TP HCM: Nhiều trường THCS và THPT gắn camera giám sát học sinh

Việc quan sát màn hình camera được các giám thị thực hiện hằng ngày chứ không đợi đến lúc xảy ra sự cố rồi mới coi lại.

Sở Giáo dục-Đào tạo TP HCM khẳng định không khuyến khích các trường gắn camera vì cho là phản khoa học và không phải là biện pháp hữu hiệu để hạn chế bạo lực học đường.

Thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện video học sinh đánh nhau, trong đó nhiều trường hợp ẩu đả trong lớp học. Các trường tại TP HCM đang tăng cường lắp camera để giám sát học sinh, song việc này gây nhiều ý kiến trái chiều trong chính những người làm giáo dục và phụ huynh.

Hiệu trưởng, bảo vệ trường THCS Lý Phong quan sát học sinh qua màn hình camera 

Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú) cho biết, kể từ khi thành lập, trường đã gắn 48 camera để theo dõi hoạt động của học sinh và ngăn ngừa bạo lực học đường. Việc quan sát màn hình camera được các giám thị thực hiện hằng ngày chứ không đợi đến lúc xảy ra sự cố rồi mới coi lại.

Bà Trần Thị Thu Ngân, Hiệu trưởng trường THCS Lý Phong (quận 5) cho biết, có 14 camera gắn ở hành lang phòng chức năng, phòng vi tính, thư viện, hành lang nhà vệ sinh… của trường. "Đây là những nơi thường xảy ra va chạm, dễ đánh nhau, hút thuốc, đùa giỡn quá trớn, thậm chí cả làm nơi hẹn hò của học sinh. Nhờ gắn camera nên những việc trên hầu như không còn. Trường đang tính gắn thêm camera nhưng chưa có kinh phí”, bà Ngân nói.

Trường THPT Marie Curie (quận 3) gắn mỗi tầng 2 camera. Ngoài ra, nhà thi đấu, sân bóng, sân trường cũng được gắn camera để quan sát học sinh. Trường THCS Kim Đồng (quận 5) cũng gắn 32 camera dọc các hành lang lớp học và những góc khuất nơi cầu thang.

Trường THCS Ba Đình (quận 5) đã lắp hơn 10 camera từ năm 2008. Thời gian gần đây, trường lắp thêm một số nơi khác nhằm ngăn ngừa bạo lực học đường bao gồm hành lang phía sau lầu hai, cổng trường, hành lang đi vào nhà vệ sinh…

Trường THCS Trần Bội Cơ (quận 5) đã lắp hơn 20 camera để theo dõi tất cả hoạt động trong trường. Hằng ngày, luôn có giám thị túc trực bên màn hình camera. Nếu phát hiện điều gì bất thường sẽ đến ngăn chặn kịp thời. 

Việc các trường gắn camera giám sát được một số phụ huynh, học sinh ủng hộ. Chị Trần Thị Cúc (đường Trần Bình Trọng, quận 5) cho rằng nhà trường gắn camera, phụ huynh sẽ an tâm hơn. Nếu có chuyện gì xảy ra với học sinh, phụ huynh sẽ cùng nhà trường xem lại camera để xử lý.

Còn em Lê, học sinh trường THPT Nhân Việt thì cho hay, có camera em không sợ mất đồ dùng học tập, trường cũng có vẻ văn minh, hiện đại hơn.

Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý giáo dục, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, khẳng định Sở không chủ trương và không khuyến khích các trường lắp camera bởi đó là phương pháp phản khoa học. Nó sẽ gây ức chế cho giáo viên, tạo tâm lý không tốt cho học sinh. Đó cũng không phải là biện pháp hữu hiệu để hạn chế bạo lực học đường.

"Muốn hạn chế bạo lực học đường phải tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; phối hợp chặt giữa nhà trường, gia đình và xã hội để uốn nắn, ngăn chặn mầm mống bạo lực học đường”, ông Minh Hoàng nói.

Thầy Bùi Gia Hiếu cũng nhìn nhận, camera dễ gây ức chế cho thầy cô khi giảng bài. Muốn ngăn chặn bạo lực học đường, phải giải quyết gốc rễ của vấn đề là giáo dục cách ứng xử, giải quyết mâu thuẫn cho học sinh chứ không phải đợi camera ghi nhận rồi xử lý hậu quả.

Ông Nguyễn Thành Nhân, Cố vấn cao cấp Trung tâm đào tạo tài năng trẻ châu Á - Thái Bình Dương, cũng cho là cần thay đổi hình thức giáo dục, bắt đầu từ việc giảm chương trình đào tạo, tăng thực hành, dã ngoại… Chỉ khi nào học sinh được trải nghiệm tốt về tinh thần thì mới giảm được tình trạng bạo lực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến dịch “Trường học thân thiện“ chống bạo lực đối với trẻ em
Chiến dịch “Trường học thân thiện“ chống bạo lực đối với trẻ em

Chiến dịch được thực hiện từ nay cho tới năm 2011 với mục đích ngăn ngừa tất cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong trường học.

Chiến dịch “Trường học thân thiện“ chống bạo lực đối với trẻ em

Chiến dịch “Trường học thân thiện“ chống bạo lực đối với trẻ em

Chiến dịch được thực hiện từ nay cho tới năm 2011 với mục đích ngăn ngừa tất cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong trường học.

Gióng lên hồi chuông về tội phạm và bạo lực học đường
Gióng lên hồi chuông về tội phạm và bạo lực học đường

Để giảm bớt và hạn chế dần tình trạng này, Nhà trường-Gia đình và Xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục lối sống và quản lý các em.  

Gióng lên hồi chuông về tội phạm và bạo lực học đường

Gióng lên hồi chuông về tội phạm và bạo lực học đường

Để giảm bớt và hạn chế dần tình trạng này, Nhà trường-Gia đình và Xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục lối sống và quản lý các em.  

Đà Nẵng: Học sinh diễu hành chống bạo lực học đường
Đà Nẵng: Học sinh diễu hành chống bạo lực học đường

Ngày 12/10, tại Đà Nẵng, toàn thể học sinh trường THPT Phan Chu Trinh quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã mít tinh diễu hành qua các đường phố lớn của thành phố để hưởng ứng tháng phòng chống ma túy và các loại tội phạm trong trường học.  

Đà Nẵng: Học sinh diễu hành chống bạo lực học đường

Đà Nẵng: Học sinh diễu hành chống bạo lực học đường

Ngày 12/10, tại Đà Nẵng, toàn thể học sinh trường THPT Phan Chu Trinh quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã mít tinh diễu hành qua các đường phố lớn của thành phố để hưởng ứng tháng phòng chống ma túy và các loại tội phạm trong trường học.  

Mở ngành học, tăng chỉ tiêu và giảm bạo lực
Mở ngành học, tăng chỉ tiêu và giảm bạo lực

Mở mã ngành, đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh cho năm 2011 và giảm bạo lực trong học sinh là những vấn đề thời sự GD được dư luận quan tâm thời gian qua.

Mở ngành học, tăng chỉ tiêu và giảm bạo lực

Mở ngành học, tăng chỉ tiêu và giảm bạo lực

Mở mã ngành, đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh cho năm 2011 và giảm bạo lực trong học sinh là những vấn đề thời sự GD được dư luận quan tâm thời gian qua.

Phấn đấu không còn hiện tượng bạo lực học đường
Phấn đấu không còn hiện tượng bạo lực học đường

VOV.VN-Đây là một trong những nhiệm vụ mà Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường thực hiện trong năm học mới.

Phấn đấu không còn hiện tượng bạo lực học đường

Phấn đấu không còn hiện tượng bạo lực học đường

VOV.VN-Đây là một trong những nhiệm vụ mà Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường thực hiện trong năm học mới.

Hà Nội thực hiện “3 không” đối với game online bạo lực
Hà Nội thực hiện “3 không” đối với game online bạo lực

Chương trình bắt đầu từ tháng 6, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè

Hà Nội thực hiện “3 không” đối với game online bạo lực

Hà Nội thực hiện “3 không” đối với game online bạo lực

Chương trình bắt đầu từ tháng 6, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè