Triều Tiên đang chế tạo tàu ngầm hạt nhân có thể bắn tên lửa đạn đạo?

VOV.VN - Trong lúc phát triển bom hạt nhân và tên lửa tầm xa, Triều Tiên có dấu hiệu âm thầm chế tạo tàu ngầm hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo.

Truyền thông Nhật Bản đưa tin, Triều Tiên đang bí mật đóng một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mà Triều Tiên hy vọng có thể hoạt động được vào năm 2020.

Một chiếc tàu ngầm hạt nhân. Ảnh: Sputnik.

Các tin tức trên xuất phát từ một nguồn “thạo tin” giấu tên.

Tờ báo Nhật Sekai Nippo tuyên bố rằng nguồn thạo tin nói trên nắm chắc tình hình Triều Tiên và đã nói với tờ báo này là Triều Tiên đang bí mật chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân đó – nếu đúng thì đây là một bước đại nhảy vọt của hải quân Triều Tiên, lực lượng hiện sở hữu tới 50-60 tàu ngầm chạy bằng điện và diesel.

Nguồn tin trên cho biết thêm rằng các kỹ sư Trung Quốc và Nga đã cung cấp kiến thức chuyên môn cho phía Triều Tiên tại xưởng đóng tàu hải quân Nampo của Triều Tiên.

Việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân khó và tốn kém hơn so với tàu ngầm điện-diesel thông thường. Nhưng bù lại, các tàu này nhanh hơn, mạnh hơn, cơ động hơn và tầm hoạt động rộng hơn, bởi chúng có thể lặn dưới mặt nước lâu hơn mà không cần phải trồi lên và tiếp thêm nhiên liệu.

Tàu ngầm hạt nhân thường đi kèm với tên lửa đạn đạo. Tàu ngầm loại này có một ưu điểm nội trội so với hệ thống phóng từ mặt đất là nó có thể tiến hành phóng một cách bí mật hơn nhiều. Tàu ngầm hạt nhân có thể tăng đang kể năng lực phóng chiếu sức mạnh của một quốc gia.

Các nhà phân tích nghi rằng Triều Tiên quan tâm đến tàu ngầm hạt nhân chính là vì ưu điểm này của nó, trong bối cảnh Bình Nhưỡng đã đẩy mạnh đáng kể chương trình tên lửa đạn đạo.

Kể từ năm 2014, Triều Tiên đã ít nhất 6 lần phóng thử tên lửa đạn đạo Pukguksong-1 – loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).

Một quả SLBM có thể lắp lên tàu ngầm hạt nhân – con tàu sau đó được đưa vào vùng biển quốc tế và phóng đi quả tên lửa gần như không thể đánh chặn. Về mặt lý thuyết, quả tên lửa Pukguksong-1 có thể được gắn đầu đạn hạt nhân loại nhỏ.

Quân đội Mỹ đã theo dõi sát sao hải quân Triều Tiên sau khi họ nghi ngờ Triều Tiên thực hiện một cuộc phóng thử Pukguksong-1 vào tháng 8.

Trong hải quân Mỹ, các tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo tạo nên Bộ ba Hạt nhân, giúp Mỹ bảo đảm khả năng “phản pháo” trong trường hợp bị tấn công hạt nhân bất ngờ, bởi lẽ việc tìm và tiêu diệt tất cả các tàu ngầm tên lửa trước khi chúng phóng tên lửa là gần như không khả thi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Dấu hiệu tàu ngầm Triều Tiên tăng cường hoạt động đột biến
Ảnh: Dấu hiệu tàu ngầm Triều Tiên tăng cường hoạt động đột biến

VOV.VN - Mỹ vừa phát hiện sự gia tăng mạnh hoạt động tàu ngầm của Triều Tiên và việc nước này thử hệ thống phóng tên lửa theo phương pháp lạnh từ tàu ngầm.

Ảnh: Dấu hiệu tàu ngầm Triều Tiên tăng cường hoạt động đột biến

Ảnh: Dấu hiệu tàu ngầm Triều Tiên tăng cường hoạt động đột biến

VOV.VN - Mỹ vừa phát hiện sự gia tăng mạnh hoạt động tàu ngầm của Triều Tiên và việc nước này thử hệ thống phóng tên lửa theo phương pháp lạnh từ tàu ngầm.

Mỹ củng cố phòng thủ tên lửa cho Hàn Quốc để đối phó với Triều Tiên
Mỹ củng cố phòng thủ tên lửa cho Hàn Quốc để đối phó với Triều Tiên

VOV.VN - Thượng viện Mỹ ngày 18/9 thông qua một dự luật kêu gọi tăng cường phòng thủ tên lửa và đảm bảo an ninh lớn hơn cho đồng minh Hàn Quốc.

Mỹ củng cố phòng thủ tên lửa cho Hàn Quốc để đối phó với Triều Tiên

Mỹ củng cố phòng thủ tên lửa cho Hàn Quốc để đối phó với Triều Tiên

VOV.VN - Thượng viện Mỹ ngày 18/9 thông qua một dự luật kêu gọi tăng cường phòng thủ tên lửa và đảm bảo an ninh lớn hơn cho đồng minh Hàn Quốc.

Sức mạnh quân sự đáng sợ của Triều Tiên và Mỹ trên bán đảo Triều Tiên
Sức mạnh quân sự đáng sợ của Triều Tiên và Mỹ trên bán đảo Triều Tiên

VOV.VN - Triều Tiên lần thứ 2 táo bạo phóng tên lửa đạn đạo tầm xa qua lãnh thổ Nhật Bản bay ra Thái Bình Dương. Bán đảo Triều Tiên đã nóng lại càng nóng hơn.

Sức mạnh quân sự đáng sợ của Triều Tiên và Mỹ trên bán đảo Triều Tiên

Sức mạnh quân sự đáng sợ của Triều Tiên và Mỹ trên bán đảo Triều Tiên

VOV.VN - Triều Tiên lần thứ 2 táo bạo phóng tên lửa đạn đạo tầm xa qua lãnh thổ Nhật Bản bay ra Thái Bình Dương. Bán đảo Triều Tiên đã nóng lại càng nóng hơn.

Mọi điều cần biết về vụ Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa
Mọi điều cần biết về vụ Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa

VOV.VN - Lần đầu tiên Triều Tiên tuyên bố phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa. Tên lửa này là gì và liệu nó có khả năng vươn tới mọi nơi trên Trái Đất?

Mọi điều cần biết về vụ Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa

Mọi điều cần biết về vụ Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa

VOV.VN - Lần đầu tiên Triều Tiên tuyên bố phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa. Tên lửa này là gì và liệu nó có khả năng vươn tới mọi nơi trên Trái Đất?

Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?
Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?

VOV.VN - Hết lần này đến lần khác, bất chấp Mỹ hăm dọa và cộng đồng quốc tế lên án gay gắt, Triều Tiên vẫn quyết tâm phát triển và thử tên lửa đạn đạo.

Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?

Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?

VOV.VN - Hết lần này đến lần khác, bất chấp Mỹ hăm dọa và cộng đồng quốc tế lên án gay gắt, Triều Tiên vẫn quyết tâm phát triển và thử tên lửa đạn đạo.