Từ các vụ thảm sát rúng động: Tội phạm có xu hướng trẻ hóa

VOV.VN - Theo ông Đỗ Văn Đương, tình hình tội phạm có xu hướng trẻ hóa, tức là số người chưa thành niên phạm tội gia tăng.

Cùng với tội phạm về kinh tế, tội phạm ma túy, tình hình tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người ngày càng gia tăng với tính chất, mức độ nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Nhìn từ những vụ trọng án cho thấy, nguyên nhân nhiều khi chỉ là những mâu thuẫn nhỏ hoặc xuất phát từ những tư thù cá nhân, từ chính mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Nhưng hậu quả của nó không chỉ ảnh hưởng đến một chủ thể nào đó mà đến toàn xã hội. Vì vậy, phân tích khách quan thực trạng, nguyên nhân và giải pháp là việc cần được thực hiện một cách nghiêm túc, khẩn trương, kịp thời.

Đấu tranh phòng chống tội phạm được xác định là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị. Nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào thì điều mà người dân quan tâm đó là tình hình tội phạm được kiểm soát như thế nào, an ninh trật tự xã hội có được giữ vững không? Những vướng mắc, khó khăn trong công tác phòng chống tội phạm cần được tháo gỡ bằng giải pháp hiệu quả nào? Phóng viên VOV phỏng vấn ông Đỗ Văn Đương, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về vấn đề này.

Ông Đỗ Văn Đương, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

PV: Thưa ông, theo dõi tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm hiện nay ông có nhận định gì?

Ông Đỗ Văn Đương: Theo dõi tình hình tội phạm những năm gần đây có thể thấy tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng không chỉ về quy mô số vụ, tính chất phạm tội mà còn về số người phạm tội, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt diễn ra ở nhiều địa phương đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ như vụ thảm sát ở Bình Phước khiến 6 người thiệt mạng hay ở vùng sâu vùng xa như tỉnh miền núi ở Nghệ An xảy ra vụ giết 4 mạng người.

Cũng lưu ý tình hình tội phạm có xu hướng trẻ hóa, tức là số người chưa thành niên phạm tội gia tăng. Nhiều đối tượng giết người, cướp của gây ra thảm án đặc biệt nghiêm trọng như vụ Lê Văn Luyện ở Bắc Giang.

PV: Diễn biến của tình hình tội phạm vẫn tiếp tục phức tạp. Theo ông, mấu chốt của vấn đề nằm ở đâu?

Ông Đỗ Văn Đương: Mấu chốt vẫn nằm ở mấy vấn đề chúng ta thường thấy như tác động của mặt trái của kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng, đặc biệt nhất là sự tác động của văn hóa phẩm đồi trụy, game. Trong khi đó giáo dục trong nhà trường, xã hội còn buông lỏng, cho nên rất nhiều người không tôn trọng pháp luật mà học tập những thói hư tật xấu tiếp thu được từ những văn hóa phẩm độc hại để gây tội ác.

PV: Xác định những nguyên nhân như vậy, các cơ quan chức năng phải hành động như thế nào, thưa ông?

Ông Đỗ Văn Đương: Khi đã xác định được nguyên nhân nào thì phải có giải pháp ấy. Ngăn chặn mặt trái của kinh tế thị trường, những việc buôn gian, bán lận liên quan đến nhân cách con người; tăng cường giáo dục ở nhà trường và xã hội, không để trẻ em lang thang, không chỉ dạy chữ mà không dạy người; các gia đình quan tâm tới trẻ em, ngăn chặn những thói hư, tật xấu, đặc biệt phải có những biện pháp ngăn chặn văn hóa mạng độc hại.

PV: Chúng ta hiểu phòng chống tội phạm không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà là trách nhiệm của từng chủ thể trong xã hội. Nhưng để khuyến khích, động viên sự tham gia của người dân trong công tác này, trong nhiều trường hợp, vì khách quan hay chủ quan đều không dễ thực hiện được. Theo ông, chúng ta cần lưu tâm những giải pháp nào?

Ông Đỗ Văn Đương: Đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ chung của toàn hệ thống chính trị, nhưng trong đó các cơ quan như Công an, Kiểm sát, tòa án là những cơ quan giữ vai trò nòng cốt. Đặc biệt là cơ quan Công an, đơn vị có các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh phòng chống tội phạm.

Song như Bác Hồ đã từng nói, đấu tranh phòng chống tội phạm phải dựa vào dân vì dân là “trăm tay nghìn mắt”, nếu ai đó phạm pháp thì không thể tránh khỏi tai mắt nhân dân. Đặc biệt, mỗi chủ thể trong xã hội phải thấy được trách nhiệm của mình, ví dụ các doanh nghiệp không được xả thải ra môi trường, bản thân các cơ quan đoàn thể cũng phải giáo dục thành viên của mình; giáo dục trong gia đình; ngay cả người bị hại cũng phải hết sức chú ý không tạo ra những sơ hở, hay kích động lòng tham của đối tượng…

Trong việc xử lý tin báo tố giác tội phạm phải hết sức kịp thời, vì có những tin báo gửi đến nhưng không được kịp thời giải quyết khiến tội phạm coi thường, chúng cho rằng phạm tội trộm cắp nhưng không thấy ai điều tra và cứ như thế chúng tiếp tục phạm tội.

Tôi cho rằng công tác bảo vệ người tố giác tội phạm cũng rất quan trọng, nhất là bảo vệ những người tố cáo tội phạm tham nhũng. Thực tế cho thấy trong các cơ quan tổ chức người ta có tâm lý rất sợ bị trù dập, vì họ cho rằng “chờ được mạ thì má sưng”, vì vậy phải bảo vệ họ như thế nào? Thứ hai, đối với người làm chứng (người biết tình tiết nhưng không liên quan đến vụ án) thì khi triệu tập họ đến cần phải tạo điều kiện để họ khai báo một cách trung thực, đầy đủ đồng thời không có hành vi coi họ như người liên quan khiến họ e ngại, sợ dính líu đến pháp luật. Một khi người dân e ngại, sợ dính líu đến pháp luật thì việc hỗ trợ của người dân đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sẽ giảm.

Vì vậy cần phải động viên, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân, song động viên như thế nào thì cần có cơ chế cụ thể. Tới đây, trong quy định pháp luật sẽ quy định rõ quyền và nghĩa vụ của những người này.

PV: Nếu nhìn từ các báo cáo cho thấy chúng ta luôn gặp khó khăn: trách nhiệm chung chung thì khó phân định, trách nhiệm rõ rồi nhưng cơ chế, điều kiện đảm bảo thực thi không rõ thì cũng khó trong tổ chức thực hiện. Chúng ta phải làm thế nào để giải được bài toán khó này, thưa ông?

Ông Đỗ Văn Đương: Đây cũng là vấn đề chúng tôi thấy trong báo cáo nhiều năm. Khi nêu lên những tồn tại, hạn chế của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, một số báo cáo cũng cho rằng có những nguyên nhân khách quan như điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lực lượng mỏng, song vấn đề chính vẫn là năng lực, trình độ và tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Tôi cho rằng hiện nay tính chuyên nghiệp còn hạn chế, đáng lưu ý là xảy ra một số trường hợp bức cung nhục hình là do đạo đức, cái tâm của cán bộ còn kém, chưa tôn trọng tính mạng cũng như sức khỏe người khác dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật.

Tới đây những giải pháp đặt ra, trước hết vẫn là giải pháp con người, phải thanh lọc đạo đức và xây dựng được những con người thực sự giỏi. Cùng với việc nâng cao trình độ năng lực thì phải xác định rõ của cả những người đứng đầu các cơ quan đó. Nơi nào xảy ra nhiều vụ oan sai, phạm tội, khiến tình hình an ninh trật tự không bảo đảm thì có lẽ nên xem xét, thay đổi người đứng đầu.

PV: Về quy định của pháp luật, khi Bộ luật hình sự đang được sửa đổi, theo ông có cần tăng mức hình phạt với người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nâng hình phạt với một số tội danh xâm phạm tính mạng, sức khỏe nhân phẩm người khác để đảm bảo tính nghiêm khắc, răn đe tội phạm hay không?

Ông Đỗ Văn Đương: Đối với người chưa thành niên thì tư tưởng chung là lấy giáo dục làm chính. Nhưng nếu cứ nặng về giáo dục thì cũng không được vì hiện nay số người chưa thành niên phạm tội gia tăng, song không thể áp dụng hình phạt tử hình đối với họ được. Tuy nhiên, trong các khung hình phạt tù, tôi cho rằng cũng cần nâng mức hình phạt để đảm bảo tính răn đe.

Đặc biệt đối với tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác như giết người, cướp… vẫn phải để hình phạt tử hình vì đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây hoảng loạn trong công chúng. Quan trọng nhất là hình phạt không chỉ trừng trị mà còn để răn đe người khác.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ thảm sát ở Bình Phước: Nghi phạm sẽ bị khởi tố về 2 tội danh
Vụ thảm sát ở Bình Phước: Nghi phạm sẽ bị khởi tố về 2 tội danh

VOV.VN -Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến sẽ bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hai tội danh Giết người, Cướp tài sản.

Vụ thảm sát ở Bình Phước: Nghi phạm sẽ bị khởi tố về 2 tội danh

Vụ thảm sát ở Bình Phước: Nghi phạm sẽ bị khởi tố về 2 tội danh

VOV.VN -Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến sẽ bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hai tội danh Giết người, Cướp tài sản.

Thảm sát 4 người ở Nghệ An: Vẫn chưa tìm ra manh mối
Thảm sát 4 người ở Nghệ An: Vẫn chưa tìm ra manh mối

VOV.VN - Sau hơn 10 ngày vào cuộc điều tra vẫn chưa có manh mối gì về đối tượng đã thảm sát 4 người tại Nghệ An.

Thảm sát 4 người ở Nghệ An: Vẫn chưa tìm ra manh mối

Thảm sát 4 người ở Nghệ An: Vẫn chưa tìm ra manh mối

VOV.VN - Sau hơn 10 ngày vào cuộc điều tra vẫn chưa có manh mối gì về đối tượng đã thảm sát 4 người tại Nghệ An.

Không phải cứ xử thật nặng là giảm được tội phạm
Không phải cứ xử thật nặng là giảm được tội phạm

VOV.VN -“Một thời tòa cứ lựa chọn vụ án điển hình, xét xử lưu động giữa địa phương thì người chưa thành niên đó chẳng tốt lên bao giờ”.

Không phải cứ xử thật nặng là giảm được tội phạm

Không phải cứ xử thật nặng là giảm được tội phạm

VOV.VN -“Một thời tòa cứ lựa chọn vụ án điển hình, xét xử lưu động giữa địa phương thì người chưa thành niên đó chẳng tốt lên bao giờ”.

Ba đặc điểm tội phạm học của hung thủ vụ thảm sát ở Bình Phước
Ba đặc điểm tội phạm học của hung thủ vụ thảm sát ở Bình Phước

Điều quan trọng trong vụ án này là chú ý mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội, nhất là tình tiết người phạm tội bịt mắt, nhét giẻ vào miệng 

Ba đặc điểm tội phạm học của hung thủ vụ thảm sát ở Bình Phước

Ba đặc điểm tội phạm học của hung thủ vụ thảm sát ở Bình Phước

Điều quan trọng trong vụ án này là chú ý mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội, nhất là tình tiết người phạm tội bịt mắt, nhét giẻ vào miệng 

Nên tha chết cho tội phạm tham nhũng đã nộp tiền khắc phục hậu quả?
Nên tha chết cho tội phạm tham nhũng đã nộp tiền khắc phục hậu quả?

VOV.VN - Theo đại biểu Nguyễn Công Hồng, người phạm tội khi đã khắc phục thì nên xem xét cho họ con đường sống, vì thoát án tử vẫn lĩnh tù chung thân.

Nên tha chết cho tội phạm tham nhũng đã nộp tiền khắc phục hậu quả?

Nên tha chết cho tội phạm tham nhũng đã nộp tiền khắc phục hậu quả?

VOV.VN - Theo đại biểu Nguyễn Công Hồng, người phạm tội khi đã khắc phục thì nên xem xét cho họ con đường sống, vì thoát án tử vẫn lĩnh tù chung thân.

Tranh cãi đề xuất không tử hình tội phạm từ 70 tuổi trở lên
Tranh cãi đề xuất không tử hình tội phạm từ 70 tuổi trở lên

VOV.VN - Theo nhiều đại biểu Quốc hội, người từ 70 tuổi trở lên vẫn phạm tội rất nghiêm trọng nên quy định không áp dụng tử hình là không hợp lý.

Tranh cãi đề xuất không tử hình tội phạm từ 70 tuổi trở lên

Tranh cãi đề xuất không tử hình tội phạm từ 70 tuổi trở lên

VOV.VN - Theo nhiều đại biểu Quốc hội, người từ 70 tuổi trở lên vẫn phạm tội rất nghiêm trọng nên quy định không áp dụng tử hình là không hợp lý.

Lạnh người lời khai của nghi phạm vụ thảm sát ở Bình Phước
Lạnh người lời khai của nghi phạm vụ thảm sát ở Bình Phước

Nghi phạm Vũ Văn Tiến đã thừa nhận toàn bộ hành vi giết hại 6 người ở Bình Phước rúng động dư luận những ngày qua.

Lạnh người lời khai của nghi phạm vụ thảm sát ở Bình Phước

Lạnh người lời khai của nghi phạm vụ thảm sát ở Bình Phước

Nghi phạm Vũ Văn Tiến đã thừa nhận toàn bộ hành vi giết hại 6 người ở Bình Phước rúng động dư luận những ngày qua.

Thảm sát ở Bình Phước: Giám định 2 khẩu súng của nghi can
Thảm sát ở Bình Phước: Giám định 2 khẩu súng của nghi can

Khẩu súng bắn bi được Nguyễn Hải Dương-nghi can vụ thảm sát ở Bình Phước khai mua với giá 6 triệu đồng, nhìn bề ngoài rất giống với súng K59.

Thảm sát ở Bình Phước: Giám định 2 khẩu súng của nghi can

Thảm sát ở Bình Phước: Giám định 2 khẩu súng của nghi can

Khẩu súng bắn bi được Nguyễn Hải Dương-nghi can vụ thảm sát ở Bình Phước khai mua với giá 6 triệu đồng, nhìn bề ngoài rất giống với súng K59.

Thảm sát ở Bình Phước: Giật mình vì những “kẽ hở” mất an toàn
Thảm sát ở Bình Phước: Giật mình vì những “kẽ hở” mất an toàn

VOV.VN - Vì sao các hung thủ này lại có súng và việc bảo vệ an ninh, an toàn tính mạng, tài sản của gia đình nạn nhân gần như bị bỏ ngỏ?

Thảm sát ở Bình Phước: Giật mình vì những “kẽ hở” mất an toàn

Thảm sát ở Bình Phước: Giật mình vì những “kẽ hở” mất an toàn

VOV.VN - Vì sao các hung thủ này lại có súng và việc bảo vệ an ninh, an toàn tính mạng, tài sản của gia đình nạn nhân gần như bị bỏ ngỏ?

Phá vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước: “Đây không phải là chiến công“
Phá vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước: “Đây không phải là chiến công“

Trưởng Ban chuyên án chia sẻ về việc phá nhanh vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước: “Đây không phải là chiến công mà là hoàn thành trách nhiệm...".

Phá vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước: “Đây không phải là chiến công“

Phá vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước: “Đây không phải là chiến công“

Trưởng Ban chuyên án chia sẻ về việc phá nhanh vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước: “Đây không phải là chiến công mà là hoàn thành trách nhiệm...".