Mặn xâm nhập uy hiếp nhà máy nước ở Nha Trang

VOV.VN - Nắng hạn kéo dài, mặn xâm nhập khiến cho nước sông Cái phía dưới đập ngăn mặn Vĩnh Phương bị nhiễm mặn nghiêm trọng.

Đập ngăn mặn Vĩnh Phương trên sông Cái, thuộc xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang được tỉnh Khánh Hòa đầu tư xây dựng nhiều năm trước. Mấy tháng nay nắng hạn kéo dài, nước từ thượng nguồn chảy về không đủ tràn qua mặt đập. Trong khi đó, phía dưới đập, mặc dù cách cửa biển gần 10 km nhưng đã có độ mặn gần ngang nước biển.

Một nông dân ở xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang đành phải bơm nước nhiễm mặn tưới để cây chết chậm, thay vì chết khô do thiếu nước.

Cụ thể, độ mặn nước sông Cái ngay chân đập lên tới hơn 28,5 mg muối/lít, ngang với nước biển Nha Trang. Nước bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nhiều hộ dân ven sông Cái không thể lấy nước để trồng trọt, nhiều giếng nước ven sông cũng bị nhiễm mặn không sử dụng được.

Ông Vũ Văn Bình, Giám đốc Xí nghiệp Cấp nước Nha Trang thuộc Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa cho biết, hiện tại mực nước sông đã thấp hơn mặt đập tới gần một mét, giếng thu của Nhà máy nước Xuân Phong, chuyên cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh chắc chắn sẽ nhiễm mặn: “Nguồn nước trên thượng nguồn về ít đi, nước trên đập càng ngày càng hạ xuống, mực nước biển dâng, đỉnh triều càng ngày càng cao. Mực nước dưới đập sẽ cao hơn ở trên đập.

Lúc này mặn sẽ thẩm thấu ngược trên đập. Rủi ro lớn nhất, công trình thu của Nhà máy nước Xuân Phong ở ngay sát đập, sẽ bị nhiễm mặn, có công suất 15 ngàn mét khối/ ngày đêm”.

Đối phó với trình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên sông Cái, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các địa phương dọc 2 bên sông tạm dừng lấy nước vào phục vụ tưới cho gần 2.000 ha lúa hè - thu để dành nước cho sinh hoạt. Sắp tới, nếu không có mưa, tỉnh Khánh Hòa sẽ xả nước dự trữ tại hồ Suối Dầu với khoảng 1,5 triệu m3/ tháng để  đẩy xâm nhập mặn và phục vụ sinh hoạt của người dân.

Về mặt lâu dài, tỉnh Khánh Hòa sẽ đầu tư xây dựng hệ thống đập ngăn mặn mới thay thế đập ngăn mặn cũ. Tuy vậy, do dự án này còn kết hợp cả công trình cầu sông Cái nên có tổng mức đầu tư lên đến hơn 750 tỷ đồng nên chưa thể triển khai ngay được.

Ông Nguyễn Thái Như Trị, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Phải tiến hành xây dựng đập ngăn mặn trên sông Cái Nha Trang để chống nước mặn xâm nhập sâu. Phải có thời gian mới thực hiện được. Trước mắt trong tình hình hiện nay, các địa phương phải sử dụng nước hết sức tiết kiệm.

Công tác điều phối nước trong khu vực cũng hết sức quan trọng, Sở Nông nghiệp sẽ tổ chức theo dõi. Chúng tôi dự kiến dùng nguồn nước hồ Suối Dầu để bổ sung nước cho sông Cái Nha Trang”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạn mặn, vườn mãng cầu Xiêm chết trắng
Hạn mặn, vườn mãng cầu Xiêm chết trắng

VOV.VN - Hiện nay, do hạn, mặn kéo dài nên huyện Tân Phú Đông đã có gần 20 ha vườn cây mãng cầu Xiêm chết khô, gần 100 ha khác đang suy kiệt.

Hạn mặn, vườn mãng cầu Xiêm chết trắng

Hạn mặn, vườn mãng cầu Xiêm chết trắng

VOV.VN - Hiện nay, do hạn, mặn kéo dài nên huyện Tân Phú Đông đã có gần 20 ha vườn cây mãng cầu Xiêm chết khô, gần 100 ha khác đang suy kiệt.

Hơn 120 ha rau màu bị chết trắng do hạn mặn
Hơn 120 ha rau màu bị chết trắng do hạn mặn

VOV.VN - Cùng với cây lúa, hiện nay, tỉnh Tiền Giang có hơn 120 ha rau màu bị chết trắng do hạn mặn, làm đời sống nông dân càng thêm khó khăn.

Hơn 120 ha rau màu bị chết trắng do hạn mặn

Hơn 120 ha rau màu bị chết trắng do hạn mặn

VOV.VN - Cùng với cây lúa, hiện nay, tỉnh Tiền Giang có hơn 120 ha rau màu bị chết trắng do hạn mặn, làm đời sống nông dân càng thêm khó khăn.

Chống hạn, mặn ở ĐBSCL bằng cách nào?
Chống hạn, mặn ở ĐBSCL bằng cách nào?

VOV.VN - Cần hình thành các giải pháp mang tính mô hình trong phòng chống hạn mặn ở ĐBSCL có hiệu quả để nhân rộng trong thời gian tới.

Chống hạn, mặn ở ĐBSCL bằng cách nào?

Chống hạn, mặn ở ĐBSCL bằng cách nào?

VOV.VN - Cần hình thành các giải pháp mang tính mô hình trong phòng chống hạn mặn ở ĐBSCL có hiệu quả để nhân rộng trong thời gian tới.