Kinh tế Việt Nam 70 năm - những bước phát triển ấn tượng

VOV.VN - Sau 70 năm thành lập và phát triển, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế thị trường năng động trong xu hướng hội nhập toàn cầu.

Từ tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã đứng lên giành chính quyền, lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp tục trải qua 30 năm chiến tranh, chia cắt, Việt Nam đã phải mất hàng chục năm để khắc phục hậu quả chiến tranh và tìm tòi đổi mới cơ chế trong hoàn cảnh bị bao vây cấm vận, bị hụt hẫng về vốn đầu tư.

Những dấu mốc đột phá

Sau 70 năm thành lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong đó có 30 năm đổi mới, từ một đất nước đói nghèo và lạc hậu, đến nay Việt Nam đã vươn lên thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình. Từ một nền kinh tế khép kín, tập trung quan liêu bao cấp, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế năng động, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã và đang là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới.

Điểm lại những thành tựu về phát triển kinh tế của nước ta trong suốt 70 năm qua, đặc biệt là trong 30 năm đổi mới cơ chế kinh tế có thể thấy, trước Cách mạng tháng Tám, từ chỗ cả nước chỉ có 200 xí nghiệp, với 90.000 công nhân, số sản phẩm công nghiệp đơn sơ, sản lượng ít ỏi. Đến nay cả nước có gần nửa triệu doanh nghiệp, trên 4,2 triệu cơ sở cá thể, với gần 1,5 triệu lao động... Sản phẩm công nghiệp vừa nhiều gấp bội về số loại, vừa gấp nhiều lần về sản lượng.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người từ 1995 đến nay.
(Biểu đồ: BizLive)
Lĩnh vực thương mại từ chỗ nhỏ bé và phân tán đến nay việc mua bán ở trong nước đã được tự do hoá, hàng nghìn siêu thị, trung tâm thương mại được hình thành. Nếu như năm 1986, Việt Nam mới chỉ có quan hệ buôn bán với 43 nước thì đến nay đã có quan hệ thương mại đầu tư với khoảng 230 quốc gia và vùng lãnh thổ.

40 năm sau chiến tranh, 30 năm sau đổi mới, kinh tế Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường hội nhập và phát triển. Bằng các chính sách đối ngoại nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được điểm lại bằng những dấu mốc quan trọng: Năm 1991, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc; Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam từ tháng 11/1992. Năm 1993, Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF); Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Đáng ghi nhớ là từ tháng 7/1995, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Trong các năm từ 1996 - 1988, Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu và gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

Tháng 7/2001, Việt Nam ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược với Nga; Năm 2002, khung khổ quan hệ đối tác tin cậy và ổn định lâu dài với Nhật; Ngày 11/1/2007, Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Tháng 5/2008 thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam -Trung Quốc. Từ năm 2010, là một trong các thành viên tham gia đàm phát Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Đặc biệt, từ Đại hội XI đến nay, với chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” đã đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, lên một tầm cao mới trên tất cả các lĩnh vực. Tiến trình hội nhập quốc tế đã có những tác động to lớn, nhiều mặt đến thế và lực của Việt Nam trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân; tạo sức ép và điều kiện để hoàn thiện thể chế kinh tế; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 1988 chỉ đạt 86 USD - mức thấp nhất thế giới, nhưng đã tăng gần như liên tục qua các năm sau đó và đến hết năm 2014 đã đạt 2.052 USD. Nếu như tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1986 - 1990 chỉ đạt 4,4%/năm thì bình quân thời kỳ 1991 - 2011 đạt 7,34%/năm. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,46% (mức cao nhất trong vòng 11 năm trước đó).

Do ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế thế giới, tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011 - 2013 giảm xuống còn 5,6%. Tuy nhiên, sang năm 2015, Việt Nam hướng mục tiêu tăng trưởng GDP đạt mức 6,2%, cho đến nay, qua 8 tháng đã có nhiều cơ sở cho thấy mục tiêu tăng trưởng này hoàn toàn có thể đạt được.

Việt Nam hiện nay đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 300 tỷ USD, gấp khoảng 1,5 lần GDP. Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại với hầu hết nền kinh tế trên thế giới, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với gần 20.000 dự án và số vốn gần 300 tỷ USD.

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường 220 nước và vùng lãnh thổ, hầu hết các châu lục. Nước ta có vị thế ngày càng lớn trong xuất khẩu hàng hóa toàn cầu và được xếp vào nhóm 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa hàng đầu thế giới. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất, nhập khẩu, thậm chí là có xuất siêu.

Thực hiện các cam kết từ khi gia nhập WTO như tự do hóa quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu, xóa bỏ các hạn chế xuất, nhập khẩu, xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu gây bóp méo cạnh tranh, giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp, các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, minh bạch hóa chính sách… hệ thống pháp luật của Việt Nam đã và đang tiếp tục được hoàn thiện theo hướng ngày càng trở nên rõ ràng, minh bạch hơn, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng.

Phát triển nhanh và bền vững trong xu hướng hội nhập

Theo đánh giá của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sau 30 năm, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nước ta đã xây dựng được kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản cho thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng hiện đại, vai trò của công nghiệp được nâng lên, khu vực thương mại, dịch vụ trở nên quan trọng và luôn tăng trưởng khá. Kim ngạch ngoại thương tăng mạnh; một số sản phẩm xuất khẩu của nước ta đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Nền kinh tế đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bước đầu tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Kinh tế Việt Nam năm 2015 được dự báo sẽ tiếp tục đà phục hồi với mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục được dịch chuyển.
Phát huy thành tựu kinh tế - xã hội qua 70 năm, đặc biệt là sự thành công của 30 năm đổi mới, thời gian tới, Việt Nam khẳng định tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta gắn với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Chủ động hội nhập quốc tế để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia, phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế với nền kinh tế đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Việc tiếp tục mở rộng đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương đòi hỏi việc tích cực chuẩn bị lực lượng để cạnh tranh thắng lợi trên sân nhà khi mở cửa thị trường cho các đối tác nước ngoài. Cần có chiến lược cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia, chiến lược cạnh tranh của từng ngành, lĩnh vực, của các sản phẩm, nhất là những sản phẩm quan trọng, của mọi doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn của nền kinh tế.

Nhà nước cần những chính sách cụ thể để giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài cần theo hướng chọn lọc, ưu tiên các tập đoàn đa quốc gia dẫn dắt các chuỗi giá trị toàn cầu trong các lĩnh vực công nghệ, có thể tạo ra sự lan tỏa về  công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý tiên tiến.

Mới đây, khi phát biểu tại Triển lãm Thành tựu kinh tế - xã hội 70 năm với chủ đề “Đổi mới, hội nhập và phát triển”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng đã khẳng định, những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được là kết quả phấn đấu của nhân dân Việt Nam với sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của bè bạn khắp năm châu trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và kiến thiết đất nước. Qua đó cũng thấy được tiềm năng, triển vọng và hướng phát triển nhanh hơn, bền vững hơn với các khâu đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế kinh tế, phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với phương châm phát triển kinh tế - xã hội, tất cả vì con người.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng thời nhấn mạnh, theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, trong hơn 20 năm trở lại đây kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục ở mức bình quân cao hơn nhiều nước và thứ hai thế giới. Ngay trong thời gian khủng hoảng kinh tế vừa qua, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm số ít các nước duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao.

Vì vậy, để nền kinh tế phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, Phó Thủ tướng cho rằng, cần thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, đồng bộ hơn nữa; cần khơi dậy, cổ vũ, khuyến khích sức sáng tạo của toàn xã hội; nhận diện và tháo gỡ những rào cản đối với việc phát huy mọi nguồn lực để phục vụ phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 có thể 6,1%, lạm phát 1,9%
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 có thể 6,1%, lạm phát 1,9%

VOV.VN -Dự báo này được nêu trong Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2015 với chủ đề “Tiềm năng hội nhập, thách thức hòa nhập”, vừa được công bố.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 có thể 6,1%, lạm phát 1,9%

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 có thể 6,1%, lạm phát 1,9%

VOV.VN -Dự báo này được nêu trong Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2015 với chủ đề “Tiềm năng hội nhập, thách thức hòa nhập”, vừa được công bố.

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang “lưỡng thể”
Nền kinh tế Việt Nam hiện đang “lưỡng thể”

VOV.VN -Nền kinh tế “lưỡng thể” Việt Nam đang chuyển hóa từ “sâu” thành “bướm”, và việc thoát khỏi “tổ kén” này còn nhiều gian nan.

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang “lưỡng thể”

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang “lưỡng thể”

VOV.VN -Nền kinh tế “lưỡng thể” Việt Nam đang chuyển hóa từ “sâu” thành “bướm”, và việc thoát khỏi “tổ kén” này còn nhiều gian nan.

Nền kinh tế Việt Nam vướng 3 khó khăn chính những tháng cuối năm
Nền kinh tế Việt Nam vướng 3 khó khăn chính những tháng cuối năm

VOV.VN -Các khó khăn của nền kinh tế đó là kết quả phát hành trái phiếu Chính phủ thấp, thu ngân sách chậm và tỷ giá chịu áp lực.

Nền kinh tế Việt Nam vướng 3 khó khăn chính những tháng cuối năm

Nền kinh tế Việt Nam vướng 3 khó khăn chính những tháng cuối năm

VOV.VN -Các khó khăn của nền kinh tế đó là kết quả phát hành trái phiếu Chính phủ thấp, thu ngân sách chậm và tỷ giá chịu áp lực.

Cải cách và hội nhập kinh tế Việt Nam: Còn nhiều thách thức
Cải cách và hội nhập kinh tế Việt Nam: Còn nhiều thách thức

VOV.VN -Thông điệp này được nêu tại Hội thảo vừa diễn ra tại Pháp, thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và các doanh nhân Pháp.

Cải cách và hội nhập kinh tế Việt Nam: Còn nhiều thách thức

Cải cách và hội nhập kinh tế Việt Nam: Còn nhiều thách thức

VOV.VN -Thông điệp này được nêu tại Hội thảo vừa diễn ra tại Pháp, thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và các doanh nhân Pháp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại trong năm 2016
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại trong năm 2016

VOV.VN -Đó là nhận xét của Đại diện thường trực của IMF tại Việt Nam, Sanjay Kalra khi công bố Báo cáo Triển vọng Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại trong năm 2016

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại trong năm 2016

VOV.VN -Đó là nhận xét của Đại diện thường trực của IMF tại Việt Nam, Sanjay Kalra khi công bố Báo cáo Triển vọng Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Lo tụt hậu khi kinh tế Việt Nam hội nhập sâu
Lo tụt hậu khi kinh tế Việt Nam hội nhập sâu

VOV.VN -Kinh tế Việt Nam càng hội nhập sâu thì càng lo tụt hậu do năng suất lao thấp, tăng trưởng kinh tế không cao, chất lượng nguồn nhân lực khiêm tốn.

Lo tụt hậu khi kinh tế Việt Nam hội nhập sâu

Lo tụt hậu khi kinh tế Việt Nam hội nhập sâu

VOV.VN -Kinh tế Việt Nam càng hội nhập sâu thì càng lo tụt hậu do năng suất lao thấp, tăng trưởng kinh tế không cao, chất lượng nguồn nhân lực khiêm tốn.