường hành trình của người lính, ông chứng kiến nhiều đồng đội anh dũng hy sinh, trong đó có những đồng chí mà ông không được nhìn thấy thân thể. “Như đơn vị của tôi có 200 người, nay quy tụ lại cũng chỉ có 10 người”, giọng người lính già trầm lắng.

Cuộc đời người lính của ông, có lẽ khoảng thời gian bị giam trong Nhà tù Phú Quốc, là nỗi ám ảnh suốt cuộc đời.

Mậu Thân 1968, ông bị đa chấn thương, đồng đội giấu ông xuống hố bom với hy vọng trời tối sẽ đưa ra ngoài. Nhưng đúng hôm đó, quân Ngụy càn quét, chúng bắn vào chân, thấy chân ngọ nguậy, chúng đưa ông về. Ban đầu bị giam ở khám Chí Hòa, sau đó, ông bị chuyển ra Nhà tù Phú Quốc.

Ký ức ám ảnh của người cựu tù Phú Quốc bỗng chốc hiện về, đó là những màn tra tấn gây ức chế về tinh thần, hành hạ về thể xác. Chúng tra tấn người chiến sỹ cộng sản như thời trung cổ, chúng đục răng, móc mắt, quăng người vào chảo nước sôi, đóng đinh vào thân thể…

Tại Nhà tù Phú Quốc, ông bị giam ở khu B2. Ở đây, người cựu tù thường xuyên mắt thấy, tai nghe những hành động dã man của Thượng sỹ Nhất Nhu – tên cai ngục nổi tiếng tàn bạo.

Thời điểm đó ông đang bị thương, hai tuần được đi thay băng một lần. Và trên đường đi thay băng, ông Bảng được tận mắt nhìn thấy những chiếc răng của các đồng chí mình bị chúng đục, xâu chuỗi lại treo lên mái nhà. Sợi dây ấy, cứ sau hai tuần lại thấy đầy lên.

“Và còn rất nhiều hình thức tra tấn dã man tàn bạo khác. Những cái đó ám ảnh tôi, theo tôi suốt cuộc đời”, ông Bảng cho biết.

Vết thương trên tay ông có ngày 11/5/1968. Cứ khoản một tháng vết thương lại đùn ra cục xương ra.

Giờ ông đang sống trong thời bình, những tiếng rên đau đớn của đồng đội mình “Ôi trời ơi, ôi mẹ ơi!!!” khi cứ thỉnh thoảng vang lên trong tim ông. Đồng đội ông nằm bất động vì chấn thương sọ não, anh nằm như cái xác không hồn, để chuột nó cắn dần từ chân, lên tai rồi mũi. “Tiếng kêu đó đến bây giờ vẫn cứ ẩn hiện, nó ám ảnh tôi”, ông Bảng tâm sự.

Lập bảo tàng ký ức về Nhà tù Phú Quốc

Khi trở về đời thường có cuộc sống ấm no, nhưng hình ảnh người lính cụ Hồ bị tra tấn dã man trong nhà tù Phú Quốc cứ đau đáu, theo bám ông suốt cuộc đời. Cũng chính vì vậy, ông nghĩ rằng, mình phải làm gì đó để tri ân họ, để nhắc nhở mọi người có cuộc sống yên bình hôm nay là công ơn trời biển của Bác Hồ, của các anh hùng liệt sỹ và cũng để cho mọi người thấy được tội ác chiến tranh của kẻ địch.

Sau khi báo cáo cấp trên được sự đồng ý và động viên, năm 1985, với phương châm "4 tự": Tự túc, tự nguyện, tự quản, và tự chịu trách nhiệm, ông đã đi khắp nơi để thu thập lại các chứng tích lịch sử.

Đến năm 2006, cơ quan có thẩm quyền đã cấp phép cho ông thành lập “Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù và đày”. Mấy chục năm cùng đồng đội, chiến sỹ tù đày ở Phú Quốc và nhiều người khác, bảo tàng của ông đã thu thập được khoảng 4.000 hiện vật, hình ảnh.

Những chứng tích lịch sử được ông và đồng đội dày công sưu tầm

Hiện vật trong bảo tàng của ông có những thứ vô giá, như lá cờ Đảng bằng máu của các chiến sỹ cựu tù Phú Quốc. “Chúng tôi bị đày ải trong lòng địch, nhưng lý tưởng người cộng sản, luôn hướng về cội nguồn, hướng về lý tưởng. Cho nên dù trong xà lim khám tối chúng tôi vẫn làm những điều giáo dục truyền thống cách mạng. Chúng tôi tổ chức những ngày kỷ niệm lớn mặc dù lén lút. Chính điều này đã làm nên những lá cờ Đảng bằng máu, ảnh Bác Hồ bằng máu…

Quay lại thời điểm khó khăn ban đầu, ông Bảng cho biết, mình đã vận động của gia đình giành trọn gần 2000 m, vợ con ông chuyển đi nơi khác ở để làm bảo tàng, để cho đồng đội của ông được ở nơi đây.

Trong hành trình hàng chục năm đi tìm chứng tích tù đày, ông dồn hết tài sản chắt chiu của mình vào đấy. Những cuộc tìm kiếm khó khăn, nhất là những lần ra nghĩa trang rước đất, chân hương đồng đội mang về bảo tàng. Đó là một sự kỳ công.

Đã thế, địa phương thời điểm đấy còn có người nói thằng với ông rằng: “Anh rước ma về đây thờ à, gia đình tôi cũng họp và nói chuyện này nhưng tôi bảo, đấy không phải là ma, đấy là đồng đội tôi, những người hy sinh để chúng ta có cuộc sống ngày nay”, ông Bảng kể lại.

Từ dị nghị ban đầu, sau đó mọi người trong nhà, làng xóm, địa phương cũng đều hiểu, tâm đắc và ủng hộ. Giờ cả cộng đồng, các cơ quan đoàn thể mỗi dịp lễ đều đến “Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù và đày” ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, để thể hiện lòng tri ân đối với các anh hùng liệt sỹ. Các lãnh đạo cấp cao của Nhà nước cũng nhiều lần đến bảo tàng của ông để tri ân các anh hùng liệt sỹ.

“Dân ta phải biết sử ta”

Ngày 18/5 vừa qua, ông được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng bằng khen về thực hiện Chỉ thị 05 CT-TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Ông Bảng từ tốn cho biết, ông chỉ là người đại diện lên nhận bằng khen. Tấm bằng khen đó là công sức không chỉ của ông, mà còn của các đồng đội, nhiều người khác đang cùng góp công sức xây dựng bảo tàng.

Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù và đày, địa chỉ đỏ trên địa bàn huyện Phú Xuyên.

Nói về học tập theo Bác, cựu tù Phú Quốc cho rằng, Bác Hồ là con người thật, từ nhân dân mà ra. Bác là kết tinh của tinh hoa dân tộc Việt. Chính vì vậy học tập theo lời Bác không ở đâu điều cao xa, mơ hồ mà chính là học từ việc làm nhỏ nhất, đến việc lớn nhất của Người. Theo ông, việc lập bảo tàng cựu tù Phú Quốc cũng là đang học theo lời Bác dạy: “Dân ta phải biết sử ta”.

Ông Bảng cho rằng, ông và đồng đội của mình thuộc lớp người sống theo Đảng, chết cũng theo Đảng. Giờ cuộc sống có nhiều đổi thay, rồi xuất hiện nguy cơ “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Theo cựu tù Phú Quốc, đó là do chúng ta quá phấn chấn về thành tích mà quên giáo dục văn hóa truyền thống.

“Con người sinh ra mà không biết cội nguồn ở đâu thì chết rồi, mất gốc rồi”, ông Lâm Văn Bảng phân tích.

Bởi vậy, theo ông Bảng, công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trong hôm nay và mai sau không phải là trách nhiệm của riêng ai.

“Người ta thường nói, tuổi trẻ là rường cột của quốc gia, như mấy ông già làm sao đi đánh giặc được, phải là tuổi trẻ, tôi cũng xin nhập ngũ từ năm 20 tuổi. Nhưng tuổi trẻ không định hình được hoài bão, lao vào các tệ nạn xã hội, ma túy và quên lãng đi tất cả công lao của Đảng, các bậc tiền bối là thiếu lòng yêu nước. Nếu tuổi trẻ thiếu lòng yêu nước thì nguy cơ mất nước sẽ đến và khi đó không kẻ thù này thì kẻ thù khác xuất hiện. Và rồi lại xuất hiện những nhà tù như Nhà tù Phú Quốc.

Ông tâm nguyện trong về việc giáo dục giới trẻ hôm nay để luôn nhắc nhở đến công ơn những người đã hy sinh. Bản thân ông cũng thường xuyên tổ chức triển lãm lưu động các kỷ vật để nhắc nhở giới trẻ không được quên đi công ơn của các bậc cha anh.

Trong câu chuyện của mình, ông Lâm Văn Bảng thể hiện nỗi trăn trở về tuổi già đang bào mòn sức khỏe của mình, của các đồng đội ông. Ông mong chính quyền các cấp quan tâm đến những kỷ vật vô giá mà ông và đồng đội dày công sưu tập hàng chục năm nay. Ông không muốn những giá trị lịch sử này cũng bị mài mòn như theo tuổi tác của những người cựu tù Phú Quốc./.

Ông Trương Đại Dương – Chánh Văn phòng huyện Phú Xuyên: “Bảo tàng của ông Bảng là nơi tập trung các chiến sỹ bị địch bắt và tù đày, họ là nhân chứng sống, hướng dẫn viên. Các bác dày công sưu tập lại toàn bộ những đồ vật, hiện vật liên quan đến tội ác chiến tranh, sự hy sinh mất mát của các anh hùng chiến sỹ.
Hàng năm bảo tàng được đón rất nhiều các đoàn đến tham quan. Nhiều lãnh đạo cấp cao của Nhà nước cũng đến thăm bảo tàng. Huyện đang quy hoạch và có dự án triển khai xây dựng để cùng bác Bảng và các cựu chiến binh lưu giữ những giá trị của bảo tàng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học tập Bác để góp phần ngăn chặn suy thoái về tư tưởng, đạo đức
Học tập Bác để góp phần ngăn chặn suy thoái về tư tưởng, đạo đức

VOV.VN - Học tập đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để góp phần vào đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa"

Học tập Bác để góp phần ngăn chặn suy thoái về tư tưởng, đạo đức

Học tập Bác để góp phần ngăn chặn suy thoái về tư tưởng, đạo đức

VOV.VN - Học tập đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để góp phần vào đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa"

Với công an, học tập Bác Hồ là công việc hàng ngày
Với công an, học tập Bác Hồ là công việc hàng ngày

VOV.VN -Bộ Công an tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 03 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Với công an, học tập Bác Hồ là công việc hàng ngày

Với công an, học tập Bác Hồ là công việc hàng ngày

VOV.VN -Bộ Công an tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 03 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Học tập Bác: Thủ lĩnh Cảnh sát đặc nhiệm và những lần giáp mặt sinh tử
Học tập Bác: Thủ lĩnh Cảnh sát đặc nhiệm và những lần giáp mặt sinh tử

VOV.VN -Thấm nhuần lời dạy của Bác, thiếu tá Chu Văn Quang cùng đồng đội vẫn âm thầm, lặng lẽ vượt qua những thử thách trên mặt trận đấu tranh với tội phạm.

Học tập Bác: Thủ lĩnh Cảnh sát đặc nhiệm và những lần giáp mặt sinh tử

Học tập Bác: Thủ lĩnh Cảnh sát đặc nhiệm và những lần giáp mặt sinh tử

VOV.VN -Thấm nhuần lời dạy của Bác, thiếu tá Chu Văn Quang cùng đồng đội vẫn âm thầm, lặng lẽ vượt qua những thử thách trên mặt trận đấu tranh với tội phạm.

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để học tập Bác có hiệu quả
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để học tập Bác có hiệu quả

VOV.VN -Thời gian tới, không chỉ là học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cần mở rộng ra tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để học tập Bác có hiệu quả

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để học tập Bác có hiệu quả

VOV.VN -Thời gian tới, không chỉ là học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cần mở rộng ra tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh