Cận cảnh lớp học Sumo nghiệp dư ở Nhật Bản

VOV.VN - Oki là đảo lớn thuộc tỉnh Shimane, Nhật Bản. Nơi đây có một lớp học võ sĩ Sumo nghiệp dư.

Các em bắt đầu luyện tập ở độ tuổi từ 8-10 tuổi. Thời gian luyện tập bắt đầu từ cuối giờ chiều sau khi các em tan học.
Các em sau này có thể trở thành võ sĩ, nhưng cũng nhiều khả năng không thành võ sĩ.
Tất cả các em đều mong muốn gìn giữ truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.
Có em thể hình to béo, nhưng cũng có em rất nhỏ con cũng tham gia tập Sumo.
Ở Nhật nói đến văn hóa truyền thống thì Sumo được xem là nghi lễ tôn giáo (đạo Shinto hay Thần Đạo). Ngoài ra, Sumo cũng là một môn võ nghệ và võ đạo.
Các nhà sử học cho rằng Sumo xuất hiện từ cách đây 2.000 năm, tuy nhiên đến đầu những năm 1600 mới trở nên thịnh hành và phát triển rực rỡ như một môn thể thao. 
Sumo có nguồn gốc từ tôn giáo, là một nghi lễ đi kèm những điệu múa linh thiêng dâng lên các vị thần đạo Shinto để tiên đoán, cũng như cầu mong cho mùa màng bội thu. Thời Nara (710 - 794), Sumo được giới thiệu đến tầng lớp vua chúa ở Nhật và hàng năm có một giải đấu bắt đầu được tổ chức, từ đó các quy luật và kỹ thuật thi đấu cũng hình thành.
Đến khoảng năm 1192, chiến tranh nổ ra và Sumo được đưa vào huấn luyện trong quân đội. Sau khi tướng Tokugawa thống nhất Nhật Bản và bắt đầu thời kỳ Edo (1603 – 1868) thịnh vượng, các nhóm võ sĩ Sumo chuyên nghiệp hình thành.
Mặc dù còn rất nhiều nghi lễ mang đậm tính tôn giáo đi kèm nhưng môn võ này vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay. Nhật Bản là đất nước duy nhất mà Sumo được tổ chức tập luyện, biểu diễn và thi đấu một cách chuyên nghiệp.
Các sumo phải là nam, đã tốt nghiệp trung học cơ sở, tuổi nhập môn muộn nhất là 23, chiều cao tối thiểu là 1,67 m, cân nặng tối thiểu là 67 kg. Ăn hai bữa một ngày, bữa sáng và bữa tối.
Một món chính trong các chế độ ăn của đô vật là Chanko. Các chuyên gia cho biết khái niệm Chanko bắt nguồn từ món thịt hầm. Trên thực tế, Sumo cho mọi loại đồ ăn vào nồi để nấu: nhiều loại thịt khác nhau, các loại rau và cá được nấu chung trong nồi nước luộc gà.
Sau khi kết thúc các khóa đào tạo, họ trở thành các võ sĩ sumo và lần lượt được xếp vào các cấp bậc khác nhau trong giới, tùy theo năng lực, thành tích và kinh nghiệm thi đấu. Cụ thể gồm 6 cấp: Yokozuna, Ozeki, Sekiwate, Komusubi, Maegashira và Jyuryo./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vẻ đẹp các cô gái trẻ Afghanistan luyện võ thuật, chống lại định kiến
Vẻ đẹp các cô gái trẻ Afghanistan luyện võ thuật, chống lại định kiến

VOV.VN - Một trung tâm võ Wushu Thiếu lâm ở Kabul dành cho nữ giới là một ngoại lệ hiếm ở Afghanistan, nơi các môn thể thao nữ bị hạn chế nghiêm ngặt.

Vẻ đẹp các cô gái trẻ Afghanistan luyện võ thuật, chống lại định kiến

Vẻ đẹp các cô gái trẻ Afghanistan luyện võ thuật, chống lại định kiến

VOV.VN - Một trung tâm võ Wushu Thiếu lâm ở Kabul dành cho nữ giới là một ngoại lệ hiếm ở Afghanistan, nơi các môn thể thao nữ bị hạn chế nghiêm ngặt.

Hành khách bị 'tống cổ' khỏi máy bay vì... quá béo
Hành khách bị 'tống cổ' khỏi máy bay vì... quá béo

 Chris Shelley, 53 tuổi, sống tại Huntington (Mỹ), đã rất phẫn nộ khi bị đuổi khỏi máy bay của hãng Amerian Airlines vì thừa cân.

Hành khách bị 'tống cổ' khỏi máy bay vì... quá béo

Hành khách bị 'tống cổ' khỏi máy bay vì... quá béo

 Chris Shelley, 53 tuổi, sống tại Huntington (Mỹ), đã rất phẫn nộ khi bị đuổi khỏi máy bay của hãng Amerian Airlines vì thừa cân.