Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đánh mất Lưỡng viện Quốc hội

VOV.VN - Điều đáng buồn nhất với Tổng thống Mỹ là việc ông bị chính đảng Cộng hòa quay lưng lại trong nhiều quyết định quan trọng.

Lựa chọn một tổng thống phi truyền thống, người Mỹ có lý do để kiên nhẫn với ông Donald Trump trong việc thực hiện các lời hứa tranh cử. Nhưng khi các giới hạn lần lượt bị thử thách, họ rất có thể thực thi bổn phận của mình.

Sau hơn 6 tháng làm quen với công việc mới, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thấy ông đang điều hành nước Mỹ với nhiều quyết định quan trọng.

Tổng thống Donald Trump trong lần phát biểu đầu tiên trước Quốc hội. (Ảnh: Getty Images)

Tuy nhiên, mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát chính là rào cản lớn nhất với Tổng thống Mỹ.

Bên cạnh đó, lục đục trong nội bộ đội ngũ điều hành, sự “rơi rụng” nhân sự tại các vị trí chủ chốt và cả các cuộc điều tra về mối liên hệ với Nga khiến Tổng thống Donald Trump mất khả năng kiểm soát tình hình.

Điều đáng buồn nhất với Tổng thống Mỹ là việc ông bị chính đảng Cộng hòa quay lưng lại trong nhiều quyết định quan trọng.

Kể từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền, nhiều nghị sỹ Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ tỏ ra không mấy hào hứng khi làm việc với người đứng đầu nước Mỹ. Họ cho rằng ông ở phía đối lập hoàn toàn với họ về quan điểm, hoặc đơn giản là người không phù hợp để điều hành Nhà Trắng.

Hố sâu khác biệt ngày càng lớn giữa hai bên chính là vì sự cạn kiệt lòng tin giữa tổng thống Donald Trump với Quốc hội đặc biệt là các nghị sỹ Cộng hòa, sau các cáo buộc liên hệ với Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống 2016. Việc đa số tại Thượng viện và Hạ viện nhất trí thông qua dự luật trừng phạt Nga, Iran và Triều Tiên là một động thái ép buộc với Nhà Trắng vào lựa chọn duy nhất.

Ngoài ra Tổng thống Mỹ cũng sẽ không thể “động cựa” nếu muốn nới lỏng quan hệ với Nga trừ khi được Quốc hội cho phép. Với Tổng thống Trump, động thái này là lời trách phạt nặng nề từ đảng Cộng hòa, cho thấy thậm chí những người Cộng hòa cũng không còn tin ông xung quanh những mối liên hệ với Nga.

Cũng với cách thức này, một số nghị sỹ Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ đã nhiều lần từ chối các nỗ lực loại bỏ và thay thế đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền – Obamacare, lời hứa đáng kể nhất của Tổng thống Trump.

Bất chấp việc các lãnh đạo Cộng hòa tại Quốc hội ra sức khởi động lại chiến dịch này, chưa một cuộc bỏ phiếu nào diễn ra thành công.

Thất bại của Quốc hội do phe Cộng hòa nắm đa số với một dự luật y tế quan trọng như vậy chính là trận thua rõ rệt của Tổng thống Trump, một chỉ dấu rõ ràng rằng uy quyền của ông chủ Nhà Trắng đã bị suy giảm đáng kể.

Nguyên nhân là vì Tổng thống Trump thiếu sự kỷ luật và khả năng tập trung. Đồng thời, kế hoạch hành động của ông không đủ chi tiết và không quan tâm tới quy trình xây dựng chính sách. Đó là chưa kể tới việc một người ngoại đạo với chính trường, Tổng thống Trump còn ít kinh nghiệm chính trị, và không tính tới lợi ích của các nhóm có thể tác động tới kết quả cuối cùng. 

Một trải nghiệm khác cũng không kém tồi tệ là các chỉ trích trực diện mà Tổng thống Donald Trump nhằm vào bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions vì ông đã tự ý rút lui khỏi cuộc điều tra Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ.

Những lời lẽ của Tổng thống đã làm phật lòng các đồng nghiệp trước đây của ông Sessions ở Thượng viện. Những nghị sỹ Cộng hòa đã can thiệp để buộc Tổng thống Trump phải tránh xa bộ trưởng Tư pháp với lời đe dọa sẽ bác bỏ tất cả các đề cử thay thế nếu ông Sessions bị bãi nhiệm. Đây là một trường hợp hy hữu khi thượng nghị sỹ Cộng hòa cùng chung tay ngăn chặn một Tổng thống của đảng mình.

Các cuộc điều tra về việc can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ 2016 và mối liên hệ với các thành viên trong bộ máy tranh cử của tổng thống Trump là “quả bom” tiếp theo với sự uy tín chính trị của Nhà Trắng.

Vòng xoáy nghiêm trọng nhất là hé lộ mới đây rằng cuộc gặp giữa con trai tổng thống – Donald Trump Jr. với một nhóm người Nga đã giúp rò rỉ các thông tin bất lợi cho ứng viên Dân chủ Hillary Clinton. Bất kể nội dung cuộc gặp là gì, dư luận Mỹ đều cho rằng đội ngũ tranh cử của ông Trump đã tiếp xúc, hoặc thậm chí là nhiệt tình với những sự quan tâm của người Nga.

Hiến pháp Mỹ đã trao cho Tổng thống quyền lực hành pháp rất lớn, nhưng Quốc hội cũng được cung cấp những khả năng để ngăn chặn nhánh hành pháp. Đây được coi là công cụ tối cao để răn đe và trừng phạt nếu Nhà Trắng mắc sai sót. Trong trường hợp này, Tổng thống Donald Trump đang nhận được sự “quan tâm đặc biệt” của Quốc hội Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội Mỹ lo ngại về các tranh cãi liên quan tới Tổng thống Trump
Quốc hội Mỹ lo ngại về các tranh cãi liên quan tới Tổng thống Trump

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng các tranh cãi này đang ảnh hưởng xấu tới nhiệm kỳ của ông Trump.

Quốc hội Mỹ lo ngại về các tranh cãi liên quan tới Tổng thống Trump

Quốc hội Mỹ lo ngại về các tranh cãi liên quan tới Tổng thống Trump

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng các tranh cãi này đang ảnh hưởng xấu tới nhiệm kỳ của ông Trump.

Bị luận tội - cơn ác mộng tồi tệ nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump?
Bị luận tội - cơn ác mộng tồi tệ nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump?

VOV.VN - Chưa đầy 4 tháng sau khi Donald Trump nhậm chức Tổng thống, Quốc hội Mỹ đang “xì xào” khả năng luận tội ông.

Bị luận tội - cơn ác mộng tồi tệ nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump?

Bị luận tội - cơn ác mộng tồi tệ nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump?

VOV.VN - Chưa đầy 4 tháng sau khi Donald Trump nhậm chức Tổng thống, Quốc hội Mỹ đang “xì xào” khả năng luận tội ông.

Tổng thống Donald Trump muốn phá vỡ trật tự thế giới truyền thống?
Tổng thống Donald Trump muốn phá vỡ trật tự thế giới truyền thống?

VOV.VN - Khác với những người tiền nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump không hề có ý định “tuyên truyền” về vai trò “lãnh đạo thế giới” của Mỹ.

Tổng thống Donald Trump muốn phá vỡ trật tự thế giới truyền thống?

Tổng thống Donald Trump muốn phá vỡ trật tự thế giới truyền thống?

VOV.VN - Khác với những người tiền nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump không hề có ý định “tuyên truyền” về vai trò “lãnh đạo thế giới” của Mỹ.

Tổng thống Donald Trump có chịu “bó tay” vụ trừng phạt Nga?
Tổng thống Donald Trump có chịu “bó tay” vụ trừng phạt Nga?

VOV.VN - Dù gần như chắc chắn sẽ ký vào dự luật trừng phạt Nga được cả 2 viện Quốc hội Mỹ thông qua, Tổng thống Donald Trump sẽ không chịu khuất phục.

Tổng thống Donald Trump có chịu “bó tay” vụ trừng phạt Nga?

Tổng thống Donald Trump có chịu “bó tay” vụ trừng phạt Nga?

VOV.VN - Dù gần như chắc chắn sẽ ký vào dự luật trừng phạt Nga được cả 2 viện Quốc hội Mỹ thông qua, Tổng thống Donald Trump sẽ không chịu khuất phục.

Phe Cộng hòa khuyên Tổng thống Donald Trump đừng “đụng” đến Mueller
Phe Cộng hòa khuyên Tổng thống Donald Trump đừng “đụng” đến Mueller

VOV.VN - Lời khuyên đưa ra trong bối cảnh các đồng minh của Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi sa thải cố vấn đặc biệt giám sát điều tra Nga, Robert Mueller.

Phe Cộng hòa khuyên Tổng thống Donald Trump đừng “đụng” đến Mueller

Phe Cộng hòa khuyên Tổng thống Donald Trump đừng “đụng” đến Mueller

VOV.VN - Lời khuyên đưa ra trong bối cảnh các đồng minh của Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi sa thải cố vấn đặc biệt giám sát điều tra Nga, Robert Mueller.