Phó Thủ tướng: Tập trung thu hồi tiền, tài sản trong vụ án tham nhũng

VOV.VN- PTT Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thu hồi tiền, tài sản cho ngân sách Nhà nước trong vụ án tham nhũng, kinh tế.

Chiều 25/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2018. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự hội nghị.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh: Công Lý)
Theo báo cáo của Tổng cục Thi hành án dân sự, năm 2017, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước còn nhiều khó khăn, số thụ lý mới tăng gần 47.000 việc (5,57%) và trên 28.000 tỷ đồng (19,67%), cao nhất từ trước đến nay về tiền (gần 173.000 tỷ đồng), song các cơ quan thi hành án đã thi hành xong gần 550.000 việc và trên 35.000 tỷ đồng, tăng gần 19.000 việc và trên 6.000 tỷ đồng so với năm 2016.

Bên cạnh đó, việc giải quyết các vụ việc trọng điểm, khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế - tham nhũng, thu hồi các khoản nợ của tổ chức tín dụng có nhiều tiến bộ. 

Tuy nhiên, Tổng cục Thi hành án dân sự thẳng thắn nhìn nhận, số việc, số tiền có điều kiện thi hành chuyển kỳ sau còn nhiều, nhất là về tiền (gần 57.000 tỷ đồng, chiếm 34,68% tổng số phải thi hành); số vụ việc thi hành án hành chính xong còn đạt tỷ lệ thấp (đạt 76,45%).

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế một số trường hợp chưa chính xác, đầy đủ dẫn đến phát sinh khiếu nại phức tạp, kéo dài; còn số lượng khá lớn tài sản chưa bán đấu giá thành hoặc bán đấu giá thành nhưng chưa giao được.

Ngoài ra, thủ trưởng một số cơ quan thi hành án chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác đối thoại, tiếp công dân, không xử lý dứt điểm vụ việc từ cơ sở dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt cấp.

Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và công tác chuyên môn còn chậm, chưa tạo chuyển biến rõ rệt, nhất là ở cấp Chi cục…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương, đánh giá cao các kết quả và thành tích của Bộ Tư pháp, Hệ thống thi hành án dân sự, tinh thần nỗ lực, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành Tư pháp và Hệ thống thi hành án dân sự trong năm 2017.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu, năm 2018, Bộ Tư pháp cùng các Bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thành, nâng cao chỉ tiêu về việc, tiền, đặc biệt là trong thu hồi tiền, tài sản cho ngân sách nhà nước trong những vụ án tham nhũng, kinh tế và thu hồi các khoản nợ của các tổ chức tín dụng.

Bộ Tư pháp cần chỉ đạo cơ quan thi hành án các địa phương tập trung xử lý dứt điểm các việc có điều kiện thi hành án; đối với các tài sản bán đấu giá nhiều lần, đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu cơ chế để các ngân hàng nhận tài sản.

Bộ Tư pháp cần tập trung tham mưu giúp Chính phủ triển khai hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong thi hành án hành chính; đề xuất các biện pháp cụ thể nâng cao kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan hành chính trong việc chấp hành bản án, quyết định hành chính có hiệu lực pháp luật; trước mắt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ danh sách các UBND cấp tỉnh chưa thi hành xong bản án, quyết định của tòa án để chỉ đạo thực hiện.

Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, đôn đốc, kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành án hành chính theo quy định; công khai xử lý các công chức, viên chức thực hiện không đúng nghiệp vụ, không đúng quy định pháp luật, gây thiệt hại đến quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị TANDTC tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển giao bản án, quyết định; nhanh chóng giải quyết đối với các tranh chấp, yêu cầu về xác định phần sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong tài sản chung của hộ gia đình; giải quyết đúng thời hạn đối với các kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự; kịp thời giải thích bản án, quyết định tuyên, bảo đảm tính khả thi.

Đặc biệt, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thực hiện phong tỏa tài sản đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, tránh tẩu tán tài sản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa Luật chống tham nhũng: Khó khăn trong xác định tài sản bất minh
Sửa Luật chống tham nhũng: Khó khăn trong xác định tài sản bất minh

VOV.VN - Một số đại biểu cho rằng, việc phát hiện, chứng minh và thu hồi tài sản bất minh của cán bộ, quan chức còn khó khăn.

Sửa Luật chống tham nhũng: Khó khăn trong xác định tài sản bất minh

Sửa Luật chống tham nhũng: Khó khăn trong xác định tài sản bất minh

VOV.VN - Một số đại biểu cho rằng, việc phát hiện, chứng minh và thu hồi tài sản bất minh của cán bộ, quan chức còn khó khăn.

"Đảng, Nhà nước không cho phép “chìm xuồng” các vụ án tham nhũng“
"Đảng, Nhà nước không cho phép “chìm xuồng” các vụ án tham nhũng“

VOV.VN - Trả lời câu hỏi của ĐBQH Lê Thanh Vân về các vụ án tham nhũng, Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước không cho phép "chìm xuồng" các vụ án này.

"Đảng, Nhà nước không cho phép “chìm xuồng” các vụ án tham nhũng“

"Đảng, Nhà nước không cho phép “chìm xuồng” các vụ án tham nhũng“

VOV.VN - Trả lời câu hỏi của ĐBQH Lê Thanh Vân về các vụ án tham nhũng, Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước không cho phép "chìm xuồng" các vụ án này.

Tổng Thanh tra nêu căn cứ mở rộng chống tham nhũng ngoài Nhà nước
Tổng Thanh tra nêu căn cứ mở rộng chống tham nhũng ngoài Nhà nước

VOV.VN - “Việc kiểm soát chưa có hiệu quả không phải diện kê khai rộng mà do chưa quản lý được dữ liệu kê khai, chưa kiểm soát được biến động tài sản”.

Tổng Thanh tra nêu căn cứ mở rộng chống tham nhũng ngoài Nhà nước

Tổng Thanh tra nêu căn cứ mở rộng chống tham nhũng ngoài Nhà nước

VOV.VN - “Việc kiểm soát chưa có hiệu quả không phải diện kê khai rộng mà do chưa quản lý được dữ liệu kê khai, chưa kiểm soát được biến động tài sản”.

Ông Vũ Ngọc Hoàng: “Tham nhũng 'ghế' còn nguy hại hơn tham nhũng tiền“
Ông Vũ Ngọc Hoàng: “Tham nhũng 'ghế' còn nguy hại hơn tham nhũng tiền“

VOV.VN- Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư cho rằng, công tác cán bộ làm không khách quan, chộp giật, tiêu cực, chạy chọt sẽ hại sự nghiệp.

Ông Vũ Ngọc Hoàng: “Tham nhũng 'ghế' còn nguy hại hơn tham nhũng tiền“

Ông Vũ Ngọc Hoàng: “Tham nhũng 'ghế' còn nguy hại hơn tham nhũng tiền“

VOV.VN- Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư cho rằng, công tác cán bộ làm không khách quan, chộp giật, tiêu cực, chạy chọt sẽ hại sự nghiệp.

Thiếu tướng Sùng Thìn Cò: “Tài sản tham nhũng chẳng nhẽ có cánh mà bay”
Thiếu tướng Sùng Thìn Cò: “Tài sản tham nhũng chẳng nhẽ có cánh mà bay”

VOV.VN - Nhấn mạnh người liêm khiết mới dám nói, đại biểu Quốc hội Sùng Thìn Cò cho biết, nếu phát hiện tiêu cực thì ông sẽ tiếp tục lên tiếng.

Thiếu tướng Sùng Thìn Cò: “Tài sản tham nhũng chẳng nhẽ có cánh mà bay”

Thiếu tướng Sùng Thìn Cò: “Tài sản tham nhũng chẳng nhẽ có cánh mà bay”

VOV.VN - Nhấn mạnh người liêm khiết mới dám nói, đại biểu Quốc hội Sùng Thìn Cò cho biết, nếu phát hiện tiêu cực thì ông sẽ tiếp tục lên tiếng.

“Sửa Luật phòng chống tham nhũng phải đảm bảo củi to, củi ướt đều cháy”
“Sửa Luật phòng chống tham nhũng phải đảm bảo củi to, củi ướt đều cháy”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, sửa Luật Phòng chống tham nhũng phải sửa chữa, gia cố để đảm bảo các loại "củi" đều phải cháy.

“Sửa Luật phòng chống tham nhũng phải đảm bảo củi to, củi ướt đều cháy”

“Sửa Luật phòng chống tham nhũng phải đảm bảo củi to, củi ướt đều cháy”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, sửa Luật Phòng chống tham nhũng phải sửa chữa, gia cố để đảm bảo các loại "củi" đều phải cháy.