Tăng lương thêm 8% cho những đối tượng lao động hợp đồng nào?

Theo các văn bản do Chính phủ ban hành, từ năm 2015, một số đối tượng lao động sẽ được tăng lương thêm 8%.

Cụ thể, theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015, Chính phủ quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống.


Đối tượng áp dụng theo quy định tại Điểm đ, Điểm e, Khoản 1, Điều 2 Nghị định này là người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống, làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp; và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao của đơn vị sự nghiệp công lập và hội có tính chất đặc thù.

Điều 3 Nghị định này quy định, người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống quy định tại Khoản 1, Điều 2 được tăng thêm tiền lương bằng 8% mức lương hiện hưởng (gồm hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh hiện hưởng nhân mức lương cơ sở), cụ thể như sau:

Mức tiền lương tăng thêm hàng tháng = Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh (x) Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng (x) 8%.

Khoản tiền lương tăng thêm này không dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHTN, BHYT và tính các loại phụ cấp lương.

Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 32/2015/TT-BTC ngày 17/3/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn, đối với số người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, chỉ tổng hợp số người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, cơ quan hành chính Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; số người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; số giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo hướng dẫn đó, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, cơ quan hành chính Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, sẽ được cơ quan, đơn vị tổng hợp để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện việc tăng thêm tiền lương theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP.

Trường hợp ông Lê Đức Cường đang hưởng lương bậc 1/12 hệ số 1,5 ở thang lương nhân viên đánh máy, nhân viên bảo vệ theo Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Nếu hợp đồng lao động ông ký với cơ quan là loại hợp đồng không xác định thời hạn thì được cơ quan tổng hợp để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện việc tăng thêm tiền lương theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng lương tối thiểu 2016 ở mức từ 250.000 - 400.000 đồng
Tăng lương tối thiểu 2016 ở mức từ 250.000 - 400.000 đồng

VOV.VN -Mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 250.000 – 400.000 đồng (11,6 - 12,9%) tùy từng vùng so với hiện hành năm 2015.

Tăng lương tối thiểu 2016 ở mức từ 250.000 - 400.000 đồng

Tăng lương tối thiểu 2016 ở mức từ 250.000 - 400.000 đồng

VOV.VN -Mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 250.000 – 400.000 đồng (11,6 - 12,9%) tùy từng vùng so với hiện hành năm 2015.

Tăng lương cho người lao động: DN phải làm gì?
Tăng lương cho người lao động: DN phải làm gì?

VOV.VN - Với mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4%, doanh nghiệp sẽ làm gì để đảm bảo chi trả lương cho người lao động?

Tăng lương cho người lao động: DN phải làm gì?

Tăng lương cho người lao động: DN phải làm gì?

VOV.VN - Với mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4%, doanh nghiệp sẽ làm gì để đảm bảo chi trả lương cho người lao động?

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần lộ trình và cơ chế giám sát chặt chẽ
Tăng lương tối thiểu vùng: Cần lộ trình và cơ chế giám sát chặt chẽ

VOV.VN - Hội đồng Tiền lương Quốc gia yêu cầu các bộ phận kỹ thuật trong năm 2015-2016 chuẩn bị lại các số liệu tính toán để xác định lại mặt bằng mới.

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần lộ trình và cơ chế giám sát chặt chẽ

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần lộ trình và cơ chế giám sát chặt chẽ

VOV.VN - Hội đồng Tiền lương Quốc gia yêu cầu các bộ phận kỹ thuật trong năm 2015-2016 chuẩn bị lại các số liệu tính toán để xác định lại mặt bằng mới.

Tăng lương tối thiếu 2016: Đề nghị tăng thấp nhất 14,4%
Tăng lương tối thiếu 2016: Đề nghị tăng thấp nhất 14,4%

VOV.VN -Đại diện người lao động bày tỏ sự không đồng tình với mức tăng 12,4% mà Hội đồng Tiền lương quốc gia đã quyết định hồi tháng trước.

Tăng lương tối thiếu 2016: Đề nghị tăng thấp nhất 14,4%

Tăng lương tối thiếu 2016: Đề nghị tăng thấp nhất 14,4%

VOV.VN -Đại diện người lao động bày tỏ sự không đồng tình với mức tăng 12,4% mà Hội đồng Tiền lương quốc gia đã quyết định hồi tháng trước.