“Không giám sát phản biện không thể khắc phục được quan liêu,sai phạm“

VOV.VN - Ông Nguyễn Thiện Nhân: "Không làm giám sát, phản biện thì quan liêu, sai phạm không thể khắc phục được".

Sáng 16/5, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện quyết định số 217, số 218 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. 

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Không làm giám sát, phản biện thì đất nước sẽ ngày càng khó khăn trong việc xa dời dân, quan liêu, sai phạm không thể khắc phục được.

Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện quyết định số 217, số 218 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội
3 năm qua, MTTQ phối hợp 10 Bộ, ngành triển khai 9 chương trình giám sát ở các vấn đề, lĩnh vực có ý nghĩa cấp bách với toàn xã hội như: chính sách với người có công; bảo vệ môi trường; thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội; thực hiện pháp luật về sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp… Ở tất cả 63 tỉnh, thành phố đã tổ chức 721 cuộc giám sát, cấp huyện tổ chức 6.404 cuộc, cấp xã tổ chức 49.564 cuộc. 

Qua giám sát kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện đúng và có hiệu quả hơn các chính sách, quy định pháp luật; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, hạn chế vi phạm pháp luật. Nhiều kiến nghị sau giám sát đã được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nghiêm túc tiếp thu và thực hiện.

Các đại biểu khẳng định: quyết định 217, 218 đã mở ra cơ hội để MTTQ và các đoàn thể thực hiện quyền giám sát và phản biện biện xã hội. Tuy nhiên, điều 4 quy định chủ thể giám sát, phản biện xã hội là MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội chưa đảm bảo phát huy dân chủ, sự tham gia của nhân dân như khoản 2, điều 4, Hiến pháp 2013 là Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.

Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng đề nghị sửa đổi, bổ sung quy chế giám sát, phản biện xã hội ban hành kèm theo quyết định 217 theo hướng hợp nhất 2 quyết định 217-218 để mở rộng chủ thể và đảm bảo cơ chế chịu sự giám sát của nhân dân theo Hiến pháp 2013. Theo đó, cần điều chỉnh chủ thể, nội dung, cách thức, quy trình, phạm vi giám sát và phản biện xã hội, khắc phục khó khăn.

Ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: 3 năm qua việc triển khai thực hiện Quyết định 217, 218 khá tích cực và có nhiều kết quả ý nghĩa. Trong cơ chế chính trị hiện nay, việc giám sát, phản biện đóng vai trò quan trọng, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân phải có quyền, trách nhiệm tham gia đóng góp xây dựng Đảng và chính quyền. 

Hoạt động của chính quyền cả nước liên quan đến hơn 11.000 phường xã trên cả nước, đến hàng triệu doanh nghiệp nếu chỉ dựa vào bộ máy kiểm tra thanh tra chuyên trách của chính quyền các cấp thì việc kiểm tra giám sát không thể được thực hiện đầy đủ đến các đối tượng liên quan đến cuộc sống người dân và các hoạt động kinh tế xã hội.

Vì vậy việc giám sát có yêu cầu bức bách cả về ý nghĩa quản lý và ý nghĩa chính trị. Muốn làm được điều này, lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức thành viên các cấp phải thấy được quyền và trách nhiệm của mình đối với đất nước. “Không làm giám sát, phản biện thì sai phạm không thể khắc phục được”, ông Nhân nhấn mạnh.

Từ những ý kiến tại Hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: “Qua 3 năm, hoạt động giám sát đã thấm sâu vào hệ thống. Với kết quả làm được trong 3 năm, 63 tỉnh thành, hầu hết cấp huyện, cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiều tổ chức thành viên, các bộ ngành trung ương đã tham gia hoạt động giám sát của Mặt trận. Nếu không có 3 năm với quyết tâm chính trị của Đảng, của Mặt trận và các tổ chức thành viên thì không có trên 56.000 cuộc giám sát, 56.000 lần Mặt trận và các tổ chức thành viên thể hiện sự quan tâm tới lợi ích của dân và 56.000 bản kiến nghị gửi tới các cơ quan liên quan và tổ chức được giám sát.

Từ Quyết định 218 đề cập đến vấn đề Mặt trận và các tổ chức nhân dân góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng trong thời gian tới Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ban Dân vận Trung ương nên có văn bản phối hợp hướng dẫn việc Mặt trận và các tổ chức thành viên góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Từ hướng dẫn này, các cấp sẽ triển khai thực hiện đồng bộ. Đồng thời Ban Dân vận Trung ương và Mặt trận Tổ quốc sẽ triển khai phối hợp giám sát các cá nhân, tổ chức Đảng, đảng viên.

Ông Nguyễn Thiện Nhân nói: “Qua thực tiễn giám sát, Mặt trận sẽ lắng nghe ý kiến của người dân, trao đổi với chính quyền cấp uỷ để chọn vấn đề giám sát để từ đó đảm bảo được lực lượng, xác định được các vấn đề trọng tâm, tạo được sự đồng thuận, đồng tình trong giám sát từ đó mới đưa ra được chính sách, chế tài. Vì hiện nay giám sát của Mặt trận là không có chế tài, chính vì vậy muốn chế tài được thì giám sát của Mặt trận phải chuyển qua chính quyền các cấp phụ trách đơn vị giám sát nhằm xử lý. Mặc dù cấp uỷ, chính quyền địa phương không trực tiếp tham gia giám sát nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai các chương trình giám sát”.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng, bài học là làm từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Đồng thời cần phải đeo bám việc thực hiện kiến nghị của Mặt trận từ đó gửi cho đơn vị giám sát, Mặt trận cấp trên, cơ quan nhà nước và chính quyền có liên quan.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị cần hoàn thành sớm sổ tay về công tác giám sát, phản biện của MTTQ với các câu hỏi tình huống về giám sát, phản biện. Có chương trình phối hợp hướng dẫn về việc Mặt trận, các tổ chức thành viên và nhân dân tham gia đóng góp xây dựng chính quyền. Hướng dẫn Mặt trận, tổ chức thành viên dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ giám sát cá nhân và người đứng đầu các tổ chức của Đảng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Báo chí phải là kênh phản biện cho hoạt động của Chính phủ
Thủ tướng: Báo chí phải là kênh phản biện cho hoạt động của Chính phủ

VOV.VN -Gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí, Thủ tướng đề nghị báo chí phải làm tốt công tác tuyên truyền và phản biện cho hoạt động của Chính phủ.

Thủ tướng: Báo chí phải là kênh phản biện cho hoạt động của Chính phủ

Thủ tướng: Báo chí phải là kênh phản biện cho hoạt động của Chính phủ

VOV.VN -Gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí, Thủ tướng đề nghị báo chí phải làm tốt công tác tuyên truyền và phản biện cho hoạt động của Chính phủ.

Giám sát, phản biện: Mặt trận cần thể hiện quan điểm “theo đến cùng“
Giám sát, phản biện: Mặt trận cần thể hiện quan điểm “theo đến cùng“

VOV.VN -Năm 2016, công tác giám sát và phản biện cần tập trung vào các vấn đề dân bức xúc, đặc biệt Mặt trận cần thể hiện quan điểm "theo đến cùng".

Giám sát, phản biện: Mặt trận cần thể hiện quan điểm “theo đến cùng“

Giám sát, phản biện: Mặt trận cần thể hiện quan điểm “theo đến cùng“

VOV.VN -Năm 2016, công tác giám sát và phản biện cần tập trung vào các vấn đề dân bức xúc, đặc biệt Mặt trận cần thể hiện quan điểm "theo đến cùng".

‘Phải quán triệt việc phát huy Dân chủ để dân giám sát, phản biện'
‘Phải quán triệt việc phát huy Dân chủ để dân giám sát, phản biện'

VOV.VN - Ông Phạm Thế Duyệt: Phải giám sát để xây dựng Đảng, phản biện những vấn đề để cho Đảng hiểu được lòng dân. Đó là những việc rất cần thiết

‘Phải quán triệt việc phát huy Dân chủ để dân giám sát, phản biện'

‘Phải quán triệt việc phát huy Dân chủ để dân giám sát, phản biện'

VOV.VN - Ông Phạm Thế Duyệt: Phải giám sát để xây dựng Đảng, phản biện những vấn đề để cho Đảng hiểu được lòng dân. Đó là những việc rất cần thiết

Giám sát, phản biện: Hết “cửa” cho kẻ bất lương che mắt dân
Giám sát, phản biện: Hết “cửa” cho kẻ bất lương che mắt dân

VOV.VN -“Những người làm ăn bất chính, thiếu trách nhiệm bắt đầu cảm thấy rằng không thể che mắt được dân nhất là khi Mặt trận vận động các tầng lớp nhân dân tham gia vào giám sát, phản biện xã hội”

Giám sát, phản biện: Hết “cửa” cho kẻ bất lương che mắt dân

Giám sát, phản biện: Hết “cửa” cho kẻ bất lương che mắt dân

VOV.VN -“Những người làm ăn bất chính, thiếu trách nhiệm bắt đầu cảm thấy rằng không thể che mắt được dân nhất là khi Mặt trận vận động các tầng lớp nhân dân tham gia vào giám sát, phản biện xã hội”

Vì sao công tác giám sát, phản biện vẫn 'vướng' khi thực hiện?
Vì sao công tác giám sát, phản biện vẫn 'vướng' khi thực hiện?

VOV.VN - Các kiến nghị giám sát, phản biện gửi đến các cơ quan hữu quan nhiều khi không được trả lời vì thiếu cơ chế cụ thể về trách nhiệm phản hồi

Vì sao công tác giám sát, phản biện vẫn 'vướng' khi thực hiện?

Vì sao công tác giám sát, phản biện vẫn 'vướng' khi thực hiện?

VOV.VN - Các kiến nghị giám sát, phản biện gửi đến các cơ quan hữu quan nhiều khi không được trả lời vì thiếu cơ chế cụ thể về trách nhiệm phản hồi