Vì sao TPP bị cản trở?

VOV.VN -TPP bị cản trở không chỉ là vấn đề lợi ích kinh tế, kỹ thuật pháp lý mà còn là vấn đề lợi ích “giữ phiếu” của các nghị sỹ Dân chủ.

Ngày 13/6, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu chống đối dự luật về quyền đàm phán nhanh (TPA) với tỷ lệ 302/216 và sẽ được bỏ phiếu lại vào cuối tháng 7. Với kết quả bỏ phiếu lần đầu đã giáng một đòn mạnh vào tiến trình đàm phán TPP. Điều trớ trêu là “thất bại” của Tổng thống Obama lại do chính các “đồng chí” của ông tại Hạ viện, khi Thượng viện Mỹ trước đó đã bỏ phiếu thông qua (23/5).

“Mắc kẹt” trong “gói”…

Chỉ vài giờ trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu, ông Obama và Bộ trưởng Lao động Thomas Perez đã tới đồi Capitol vận động các nghị sĩ đảng Dân chủ bỏ phiếu thông qua việc trao quyền TPA cho chính phủ.


TPA là công cụ để Washington có thể hoàn tất đàm phán TPP với 11 quốc gia, bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Tuy nhiên, nỗ lực của ông Obama đã không thành.

Bởi vì hàng loạt hạ nghị sĩ Dân chủ đã phản đối Tổng thống Obama khi bỏ phiếu chống đối chương trình hỗ trợ công nhân bị mất công ăn việc làm vì thương mại quốc tế (TAA).

Phương án “gói dự luật” của các lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã thất bại. Trước đó, Thượng viện đã thông qua gồm hai phần là chương trình TAA và TPA.

Do lo ngại sự phản đối của các nghị sĩ Dân chủ đối với TPP, nên lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện quyết định tổ chức từng cuộc bỏ phiếu riêng rẽ cho mỗi phần, khác với cách làm ở Thượng viện.

TAA là sản phẩm do đảng Dân chủ tạo ra từ nhiều năm trước, nên phía phe Cộng hòa hi vọng nó sẽ được thông qua thuận lợi. Tuy nhiên, các hạ nghị sỹ Dân chủ đã quyết liệt chống đối TPP và họ cũng chống luôn cả TAA, khiến TPA “mắc kẹt” tại Hạ viện.

TPA là công cụ cho phép Tổng thống Mỹ đệ trình lên Quốc hội nước này các thỏa thuận thương mại mà các nghị sỹ ở lưỡng viện chỉ có thể phê chuẩn hoặc bác bỏ chứ hoàn toàn không có quyền sửa đổi.

Dự luật này được xem là một điều kiện thiết yếu để có thể kết thúc đàm phán TPP, bởi các nước tham gia đều không muốn đưa ra những nhượng bộ đầy khó khăn để sau đó lại bị Quốc hội Mỹ thay đổi.

Lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng TPA “đang bị mắc kẹt”, gợi ý rằng nếu dự luật này được điều chỉnh thì vẫn có khả năng tiến xa hơn nữa.

Nghị sỹ Dân chủ phản đối…

Kết quả cuộc bỏ phiếu này cũng là một chiến thắng lớn của các tổ chức công đoàn vốn đã vận động mạnh mẽ các nghị sỹ Dân chủ phản đối TPP. Giới công đoàn Mỹ cho rằng TPP có thể sẽ khiến người lao động nước này mất đi hàng nghìn việc làm.

Mặc dù ông Obama đã từng cam kết sẽ hỗ trợ các nghị sỹ Dân chủ bị các công đoàn tấn công, nhưng một số cho rằng lời hứa của Tổng thống là không đủ. Một nghị sĩ Dân chủ (giấu tên) cho biết các công đoàn ủng hộ đảng Dân chủ đã đe dọa sẽ trả đũa bất kỳ nghị sỹ nào của đảng này ủng hộ TPA.

Hạ nghị sĩ Dân chủ, bà Nancy Pelosi từng là một đồng minh thân cận của ông Obama cũng tuyên bố: “Đáng buồn là việc chống lại chương trình này là cách duy nhất để chúng tôi làm chậm lại đàm phán nhanh”.

Còn Nghị sỹ Cộng hòa Paul Ryan, chủ tịch Ủy ban Tài chính và thuế vụ Hạ viện Mỹ, khẳng định: “Tổng thống cần phải làm việc thêm với đảng của ông ấy để hoàn tất tiến trình bỏ phiếu. Kết quả hôm nay không phải là dấu chấm hết”.

Chủ tịch Hạ viện, ông John Boehner tuyên bố, sẽ tổ chức lại một cuộc bỏ phiếu về TPA vào thời gian tới. Và ngày 15/6, các nhà lãnh đạo Hạ viện đã quyết định hoãn cuộc bỏ phiếu “gói dự luật” đến ngày 30/7, bởi vì “nếu Mỹ không lãnh đạo thì đồng nghĩa với việc chúng ta mời Trung Quốc nhảy vào đặt ra các quy định mới đối với nền kinh tế toàn cầu”.

Giới quan sát dự báo, ông Obama và các đồng minh về TPP trong đảng Cộng hòa có thể có cơ hội nếu đạt thỏa thuận với đảng Dân chủ về dự luật hạ tầng đường cao tốc áp dụng trong nhiều năm mà phía Dân chủ đã theo đuổi từ lâu.

Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh: “TPP đảm bảo Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, là nước viết ra các quy tắc kinh tế thế giới”. Vì thế, thất bại của ông Obama tại Hạ viện làm ảnh hưởng tai hại đến TPP, do các nước tham gia TPP đều ngừng đàm phán để chờ TPA tại Mỹ.

Vì cần “giữ phiếu” cử tri…

Thất bại vừa nêu cho thấy ảnh hưởng của Tổng thống Obama ở nhiệm kỳ hai bị suy giảm, đặc biệt trong một vấn đề mà rất nhiều nghị sĩ Dân chủ cho rằng sẽ ảnh hưởng đến cơ hội tái đắc cử của họ.

Một nghị sĩ Dân chủ bình luận: “Nhiệm kỳ của Tổng thống Obama chỉ còn vẻn vẹn 18 tháng nữa, trong khi các công đoàn từng ủng hộ đảng Dân chủ nhiều năm qua sẽ còn hoạt động trong nhiều năm tới”.

Điều “nghịch lý” đã xảy ra, hầu hết các ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa đều ủng hộ TPP. Tuy nhiên, ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton lại chưa thể hiện lập trường về TPP. Chắc chắn các cuộc tranh luận liên quan đến TPP sẽ là một trong những chủ đề được nói đến nhiều trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm tới.

Nhìn chung, các doanh nghiệp Mỹ ủng hộ hiệp định này. Tuy vậy, sự phản đối mạnh mẽ của các tổ chức công đoàn ít nhất cũng là một mối đe dọa đối với khả năng tái đắc cử của bất kỳ nghị sỹ Dân chủ nào bỏ phiếu ủng hộ TPP.

Nghị sỹ Cộng hòa Paul Ryan, Chủ tịch Ủy ban Thương mại của Hạ viện Mỹ đồng thời là một người ủng hộ TPP, nói với các nhà báo: “Mọi chuyện còn chưa kết thúc”.

Nhà Trắng đồng tình với quan điểm này. “Công việc của chúng tôi còn chưa hoàn tất”. Ông Earnest so sánh kết quả bỏ phiếu ngày 13/6 gần giống với trở ngại tạm thời ở Thượng viện trước khi TPA được Thượng viện thông qua hồi tháng 5.

Phát ngôn viên của Nhà trắng, Josh Earnest, nhấn mạnh rằng văn bản luật nói trên có lợi cho tầng lớp trung lưu, bởi vì nó bảo đảm sự trợ giúp cho những người lao động nào có thể bị mất việc làm trong trường hợp ký hiệp định TPP.

RFI có bài viết tường trình: “Trong khi các dân biểu Cộng hòa ồ ạt bỏ phiếu thuận cho dự luật về đàm phán nhanh các hiệp định tự do mậu dịch, Tổng thống Barack Obama lại không có được phiếu của khoảng 20 nghị viên Dân chủ mà ông cần”.

Như vậy, TPP bị cản trở không chỉ là vấn đề lợi ích kinh tế, kỹ thuật pháp lý mà còn là vấn đề lợi ích “giữ phiếu” của các nghị sỹ Dân chủ. Dư luận đặt câu hỏi, không rõ liệu đa số các nghị sỹ Cộng hòa ủng hộ TPP và Nhà Trắng có thể thúc đẩy hiệp định này trong năm 2015 hay không.

Giới chuyên gia dự báo, các nước đối tác TPP sẽ không nối lại đàm phán một cách nghiêm túc, nếu Hạ viện Mỹ không nhanh chóng thông qua TPA. Vì thế, thời gian cán đích cho TPP vẫn còn đang ở phía trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vào TPP, GDP Việt Nam tăng chủ yếu nhờ tiêu dùng và đầu tư?
Vào TPP, GDP Việt Nam tăng chủ yếu nhờ tiêu dùng và đầu tư?

VOV.VN -Theo dự báo của VEPR, khi TPP được ký kết, tăng GDP thực tế của Việt Nam đạt được chủ yếu do gia tăng mạnh trong tiêu dùng và đầu tư.

Vào TPP, GDP Việt Nam tăng chủ yếu nhờ tiêu dùng và đầu tư?

Vào TPP, GDP Việt Nam tăng chủ yếu nhờ tiêu dùng và đầu tư?

VOV.VN -Theo dự báo của VEPR, khi TPP được ký kết, tăng GDP thực tế của Việt Nam đạt được chủ yếu do gia tăng mạnh trong tiêu dùng và đầu tư.

TPP với Việt Nam không chỉ toàn “màu hồng”
TPP với Việt Nam không chỉ toàn “màu hồng”

VOV.VN -Financial Times nhận định, các hiệp định thương mại chưa chứng tỏ khả năng thúc đẩy phát triển ở các nước nghèo, và TPP cũng không ngoại lệ.

TPP với Việt Nam không chỉ toàn “màu hồng”

TPP với Việt Nam không chỉ toàn “màu hồng”

VOV.VN -Financial Times nhận định, các hiệp định thương mại chưa chứng tỏ khả năng thúc đẩy phát triển ở các nước nghèo, và TPP cũng không ngoại lệ.

Tham gia TPP có thể làm dược phẩm đắt hơn tại Việt Nam
Tham gia TPP có thể làm dược phẩm đắt hơn tại Việt Nam

Thuốc, đặc biệt là các loại thuốc đặc trị liên quan tới HIV, ung thư sẽ trở nên đắt đỏ hơn với người bệnh ở Việt Nam.

Tham gia TPP có thể làm dược phẩm đắt hơn tại Việt Nam

Tham gia TPP có thể làm dược phẩm đắt hơn tại Việt Nam

Thuốc, đặc biệt là các loại thuốc đặc trị liên quan tới HIV, ung thư sẽ trở nên đắt đỏ hơn với người bệnh ở Việt Nam.

Đàm phán TPP: Nút thắt cuối cùng ở Quốc hội Mỹ
Đàm phán TPP: Nút thắt cuối cùng ở Quốc hội Mỹ

VOV.VN - Đại diện thương mại Mỹ Mike Froman hôm qua 24/5 bày tỏ lạc quan về việc sớm đạt được một Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Đàm phán TPP: Nút thắt cuối cùng ở Quốc hội Mỹ

Đàm phán TPP: Nút thắt cuối cùng ở Quốc hội Mỹ

VOV.VN - Đại diện thương mại Mỹ Mike Froman hôm qua 24/5 bày tỏ lạc quan về việc sớm đạt được một Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tạm ngưng đàm phán TPP cấp bộ trưởng
Tạm ngưng đàm phán TPP cấp bộ trưởng

VOV.VN -Hội nghị Bộ trưởng đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến vào ngày 26/5 đã bị hủy bỏ.

Tạm ngưng đàm phán TPP cấp bộ trưởng

Tạm ngưng đàm phán TPP cấp bộ trưởng

VOV.VN -Hội nghị Bộ trưởng đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến vào ngày 26/5 đã bị hủy bỏ.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nông sản ĐBSCL
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nông sản ĐBSCL

Đại sứ Ted Osius cho biết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể được ký vào mùa hè năm nay.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nông sản ĐBSCL

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nông sản ĐBSCL

Đại sứ Ted Osius cho biết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể được ký vào mùa hè năm nay.