Vi phạm pháp luật về đê điều tại Hà Nội bao giờ giảm “nhiệt”?

VOV.VN - Vi phạm pháp luật về đê điều đang là một trong những vấn đề “nóng” của Hà Nội hiện nay. 

Thống kê cho thấy, trên địa bàn thành phố đang tồn tại trên 2000 vụ vi phạm về đê điều (chiếm khoảng 20% số vụ vi phạm trên cả nước). Điều đáng chú ý là số vụ vi phạm nhiều, phát sinh lớn, nhưng xử lý chưa được bao nhiêu.
Hà Nội cần chấn chỉnh hoạt động khai thác cát.
Bức xúc, là tâm trạng chung của nhiều người dân sống dọc tuyến đê sông Hồng tại địa bàn các quận, huyện Bắc Từ Liêm, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên. Tuyến đê trọng yếu bậc nhất Thủ đô đang ngày đêm phải oằn mình chịu đựng tình trạng xe quá tải trọng, tập kết vật liệu xây dựng, xây dựng trong hành lang thoát lũ…
Ông Trần Văn Nhân, sống gần bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín cho biết, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn, nhất là xe quá tải chạy trên đê, hút cát làm thay đổi dòng chảy đã xảy ra nhiều năm nay. Qua nhiều buổi tiếp xúc của Hội đồng nhân dân huyện, xã cử tri nhiều lần phản ánh, nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý.
Trong các hình thức vi phạm pháp luật về đê điều thì tình trạng xe quá tải trọng lưu thông trên đê và bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng đang gây bức xúc nhất hiện nay. Hiện trên các tuyến sông thuộc địa bàn Hà Nội có 220 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng, phần lớn không có giấy phép. Các bãi tập kết vật liệu xây dựng có diện tích và chiều cao lớn đã gây ảnh hưởng đến tính an toàn bờ sông, thân đê, gây sạt lở sụt lún, ô nhiễm môi trường sinh thái. Đi cùng với 183 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu không phép cũng là hàng trăm lượt ô tô vận tải cát sỏi cày xới thân đê…

Tại huyện Phú Xuyên, tình trạng xe quá tải chạy trên thân đê đang làm một số điểm tuyến đê sông Hồng qua địa bàn huyện xuống cấp. Ông Nguyễn Quang An, Phó phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên cho biết: “Phú Xuyên là địa bàn giáp ranh Hà Nam, lượng xe chở vật liệu đi qua đê địa bàn huyện là 16km. Khi thành phố, các ngành chức năng ra quân xử lý, lập trạm kiểm soát, thì tài xế xe quá tải sử dụng điện thoại thông báo cho nhau để tránh địa bàn Phú Xuyên mà theo đường Hòa Mạc-Đồng Văn để qua đường trục chính để lách địa bàn Phú Xuyên”.
Thống kê của ngành chức năng thành phố Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố hiện có trên 2000 vụ vi phạm về đê điều. Các quận, huyện có nhiều vụ vi phạm pháp luật về đê điều là Bắc Từ Liêm, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Phúc Thọ, Sơn Tây, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn… Điều đáng chú ý là trong khi các vụ vi phạm cũ chưa được xử lý thì đã phát sinh nhiều vụ vi phạm mới. Riêng trong năm 2016 và 2 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội phát sinh thêm 217 vụ. Tuy số vụ phát sinh nhiều như vậy, nhưng hàng năm, Hà Nội chỉ xử lý được khoảng 10% vụ vi phạm.
Ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết, mặc dù các ban ngành, địa phương đã vào cuộc, nhưng thực trạng vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố vẫn rất “nóng”.
Ông Đỗ Đức Thịnh nói: “Các quận huyện cũng đã ra quân, đã chỉ đạo xử lý, nhưng lại tiếp tục tái diễn, quay lại rất nhiều, nhưng không ngăn chặn được một cách có hiệu quả. Đó là năm hình thức vi phạm: xe quá tải, bãi tập kết vật liệu xây dựng, lò gạch trên bãi sông, hút cát và đổ phế thải bờ sông…”.

Đê hữu Hồng qua địa bàn huyện Thường Tín.
Trung tuần tháng 3 vừa qua, Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội cùng các sở, ngành thành phố Hà Nội đã họp, bàn các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm về đê điều. Trong đó, nhấn mạnh sự quyết liệt các quận huyện, ngành chức năng đối với các hình thức vi phạm, đặc biệt là tình trạng xây dựng trái phép, tập kết vật liệu xây dựng, xe quá tải chạy trên đê.
Trung tá Trần Xuân Thanh, Phòng An ninh kinh tế, Công an thành phố Hà Nội nói: “Chúng tôi sẽ tổ chức các đợt cao điểm, tập trung trấn áp xử lý các vi phạm về đê điều, vi phạm về khai thác cát trái phép, xe vượt quá trọng tải quy định. Thực tế hiện có rất nhiều đoạn đê yếu, nên chúng ta cần cắm các biển hạn chế tải trọng. Còn để kiểm tra thường xuyên về tải trọng xe chạy trên đê là vấn đề rất khó khăn”.
Hà Nội đã rất nhiều lần họp bàn, ra quân xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, nhưng rõ ràng, những gì đang diễn ra trên các tuyến đê cho thấy sự “đủng đỉnh” của sở, ngành chức trách. Bao giờ, Hà Nội “rời” khỏi danh sách địa phương đứng đầu cả nước về số vụ vi phạm pháp luật về đê điều vẫn là câu hỏi lớn?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quy hoạch ven sông Hồng cần đặc biệt chú ý an ninh, quốc phòng
Quy hoạch ven sông Hồng cần đặc biệt chú ý an ninh, quốc phòng

VOV.VN - Việc quy hoạch hai bờ sông Hồng là rất quan trọng, không chỉ liên quan đến phát triển thủ đô Hà Nội mà còn cả vấn đề an ninh, quốc phòng.

Quy hoạch ven sông Hồng cần đặc biệt chú ý an ninh, quốc phòng

Quy hoạch ven sông Hồng cần đặc biệt chú ý an ninh, quốc phòng

VOV.VN - Việc quy hoạch hai bờ sông Hồng là rất quan trọng, không chỉ liên quan đến phát triển thủ đô Hà Nội mà còn cả vấn đề an ninh, quốc phòng.

Ông Dương Trung Quốc: Quy hoạch sông Hồng phải trân trọng và thận trọng
Ông Dương Trung Quốc: Quy hoạch sông Hồng phải trân trọng và thận trọng

VOV.VN - Ngày xưa các cụ rất quan trọng trong vấn đề ứng xử với dòng sông. Dòng sông có gì đó gắn với yếu tố linh thiêng, phong thủy.

Ông Dương Trung Quốc: Quy hoạch sông Hồng phải trân trọng và thận trọng

Ông Dương Trung Quốc: Quy hoạch sông Hồng phải trân trọng và thận trọng

VOV.VN - Ngày xưa các cụ rất quan trọng trong vấn đề ứng xử với dòng sông. Dòng sông có gì đó gắn với yếu tố linh thiêng, phong thủy.

Hiện trạng 2 bờ ven sông Hồng trước kế hoạch quy hoạch
Hiện trạng 2 bờ ven sông Hồng trước kế hoạch quy hoạch

VOV.VN - Cho đến nay, ở hai bờ sông Hồng, ta chỉ thấy hoặc là sự xâm lấn xây dựng tự phát, lộn xộn hoặc là vẻ hoang hóa, nhếch nhác.

Hiện trạng 2 bờ ven sông Hồng trước kế hoạch quy hoạch

Hiện trạng 2 bờ ven sông Hồng trước kế hoạch quy hoạch

VOV.VN - Cho đến nay, ở hai bờ sông Hồng, ta chỉ thấy hoặc là sự xâm lấn xây dựng tự phát, lộn xộn hoặc là vẻ hoang hóa, nhếch nhác.

Bắt 13 tàu khai thác cát trái phép trên Sông Hồng
Bắt 13 tàu khai thác cát trái phép trên Sông Hồng

VOV.VN - Cục Cảnh sát giao thông cho biết vừa bắt quả tang nhiều phương tiện khai thác cát trái phép trên sông Hồng.  

Bắt 13 tàu khai thác cát trái phép trên Sông Hồng

Bắt 13 tàu khai thác cát trái phép trên Sông Hồng

VOV.VN - Cục Cảnh sát giao thông cho biết vừa bắt quả tang nhiều phương tiện khai thác cát trái phép trên sông Hồng.  

Người nêu ý tưởng quy hoạch sông Hồng cách nay 10 năm lên tiếng
Người nêu ý tưởng quy hoạch sông Hồng cách nay 10 năm lên tiếng

VOV.VN - Hoạ sĩ Văn Thơ: Khi quy hoạch sông Hồng, cần tôn trọng các di tích lịch sử, văn hóa, có như vậy, dù có phát triển, cũng không sợ mất đi bản sắc.

Người nêu ý tưởng quy hoạch sông Hồng cách nay 10 năm lên tiếng

Người nêu ý tưởng quy hoạch sông Hồng cách nay 10 năm lên tiếng

VOV.VN - Hoạ sĩ Văn Thơ: Khi quy hoạch sông Hồng, cần tôn trọng các di tích lịch sử, văn hóa, có như vậy, dù có phát triển, cũng không sợ mất đi bản sắc.