Kinh doanh nhà nghỉ homestay thu lợi nhuận lớn chỉ từ 200 triệu đồng

VOV.VN - Lương “ba cọc ba đồng” cũng có nhà mặt phố để ở nếu kinh doanh hình thức homestay (ở cùng với chủ nhà)...

Anh Thịnh lấy vợ được 3 năm, đã có một cháu gái. Hiện anh chị đang sống chung với bố mẹ và anh trai trong ngôi nhà 30 m2 ở gần bến xe Giáp Bát, Hà Nội. Vì chỗ ở cũng chật chội, đã từ lâu anh muốn mua một chỗ ra ở riêng nhưng khổ nỗi chưa có đủ tiền.

Dịch vụ homestay phục vụ khách du lịch đang "hốt bạc" (Ảnh minh họa: KT)

Kinh doanh homestay “hái ra tiền”

Năm ngoái, một lần tình cờ đọc báo, thấy khách du lịch nước ngoài có vẻ chuộng hình thức homestay hơn là ở khách sạn. Ở homestay thoải mái, riêng tư, có thể nấu nướng ăn uống sinh hoạt như ở nhà, mà giá cả lại “phải chăng” hơn. Thế là anh bàn với vợ, lấy 200 triệu đồng tiền tiết kiệm đi đầu tư xem sao. Đằng nào với số tiền đó, anh cũng chẳng thể mua đuợc đất, chứ đừng nói đến việc muốn mua nhà.

Bàn tính với vợ xong xuôi, anh Thịnh liền đi hỏi thuê một căn nhà trên phố cổ với giá 9 triệu đồng/tháng, sau đó tu sửa lại, mua sắm đồ đạc. Anh chia sẻ: “Mình có anh bạn làm bên kiến trúc, chuyên thiết kế, trang trí phòng ở. Nên mình cũng nhờ được anh tư vấn thiết kế thế nào sao cho thu hút được khách đến thuê”.

Ngôi nhà của anh chia làm hai phòng, được thiết kế đơn giản nhưng cũng rất tinh tế, sạch sẽ. Anh cũng trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết cho ngôi nhà, từ  điều hòa, máy giặt, dụng cụ đồ bếp...chi phí tu sửa và mua sắm đồ đạc hết khoảng 120 triệu.

Sau đó, anh đăng thông tin cho thuê homestay ở trên các trang mạng như Homestay, CouchSurfing, Home Exchange, Airbnb... Dần dần cũng có khách hỏi thuê. Ban đầu, một tháng chỉ có tầm 10 - 15 ngày có khách thuê, còn thì để không. Nhưng do anh cho thuê với giá cả phải chăng, cộng với khả năng nói tiếng Anh lưu loát, nhiệt tình mà lại rất có duyên nên cứ khách nọ truyền tai khách kia. Không lâu sau, khách tìm đến anh ngày một nhiều.

Cứ như thế, mỗi ngày anh cho khách thuê căn nhà với giá 2 triệu đồng. Chỉ với năm đầu tiên, anh đã thu lại được số vốn đã đầu tư. Từ lúc đầu tư vào homestay đến nay, cũng đã 3 năm, giờ anh đã thuê vài chỗ để làm homestay.

Anh Thịnh cho hay, mấy tháng trước anh đã mua được nhà mới và chuyển ra ở riêng. “May mà ban đầu, cũng liều bỏ tiền đầu tư, không thì lương mình với vợ ba cọc ba đồng thì cũng chẳng biêt bao giờ mới có nhà riêng,” anh nói.

Anh Văn (Láng Hạ), một nhà đầu tư cũng kinh doanh mô hình này cho biết: “Khách nước ngoài giờ chuộng hình thức homestay như thế này lắm, đặc biệt là tây ba lô. Chi phí thấp mà lại còn thỏa mái, riêng tư, không ồn ào”.

Anh cũng cho biết thêm, khách nước ngoài đến du lịch, họ thường ở lại vài ba ngày đến hàng tuần rồi, nên gần như một tháng gần như có người ở kín. Có thời kỳ cao điểm khách hỏi thuê còn không có chỗ cho thuê nữa. Tuy nhiên, anh cũng cho biết, làm cái nghề này cũng cần phải có cái “duyên” riêng, như nhà mình khách hỏi không ngớt, chứ có nhà lại không có khách thuê, đầu tư bao nhiêu tiền mà còn không hoàn được vốn, rồi dần dần phải trả tiền nhà nhiều mà không có lãi nên cũng trả nhà, không thuê nữa. Đầu tư bao nhiêu tiền mà mất không.

Homestay – “làm tất, ăn cả”

Anh Văn chia sẻ một kinh nghiệm xương máu của mình: “Hồi trước mình cũng thuê một chỗ để kinh doanh. Tuy nhiên, không may gặp phải chủ nhà không tốt. Thấy mình làm ăn được, họ không cho mình thuê nữa, thu về để cho thuê như vậy. Cho nên trước khi thuê phải thỏa thuận thật kỹ, phải tính thời gian đủ để mình hoàn vốn, ký hợp đồng ít nhất cũng phải từ 3 đến 5 năm. không thì đầu tư hết bao nhiêu tiền mà họ không cho mình thuê nữa thì uổng hết. Kiếm được đồng tiền đâu phải dễ”.

Khách du lịch ở theo hình thức homestay luôn có cảm giác ấm cúng, an toàn (Ảnh minh họa: KT)

Anh cũng tính mua đứt một chỗ để làm cho nó yên tâm, “làm tất, ăn cả” chứ đi thuê của họ để làm cũng nhiều rủi ro lắm. Thấy mình làm ăn được, họ không chấm dứt hợp đồng thì lại đòi tăng giá cũng mệt lắm.

Để hỏi thêm thông tin về hình thức này, PV cũng tìm đến anh Lương (Hai Bà Trưng) và nghe anh chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Vì là khách du lịch nên họ muốn thăm thú nhiều nơi mà mất ít thời gian nhất nên địa điểm chọn để làm homestay cũng phải thuận tiện để đi vào trung tâm thành phố. Nơi lý tưởng để làm homestay là ở khu vực phố cổ, buổi tối khách có thể đi dạo thăm thú phố cổ, mà từ đó muốn đi thăm quan chỗ nào cũng tiện. Hơn nữa, ở khu vực này, đường phố sầm uất, lại có nhiều cửa hàng cafe, hàng ăn, bar... rất thích hợp cho khách du lịch”.

Ngẫm thấy làm giàu cũng không quá khó. Với niềm tin vào thành công, tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận rủi ro, biết đâu bạn lại trở thành giàu có lúc nào không hay?./.

4 homestay gần gũi thiên nhiên ở Sa Pa

Nếu trải nghiệm Sa Pa ở các điểm lưu trú mới như Phơri’s House, Eco Palms House, VietTrekking Homestay... chắc chắn bạn sẽ có nhiều cảm nhận khác biệt.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Độc đáo 3 địa danh thu nhỏ trong một homestay giữa lòng Hà Nội
Độc đáo 3 địa danh thu nhỏ trong một homestay giữa lòng Hà Nội

VOV.VN -Ngoài các khách sạn và nhà nghỉ, nhiều du khách có xu hướng tìm đến các homestay cho kỳ nghỉ của mình.

Độc đáo 3 địa danh thu nhỏ trong một homestay giữa lòng Hà Nội

Độc đáo 3 địa danh thu nhỏ trong một homestay giữa lòng Hà Nội

VOV.VN -Ngoài các khách sạn và nhà nghỉ, nhiều du khách có xu hướng tìm đến các homestay cho kỳ nghỉ của mình.

4 homestay gần gũi thiên nhiên ở Sa Pa
4 homestay gần gũi thiên nhiên ở Sa Pa

Nếu trải nghiệm Sa Pa ở các điểm lưu trú mới như Phơri’s House, Eco Palms House, VietTrekking Homestay... chắc chắn bạn sẽ có nhiều cảm nhận khác biệt.

4 homestay gần gũi thiên nhiên ở Sa Pa

4 homestay gần gũi thiên nhiên ở Sa Pa

Nếu trải nghiệm Sa Pa ở các điểm lưu trú mới như Phơri’s House, Eco Palms House, VietTrekking Homestay... chắc chắn bạn sẽ có nhiều cảm nhận khác biệt.