Việt Nam quan hệ với tất cả các nước, không nghiêng bên này, bên kia

VOV.VN - Nếu các nước không phát huy được chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ mà nghiêng bên này hay nghiêng bên kia sẽ ảnh hưởng môi trường an ninh.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh điều này khi trả lời báo chí bên hành lang Đại hội XII của Đảng, sáng 22/1.

PV: Cuộc cạnh tranh về chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực ảnh hưởng thế nào tới đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, thưa Phó Thủ tướng?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Tình hình thế giới và khu vực biến động phức tạp có nhiều yếu tố, đương nhiên có yếu tố các nước lớn cạnh tranh ảnh hưởng dẫn đến tình hình cọ xát về lợi ích, trong đó có lợi ích an ninh, lợi ích kinh tế.

Nếu các nước không giữ được độc lập, tự chủ và phát huy được chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ mà nghiêng bên này hay nghiêng bên kia thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường an ninh.

Chính vì vậy, Đại hội XII của Đảng đặt ra là thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ. Có nghĩa ta quan hệ với tất cả các nước.

Một vấn đề trong 5 năm vừa qua chúng ta thành công rất lớn là Việt Nam xây dựng được khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện với tất cả các nước lớn quan trọng nhất trên thế giới.

Không phải bất cứ nước nào cũng xây dựng được mối quan hệ này như Việt Nam. Điều đó thể hiện chúng ta có chính sách đúng đắn và vị thế Việt Nam ngày càng tăng nên các nước mới thiết lập quan hệ với ta.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời báo chí sáng 22/1

PV: Người ta thường nói chính sách đối ngoại là nối dài chính sách đối nội. Trong tình hình hiện nay thì cần lưu ý như thế nào trong chính sách đối nội, thưa Phó Thủ tướng?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Chính sách của một nước bao gồm chính sách phát triển trong nước và chính sách đối ngoại tạo dựng môi trường cho phát triển trong nước.

Việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ mở rộng quan hệ về chính trị, tạo nền tảng cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư. Đó cũng là phục vụ cho phát triển nội lực đất nước.

Người ta hay nói đối ngoại là nối dài chính sách đối nội nhưng đúng ra đối ngoại là một phần trong chính sách, đường lối phát triển đất nước.

PV: Theo Phó Thủ tướng, các tân uỷ viên BCH khoá mới đứng trước thách thức, áp lực gì và đặt ra yêu cầu, đỏi hỏi gì với BCH khoá mới?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đường lối của Đạị hội Đảng XII sẽ được thông qua đều nói rõ nhiệm vụ, không chỉ về kinh tế, văn hóa mà có cả đường lối đố ngoại.

Trách nhiệm trước tiên là của các uỷ viên Trung ương, qua đó các bộ ngành, địa phương quán triệt đường lối đó.

Điều quan trọng là sự chỉ đạo thống nhất của Đảng nhưng sự phối hợp giữa các bộ, ngành địa phương thì bảo đảm thắng lợi. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, nếu mỗi bộ, ngành, địa phương làm theo một kiểu, thiếu sự phối hợp sẽ càng làm giảm sức mạnh của đất nước.

PV: Chúng ta nhắc nhiều đến các Đối tác chiến lược, nhưng có ý kiến cho rằng ta ký kết nhiều nhưng hiệu quả và mối liên kết với các đối tác đó chưa cao?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đến nay ta thiết lập được 15 Đối tác chiến lược và 10 Đối tác toàn diện. Nếu chỉ nhìn một lợi ích cụ thể với đối tác này kia mang lại thì khó. Nhưng nhìn chung về chính sách đối ngoại của một đất nước, nếu chúng ta xây dựng được nhiều bạn và bạn bè mang tính tin cậy cao về chính trị, hợp tác tốt về quân sự quốc phòng - an ninh, mở rộng thương mại kinh tế... thì sẽ tổng hoà tạo môi trường quan hệ với các nước.

Các nước, dù lớn hay nhỏ, ngoài thách thức bên trong thì có thách thức bên ngoài liên quan đến quan hệ từng nước. Nếu ta có quan hệ trong khuôn khổ thì trên nền tảng chính trị, từng đối tác sẽ nhấn mạnh khía cạnh nào đó.

Có đối tác ta hợp tác về thương mại, nhà đầu tư lớn; có nước ta nhấn mạnh về khoa học công nghệ; có nước ta tận dụng được giáo dục chứ không phải toàn bộ nước nào cũng giống nhau mà mỗi nước có cái riêng.

PV: Có ý kiến cho rằng mối quan hệ với Trung Quốc trên thực tế chưa đạt được tầm, thưa Phó Thủ tướng?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Ta xây dựng Đối tác chiến lược với Trung Quốc và vừa qua nâng lên Đối tác Chiến lược toàn diện.

Trên cơ sở xây dựng quan hệ chính trị thì về kinh tế, thương mại, Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn nhất.

Nếu nói mối quan hệ đó không thúc đẩy thì không đúng vì thực tế có sự phát triển trên các mặt. Tất nhiên, không thể nói không có khác biệt như vấn đề Biển Đông ta khẳng định chủ quyền với Trường Sa, Hoàng Sa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta.

Trên cơ sở đối tác chiến lược toàn diện để chúng ta giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Biển Đông.

PV: Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại hội Đảng XII: Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư vào ngày 27/1
Đại hội Đảng XII: Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư vào ngày 27/1

VOV.VN - Ban Chấp hành Trung ương khoá XII sẽ họp phiên thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương...

Đại hội Đảng XII: Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư vào ngày 27/1

Đại hội Đảng XII: Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư vào ngày 27/1

VOV.VN - Ban Chấp hành Trung ương khoá XII sẽ họp phiên thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương...

“Khâm phục trách nhiệm của các Ủy viên Bộ Chính trị không tái cử“
“Khâm phục trách nhiệm của các Ủy viên Bộ Chính trị không tái cử“

VOV.VN - Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh chia sẻ khi cho biết nhiều Uỷ viên Bộ Chính trị không tái cử để tạo cơ hội cho lớp cán bộ kế cận.

“Khâm phục trách nhiệm của các Ủy viên Bộ Chính trị không tái cử“

“Khâm phục trách nhiệm của các Ủy viên Bộ Chính trị không tái cử“

VOV.VN - Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh chia sẻ khi cho biết nhiều Uỷ viên Bộ Chính trị không tái cử để tạo cơ hội cho lớp cán bộ kế cận.

Hôm nay, Đại hội XII dành cả ngày thảo luận các văn kiện
Hôm nay, Đại hội XII dành cả ngày thảo luận các văn kiện

VOV.VN - Tiếp tục chương trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, hôm nay, các đại biểu dành cả ngày để thảo luận các văn kiện Đại hội. 

Hôm nay, Đại hội XII dành cả ngày thảo luận các văn kiện

Hôm nay, Đại hội XII dành cả ngày thảo luận các văn kiện

VOV.VN - Tiếp tục chương trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, hôm nay, các đại biểu dành cả ngày để thảo luận các văn kiện Đại hội. 

Gửi đến Đại hội XII những lời tâm huyết
Gửi đến Đại hội XII những lời tâm huyết

VOV.VN - Các đại biểu và các Đảng viên, nhân dân tin tưởng, đánh giá cao về sự thẳng thắn trong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương. 

Gửi đến Đại hội XII những lời tâm huyết

Gửi đến Đại hội XII những lời tâm huyết

VOV.VN - Các đại biểu và các Đảng viên, nhân dân tin tưởng, đánh giá cao về sự thẳng thắn trong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương. 

Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Phải lo bảo vệ Tổ quốc từ lúc chưa nguy
Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Phải lo bảo vệ Tổ quốc từ lúc chưa nguy

VOV.VN - Xây dựng tiềm lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước ngay từ trong thời bình là kế sách “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy” - Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Phải lo bảo vệ Tổ quốc từ lúc chưa nguy

Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Phải lo bảo vệ Tổ quốc từ lúc chưa nguy

VOV.VN - Xây dựng tiềm lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước ngay từ trong thời bình là kế sách “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy” - Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.

Việc rút khỏi danh sách giới thiệu bầu cử là do Đại hội quyết định
Việc rút khỏi danh sách giới thiệu bầu cử là do Đại hội quyết định

VOV.VN - Đồng chí trong ban chấp hành cũ nếu được Đại hội giới thiệu thì phải xin rút khỏi danh sách, nhưng cho rút hay không là quyền của Đại hội.

Việc rút khỏi danh sách giới thiệu bầu cử là do Đại hội quyết định

Việc rút khỏi danh sách giới thiệu bầu cử là do Đại hội quyết định

VOV.VN - Đồng chí trong ban chấp hành cũ nếu được Đại hội giới thiệu thì phải xin rút khỏi danh sách, nhưng cho rút hay không là quyền của Đại hội.