Cận cảnh: Làng Đông Hồ nhộn nhịp làm đồ cúng “ông Công ông Táo“

VOV.VN - Ngày mai, 23 tháng Chạp ngày ông Công ông Táo, nên không khí tại làng Đông Hồ vô cùng tất bật, nhiều hộ dân hối hả làm đồ vàng mã.

  Những ngày này, làng Đồng Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) lại nhộn nhịp không khí chuẩn bị hàng hóa cho dịp 23 tháng Chạp và dịp Tết Nguyên Đán. Sân đình làng Đông Hồ được tận dụng để phơi mũ mã.
Khoảng hơn 10 năm trở lại đây làng Đông Hồ được biết tới như "đại công xưởng" sản xuất hàng mã lớn nhất cả nước. 
Nguyên liệu được làm từ giấy bồi, bột màu, keo hồ... nên trong những "ngày mùa" việc phơi hàng mã cũng chiếm khá nhiều thời gian và phụ thuộc vào thời tiết.
Một ngôi nhà chất đầy vàng mã tại làng Đông Hồ.
Ngoài những đồ dành cho ngày 23 tháng Chạp, nhiều gia đình vào thời điểm này cũng đã làm những món đồ mã phục vụ cho ngày Tết Nguyên Đán, dịp tháng Giêng.

Người dân ở đây bận bịu quanh năm, vừa hết ngày Rằm tháng 7 đã lại tất bật chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp và Tết Nguyên Đán chẳng lúc nào ngơi tay. Việc làm hàng ông Công ông Táo cũng đã phải tiến hành từ rất sớm, thời điểm này độ mã ông Công ông Táo đang rơi vào tình trạng "cháy" hàng.
Tại làng Đông Hồ việc làm đồ mã thực hiện theo một cách chuyên môn hóa, mỗi gia đình chỉ làm từ 1 đến 2 món đồ chuyên biệt. Có nhà chỉ thực hiện công đoạn ghép đồ và đóng gói, còn công đoạn làm mũ và làm giày lại của một gia đình khác.
Theo chia sẻ của người trong nghề, mỗi bộ có giá từ 15.000 đồng đến 70.000 đồng, thế nhưng khi đến tay người dùng giá có thể tăng lên gấp đôi hoặc hơn.
Hàng hóa được vận chuyển theo nhiều cách, và đến nhiều nơi trên đất nước, mốt số còn được xuất khẩu sang các thị trường lân cận.
Thời điểm này, nhiều gia đình đang phải tất bật làm đồ ông Công ông Táo cả ngày lẫn đêm để kịp có hàng đi giao cho khách. Mỗi ngày cũng làm được vài trăm bộ, cứ làm đến đâu lại chuyển đi bán đến đấy.

Việc chuyển đổi sang làm hàng mã giúp nhiều gia đình có thu nhập ổn định, thậm chí phất lên nhờ bán "đồ giả".
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cúng ông Công ông Táo: Thả cá chép thế nào mới đúng?
Cúng ông Công ông Táo: Thả cá chép thế nào mới đúng?

VOV.VN - Trong lễ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp, mọi nhà thường thả cá chép với quan niệm cá chép hóa rồng, đưa ông Táo chầu trời.

Cúng ông Công ông Táo: Thả cá chép thế nào mới đúng?

Cúng ông Công ông Táo: Thả cá chép thế nào mới đúng?

VOV.VN - Trong lễ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp, mọi nhà thường thả cá chép với quan niệm cá chép hóa rồng, đưa ông Táo chầu trời.

Hình ảnh người dân thả cá tiễn “ông Công ông Táo“
Hình ảnh người dân thả cá tiễn “ông Công ông Táo“

VOV.VN - Theo tín ngưỡng dân gian, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại thực hiện lễ thả cá chép tiễn "ông Công ông Táo" lên Thiên Đình

Hình ảnh người dân thả cá tiễn “ông Công ông Táo“

Hình ảnh người dân thả cá tiễn “ông Công ông Táo“

VOV.VN - Theo tín ngưỡng dân gian, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại thực hiện lễ thả cá chép tiễn "ông Công ông Táo" lên Thiên Đình