“Thủ trưởng nào bị tố cáo thì phải soi xét lại mình”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh điều này khi nêu quan điểm cho rằng các tố cáo nặc danh mà có nội dung cụ thể, rõ ràng thì cần được xem xét.

Sáng 14/3, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 8 và cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố cáo. Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến là việc có nên quy định mở rộng các hình thức tố cáo qua fax, email, điện thoại cũng như có nên giải quyết tố cáo nặc danh.

Nghỉ hưu vẫn chịu trách nhiệm về sai phạm

Chính phủ cho rằng, những năm qua, cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh, trong đó gần 60% là tố cáo sai. Do đó, nếu Luật quy định cả việc giải quyết tố cáo nặc danh nữa, sẽ gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét, giải quyết. Hơn nữa, trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo nặc danh, sai sự thật thì sẽ không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tố cáo.

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, đối với những đơn tố cáo nặc danh có địa, sự việc rõ ràng thì phải có hình thức để xem xét. Vì trong thực tế việc bảo vệ người tố cáo chưa tốt nên nhiều trường hợp ngại lộ danh tính vì sẽ bị trả thù.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các tố cáo nặc danh nhưng chỉ ra địa chỉ và nội dung cụ thể thì phải được xem xét giải quyết

Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, ý kiến không bổ sung hình thức tố cáo khác như qua điện thoại, email, fax... là chưa đảm bảo tính thống nhất với Luật phòng chống tham nhũng, vì Luật phòng chống tham nhũng cho phép mở rộng hình thức tố cáo, tạo điều kiện cho người dân sử dụng quyền tố cáo. Tuy nhiên, tố cáo phải gửi đến đúng người, đúng địa chỉ có thẩm quyền thì giải quyết, còn gửi lung tung thì không xem xét.

“Những đơn thư tố cáo nặc danh có nội dung rất cụ thể thì chúng ta phải có trách nhiệm chứ. Nếu cần thì bằng kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để xem có không. Đơn nào có thông tin thì phải giải quyết và thủ trưởng nào bị tố cáo thì phải soi xét lại mình” – Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng thống nhất với việc dự thảo Luật bổ sung nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu hoặc đã chuyển công tác. Việc này thể hiện rõ quan điểm người nào vi phạm pháp luật dù về hưu hay chuyển công tác vẫn phải chịu trách nhiệm về những sai phạm của mình khi còn đương chức.

“Muốn xử lý, xác định việc này thì phải xác định rõ cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết. Vừa rồi chúng ta cũng phải giải quyết một số trường hợp bị kỷ luật dù đã về hưu, Quốc hội rất tán thành việc này và trong việc sửa đổi lại các dự án luật cũng phải tính tới” – Chủ tịch Quốc hội nói.

“Đi tố cáo mà bị trù dập thì ai bảo vệ đâu!”

Đánh giá sự nỗ lực của Ban soạn thảo khi bổ sung một chương quy định về bảo vệ người tố cáo, tuy nhiên, theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nội dung này còn chung chung; chưa xác định rõ cơ quan nào là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo và người thân thích của họ…

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ: Cần bảo vệ người tố cáo để họ đi đến cùng sự việc

Cho ý kiến về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, tâm lý người tố cáo rất sợ bị trả thù, nên quy định phải rõ ràng người tố cáo được bảo vệ ra sao, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đơn vị thế nào để người ta yên tâm, dám đi đến cùng sự việc. Còn để đối tượng bị tố cáo dùng lực lượng khác đến cảnh cáo, răn đe... thì người tố cáo không dám đi tiếp.

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Võ Trọng Việt thì chia sẻ, ông từng chứng kiến trường hợp người đi thưa kiện bị giang hồ khống chế khiến họ nhụt chí chí. Còn cán bộ công chức thì vì miếng cơm manh áo không dám tố cáo dù biết thủ trưởng có nhiều cái sai. Bởi họ tố cáo rồi bị trù dập thì có ai bảo vệ đâu!

“Cha ông ta đã nói “thẳng thắn thật thà thường thua thiệt” – ông Võ Trọng Việt bày tỏ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lưu ý, quy định bảo vệ người tố cáo phải rất chặt chẽ, cụ thể và xác định rõ cơ quan chủ yếu có trách nhiệm bảo vệ chứ không nói chung chung./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không có quy chế bảo vệ, ai dám tố cáo tham nhũng?
Không có quy chế bảo vệ, ai dám tố cáo tham nhũng?

VOV.VN - "Pháp luật Việt Nam hiện chưa có quy chế riêng về bảo vệ người tố cáo tham nhũng” – khẳng định của TS Vũ Công Giao (Viện Chính sách công và pháp luật).

Không có quy chế bảo vệ, ai dám tố cáo tham nhũng?

Không có quy chế bảo vệ, ai dám tố cáo tham nhũng?

VOV.VN - "Pháp luật Việt Nam hiện chưa có quy chế riêng về bảo vệ người tố cáo tham nhũng” – khẳng định của TS Vũ Công Giao (Viện Chính sách công và pháp luật).

Không quy định tố cáo bằng thư điện tử hay băng ghi âm
Không quy định tố cáo bằng thư điện tử hay băng ghi âm

VOV.VN - Thanh tra Chính phủ cho rằng hình thức tố cáo phải thể hiện bằng văn bản hoặc tố cáo trực tiếp để ràng buộc nghĩa vụ người tố cáo.

Không quy định tố cáo bằng thư điện tử hay băng ghi âm

Không quy định tố cáo bằng thư điện tử hay băng ghi âm

VOV.VN - Thanh tra Chính phủ cho rằng hình thức tố cáo phải thể hiện bằng văn bản hoặc tố cáo trực tiếp để ràng buộc nghĩa vụ người tố cáo.

Xem xét xử lý đơn tố cáo nặc danh có kèm chứng cứ rõ ràng
Xem xét xử lý đơn tố cáo nặc danh có kèm chứng cứ rõ ràng

VOV.VN-Các ý kiến thống nhất cần bổ sung quy định đối với những đơn tố cáo nặc danh nhưng có kèm theo tài liệu, chứng cứ rõ ràng thì phải được xem xét, xử lý.

Xem xét xử lý đơn tố cáo nặc danh có kèm chứng cứ rõ ràng

Xem xét xử lý đơn tố cáo nặc danh có kèm chứng cứ rõ ràng

VOV.VN-Các ý kiến thống nhất cần bổ sung quy định đối với những đơn tố cáo nặc danh nhưng có kèm theo tài liệu, chứng cứ rõ ràng thì phải được xem xét, xử lý.

“Không đối thoại với dân thì không giải quyết được khiếu nại, tố cáo“
“Không đối thoại với dân thì không giải quyết được khiếu nại, tố cáo“

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Hồng Điệp, không dám đối thoại với người dân, cũng như đối diện với vụ việc thì không có cách nào giải quyết khiếu nại, tố cáo.

“Không đối thoại với dân thì không giải quyết được khiếu nại, tố cáo“

“Không đối thoại với dân thì không giải quyết được khiếu nại, tố cáo“

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Hồng Điệp, không dám đối thoại với người dân, cũng như đối diện với vụ việc thì không có cách nào giải quyết khiếu nại, tố cáo.