Thơ Nguyễn Duy trong hồn dân tộc

VOV.VN - Có thể nói thế hệ thơ chống Mỹ trở lại đây, Nguyễn Duy là một nhà thơ đậm hồn dân tộc nhất.

Thơ Nguyễn Duy không cao sâu triết lý, lại càng không tìm tòi cách tân đổi mới, ông cứ lặng lẽ khiêm nhường đứng trong góc khuất mà tỏa sáng. Một điều hết sức thú vị, Nguyễn Duy càng tỏ ra khiêm nhường, khép mình bao nhiêu thì thơ ông lại có sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng bấy nhiêu. Những câu thơ mộc mạc, giản dị, đời thường:

“Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đầu

Rối ren tay bí tay bầu

Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”

( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa )

Hay

“ thửa nhỏ tôi hay ra Cống Na câu cá

Níu váy bà đi chợ Bình Lâm”…

( Đò Lèn )

Nhưng giản dị đấy mà thấm thía, mà sâu sắc, mà đi vào lòng người. Hiện nay có đến cả trăm nghệ sĩ hát với nhiều thể loại khác nhau bài thơ “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của ông.

Các nghệ sĩ tại buổi trình diễn “Thơ Nguyễn Duy trong dân ca và nghệ thuật ca hát truyền thống”. 

Cái giản dị, cái thâm thúy nhưng giàu chất trữ tình ấy rất hợp với các làn điệu dân ca và nghệ thuật ca hát truyền thống. Những ngày cuối tháng 10/2015, cuộc chơi đầy chất lãng tử “Thơ Nguyễn Duy trong dân ca” đã được Soạn giả Đàm Quang Minh và các nghệ sĩ lừng danh trong nghệ thuật ca hát truyền thống tìm tòi, thể hiện một cách say sưa, đấy ngẫu hứng.  

Chiều ngày 31/10/2015 tại trung tâm nghệ thuật phố cổ 50 Đào Duy Từ, TP Hà Nôi, rạp Lạc Việt xưa, diễn ra buổi trình diễn “Thơ Nguyễn Duy trong dân ca và nghệ thuật ca hát truyền thống”. Đến dự có NSND Tiến Thọ, Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, NSND Đặng Nhật Minh, Nhà văn Ngô Thảo, Nhà văn Nguyễn Quang Lập, Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo…và đông đảo công chúng yêu thơ Nguyễn Duy, yêu nghệ thuật truyền thống.

Các NSND Xuân Hoạch (Đàn và hát xẩm) Thanh Hoài (hát Chèo và chầu văn) Minh Gái (hát Tuồng) các NSƯT Thanh Bình (hát chầu văn và ca trù) Vũ Ngọc (Trống chầu), cùng các NS như Thanh Nam, Minh Luyến, Tiến đạt…  đã cùng nhau cháy trong niềm đam mê, say xưa xen lẫn xúc động qua từng câu,từng chữ, từng ý ,từng lời thơ Nguyễn Duy. Hát không có sự trợ giúp của tăng âm, chỉ là giọng mộc thôi mà tiếng hát, tiếng đàn của các nghệ sĩ cùng với giọng đọc thơ Nguyễn Duy cứ sang sảng, khán phòng lặng ngắt. Những câu hát như nhập thần, bay bổng, chơi vơi da diết, ngân vang…mỗi người dự trong khán phòng đều tự ý thức giữ im lặng và nhập hồn vào bài ca.

Gần 2 giờ đồng hồ dường như vẫn chưa đủ, ra về mọi người vẫn còn nuối tiếc, họ biết còn nhiều bài thơ hay, thậm chí rất hay  của Nguyễn Duy, vì nhiều lý do khác nhau,mà chưa được khai thác hết.

Chúng tôi tin sẽ có một ngày, Thơ Nguyễn Duy lại “Cháy” lên với những thang âm, cung bậc cảm xúc mới hơn thế, ở một địa điểm, không gian rộng lớn hơn và người thưởng thức cũng được thả hồn hơn phiêu diêu với Nguyễn Duy qua từng con chữ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà thơ Phan Huyền Thư: “Tôi viết bài thơ gốc từ năm 1996”
Nhà thơ Phan Huyền Thư: “Tôi viết bài thơ gốc từ năm 1996”

Đến nay, bài thơ "Buổi sáng" của Phan Ngọc Thường Đoan và bài thơ "Bạch lộ" của Phan Huyền Thư, “bài thơ nào được sáng tác trước?” vẫn là một câu hỏi.

Nhà thơ Phan Huyền Thư: “Tôi viết bài thơ gốc từ năm 1996”

Nhà thơ Phan Huyền Thư: “Tôi viết bài thơ gốc từ năm 1996”

Đến nay, bài thơ "Buổi sáng" của Phan Ngọc Thường Đoan và bài thơ "Bạch lộ" của Phan Huyền Thư, “bài thơ nào được sáng tác trước?” vẫn là một câu hỏi.

Nhà thơ Quế Mai không khởi kiện vụ bị tố đạo thơ “Tổ quốc gọi tên”
Nhà thơ Quế Mai không khởi kiện vụ bị tố đạo thơ “Tổ quốc gọi tên”

VOV.VN -Nguyễn Phan Quế Mai khẳng định lại một lần nữa mình là tác giả bài thơ “Tổ quốc gọi tên”, đồng thời sẽ không khởi kiện anh Ngô Xuân Phúc.

Nhà thơ Quế Mai không khởi kiện vụ bị tố đạo thơ “Tổ quốc gọi tên”

Nhà thơ Quế Mai không khởi kiện vụ bị tố đạo thơ “Tổ quốc gọi tên”

VOV.VN -Nguyễn Phan Quế Mai khẳng định lại một lần nữa mình là tác giả bài thơ “Tổ quốc gọi tên”, đồng thời sẽ không khởi kiện anh Ngô Xuân Phúc.

Phan Huyền Thư một tuần hai lần bị tố đạo thơ
Phan Huyền Thư một tuần hai lần bị tố đạo thơ

Hội Nhà văn Hà Nội sáng nay làm việc với Phan Huyền Thư, tác giả tập thơ “Sẹo độc lập” vừa đoạt giải của Hội, để quyết định có rút lại giải thưởng hay không.

Phan Huyền Thư một tuần hai lần bị tố đạo thơ

Phan Huyền Thư một tuần hai lần bị tố đạo thơ

Hội Nhà văn Hà Nội sáng nay làm việc với Phan Huyền Thư, tác giả tập thơ “Sẹo độc lập” vừa đoạt giải của Hội, để quyết định có rút lại giải thưởng hay không.

Ông Phạm Xuân Nguyên: Đạo thơ, đạo văn phải cấm xuất bản từ 5-10 năm
Ông Phạm Xuân Nguyên: Đạo thơ, đạo văn phải cấm xuất bản từ 5-10 năm

VOV.VN -Chủ tịch Hội Nhà văn HN: “Nếu phát hiện ai đó đạo thơ có thể cấm xuất bản từ 5 đến 10 năm và bỏ tù là hình phạt rất lớn".

Ông Phạm Xuân Nguyên: Đạo thơ, đạo văn phải cấm xuất bản từ 5-10 năm

Ông Phạm Xuân Nguyên: Đạo thơ, đạo văn phải cấm xuất bản từ 5-10 năm

VOV.VN -Chủ tịch Hội Nhà văn HN: “Nếu phát hiện ai đó đạo thơ có thể cấm xuất bản từ 5 đến 10 năm và bỏ tù là hình phạt rất lớn".

Lùm xùm chuyện “đạo thơ”: Sai thì nên chân thành nhận sai
Lùm xùm chuyện “đạo thơ”: Sai thì nên chân thành nhận sai

VOV.VN -Mặc dù cần nghiêm túc, nghiêm khắc với những trường hợp “đạo văn”, nhưng đồng thời cũng cần có một cái nhìn nhân tình hơn.

Lùm xùm chuyện “đạo thơ”: Sai thì nên chân thành nhận sai

Lùm xùm chuyện “đạo thơ”: Sai thì nên chân thành nhận sai

VOV.VN -Mặc dù cần nghiêm túc, nghiêm khắc với những trường hợp “đạo văn”, nhưng đồng thời cũng cần có một cái nhìn nhân tình hơn.