Biển xâm thực 40ha đất rừng mỗi năm ở huyện An Minh - Kiên Giang

VOV.VN -Rừng phòng hộ ven biển thuộc huyện An Minh mỗi năm bị nước biển xâm thực 40ha, gây tác động không nhỏ đến môi trường và cuộc sống người dân.

Trong vài năm trở lại đây, thời tiết có nhiều thay đổi bất thường, nhiệt độ tăng dần hàng năm, đất ven biển thì bị xâm thực. Điển hình như rừng phòng hộ ven biển thuộc huyện An Minh – Kiên Giang, mỗi năm bị nước biển xâm thực 40ha, gây tác động không nhỏ đến môi trường và cuộc sống của người dân. Đây là một vấn đề cấp thiết, cần có sự can thiệp kịp thời của các nhà khoa học, cũng như các sở ngành.

Rừng phòng hộ ven biển đang bị xâm thực mỗi năm

Rừng phòng hộ ven biển huyện An Minh có tổng diện tích 4.029 ha, bờ biển dài 38 km. Những năm qua, địa phương đã  giao khoán hơn 1.600 ha rừng cho người dân ở 4 xã Vân Khánh Tây, Vân Khánh, Tân Thạnh và Thuận Hòa để làm công tác bảo vệ rừng.

Tuy nhiên, 5 năm gần đây, 200ha rừng phòng hộ đã bị mất do nước biển xâm thực, nơi sâu nhất là 150m, nơi ít nhất 60m, có nơi nước biển cách đê quốc phòng chỉ còn 80m.

Rừng đang bị xâm thực mỗi ngày khiến cho môi trường sống bị thay đổi, cuộc sống của người dân đang bị đe dọa. Đây là một vấn đề trăn trở, đối với nhưng người làm công tác quản lý rừng ở địa phương.

Ông Trần Phi Hải, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển, huyện An Minh cho biết: “Trong thời gian qua, Ban quản lý rừng An Minh quản lý rừng phòng hộ chiều dài 38km. Hiện nay, tình hình sạt lở trên bờ biển rất nghiêm trọng. Từ năm 2010 đến nay xói lở đã làm mất 200ha rừng phòng hộ ven biển”.

Tân Khánh Tây là xã chịu sự xâm thực  nghiêm trọng nhất, với chiều dài gần 4.000m, tương đương 32ha, kéo dài từ rạch Kim Quy đến rạch Tiểu Dừa giáp Cà Mau. Trung bình mỗi năm xã mất hơn 6ha rừng.

Anh Nguyễn Văn Quyển, người dân địa phương cho biết: đất bắt đầu bị cuốn trôi từ năm 2009, nhưng nghiêm trọng nhất là từ năm 2012 đến nay. Mỗi năm nước biển cuốn trôi cả công đất và hầu như không có bồi, cây cối nhà cửa đều bị cuốn trôi.

Còn ông Nguyễn Văn Á, năm nay gần 70 tuổi, đã gắn bó với rừng mấy chục năm nay cho biết: khi xưa đất vẫn lở, nhưng lại có bồi, còn vài năm trở lại đây, thì đất lở nghiêm trọng, mỗi năm ăn sâu vào đê quốc phòng khoảng 30m khiến cuộc sống của những người dân nơi đây đang bị đảo lộn.

Chỉ 5 năm gần đây, rừng phòng hộ ven biển huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đã bị xâm thực 200ha, tương đương 5% diện tích. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, số diện tích rừng còn lại hơn 3.800ha của huyện đứng trước nguy cơ bị nước biển xóa sổ./.                                                    

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cháy 5,5 hecta rừng phòng hộ tại Bình Định
Cháy 5,5 hecta rừng phòng hộ tại Bình Định

VOV.VN - Đám cháy lớn đã thiêu rụi khoảng 5,5 hecta rừng phòng hộ tại Quy Nhơn, Bình Định.

Cháy 5,5 hecta rừng phòng hộ tại Bình Định

Cháy 5,5 hecta rừng phòng hộ tại Bình Định

VOV.VN - Đám cháy lớn đã thiêu rụi khoảng 5,5 hecta rừng phòng hộ tại Quy Nhơn, Bình Định.

Cháy rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, Gia Lai
Cháy rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, Gia Lai

VOV.VN - Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ cho biết, khoảng 10/80 ha rừng đã bị thiêu rụi.

Cháy rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, Gia Lai

Cháy rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, Gia Lai

VOV.VN - Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ cho biết, khoảng 10/80 ha rừng đã bị thiêu rụi.

Hàng chục cảnh sát chữa cháy ở rừng phòng hộ
Hàng chục cảnh sát chữa cháy ở rừng phòng hộ

VOV.VN -Trong phút chốc ngọn lửa đã bao trùm cả khu vực rộng lớn.

Hàng chục cảnh sát chữa cháy ở rừng phòng hộ

Hàng chục cảnh sát chữa cháy ở rừng phòng hộ

VOV.VN -Trong phút chốc ngọn lửa đã bao trùm cả khu vực rộng lớn.

ĐBSCL đê biển, rừng phòng hộ mất dần do sóng biển
ĐBSCL đê biển, rừng phòng hộ mất dần do sóng biển

VOV.VN - Sạt lở làm  đai rừng phòng hộ tại khu vực chỉ còn ở mức trung bình 100 m, giảm gần 1 nửa so với trước đây

ĐBSCL đê biển, rừng phòng hộ mất dần do sóng biển

ĐBSCL đê biển, rừng phòng hộ mất dần do sóng biển

VOV.VN - Sạt lở làm  đai rừng phòng hộ tại khu vực chỉ còn ở mức trung bình 100 m, giảm gần 1 nửa so với trước đây