Nga và Mỹ cùng tăng doanh số bán vũ khí, theo báo cáo của SIPRI

Tổng thị phần của Mỹ trong thị trường vũ khí thế giới là 57,9%, còn của Nga là 7,1%.

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố bảng xếp xếp hạng hàng năm của hàng trăm công ty quân sự - công nghiệp lớn nhất trên thế giới.

Chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Ảnh: Công ty Sukhoi.

Theo tài liệu của viện này, năm 2016 tổng khối lượng bán hàng của 100 nhà sản xuất và dịch vụ vũ khí lớn nhất thế giới tăng trưởng 1,9% so với năm 2015. Các nhà phân tích của Stockholm cho biết sự tăng trưởng này được ghi nhận lần đầu tiên sau 5 năm liên tục sụt giảm.

Các công ty Mỹ, trong "Top 100", đã tăng thị phần của họ trong tổng doanh thu vũ khí lên thêm 4,0%. Tổng thị phần của Hoa Kỳ trong trên thị trường thế giới là 57,9%. Tốc độ tăng trưởng tổng doanh số của các công ty Nga trong "Top 100", năm 2016, theo ước tính của SIPRI, là 3,8%. Tỷ trọng của Nga trong tổng doanh thu toàn cầu là 7,1%. Các công ty Tây Âu tăng tổng doanh thu thêm 0,2%.

Các chuyên gia SIPRI đặc biệt nhấn mạnh đến các công ty quân sự — công nghiệp, được phân loại là "nhà sản xuất mới". Họ là các nhà sản xuất vũ khí từ Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Dẫn đầu danh sách này là Hàn Quốc, tăng doanh số bán hàng trong năm ngoái lên 20,6%.

Như những năm trước, tiếp tục thống trị bảng xếp hạng là các công ty của Hoa Kỳ và Tây Âu (63 công ty trên tổng số 100). Vị trí đầu tiên trong "Top 100" SIPRI, như trước đây, là công ty Mỹ Lockheed Martin. Vị trí thứ hai là Boeing. Công ty của Mỹ — Raytheon chiếm thứ ba. Đứng ở vị trí thứ tư là công ty BAE của Anh. Với các công ty  công nghiệp quốc phòng Nga, " Liên hiệp Công ty chế tạo hàng không " (OAK) đứng vị trí thứ 13, "Liên hiệp Công ty đóng tàu" (OCK) — 19 "Almaz-Antey" — 24, "Máy bay trực thăng Nga" — 29.

Cơ sở dữ liệu về ngành công nghiệp quân sự được xây dựng tại Viện SIPRI từ năm 1989 và chứa các thông tin tài chính và việc làm của các công ty sản xuất vũ khí trên thế giới. Các chuyên gia vũ khí xếp việc bán thiết bị và dịch vụ quân sự cho khách hàng trong nước và xuất khẩu, là thương vụ bán vũ khí. Kể từ năm 1990, số liệu thống kê liên quan đến các nhà sản xuất vũ khí được đưa vào cuốn sách hàng năm của SIPRI, số tiếp theo sẽ được xuất bản vào năm 2018.

Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được thành lập vào năm 1966, là một tổ chức tư vấn độc lập nghiên cứu các cuộc  xung đột, vũ trang, kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị.)/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ: Phải tấn công trên bộ mới phá hủy được vũ khí hạt nhân Triều Tiên
Mỹ: Phải tấn công trên bộ mới phá hủy được vũ khí hạt nhân Triều Tiên

VOV.VN - Lầu Năm Góc (Mỹ) vừa cho biết, nếu muốn phá hủy toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên thì phải mở một cuộc tấn công trên bộ vào nước này.

Mỹ: Phải tấn công trên bộ mới phá hủy được vũ khí hạt nhân Triều Tiên

Mỹ: Phải tấn công trên bộ mới phá hủy được vũ khí hạt nhân Triều Tiên

VOV.VN - Lầu Năm Góc (Mỹ) vừa cho biết, nếu muốn phá hủy toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên thì phải mở một cuộc tấn công trên bộ vào nước này.

Ảnh: Đặc nhiệm Mỹ thực hành tác chiến cùng các loại vũ khí hiện đại
Ảnh: Đặc nhiệm Mỹ thực hành tác chiến cùng các loại vũ khí hiện đại

VOV.VN - Cùng theo dõi lính đặc nhiệm quân đội Mỹ tập luyện tác chiến, sử dụng các loại vũ khí bộ binh khác nhau.

Ảnh: Đặc nhiệm Mỹ thực hành tác chiến cùng các loại vũ khí hiện đại

Ảnh: Đặc nhiệm Mỹ thực hành tác chiến cùng các loại vũ khí hiện đại

VOV.VN - Cùng theo dõi lính đặc nhiệm quân đội Mỹ tập luyện tác chiến, sử dụng các loại vũ khí bộ binh khác nhau.

Trung Quốc phản ứng về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
Trung Quốc phản ứng về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan

VOV.VN - Hôm 30/6 người phát ngôn Lục Khảng đã phản ứng mạnh mẽ trước việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.

Trung Quốc phản ứng về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan

Trung Quốc phản ứng về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan

VOV.VN - Hôm 30/6 người phát ngôn Lục Khảng đã phản ứng mạnh mẽ trước việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.

Hàn Quốc để ngỏ khả năng hỗ trợ Mỹ bảo dưỡng vũ khí chiến lược
Hàn Quốc để ngỏ khả năng hỗ trợ Mỹ bảo dưỡng vũ khí chiến lược

VOV.VN - Chính phủ Hàn Quốc vừa bật đèn xanh cho việc hỗ trợ bảo trì các loại vũ khí chiến lược của Mỹ triển khai tại Hàn Quốc theo cơ chế luân phiên khi cần.

Hàn Quốc để ngỏ khả năng hỗ trợ Mỹ bảo dưỡng vũ khí chiến lược

Hàn Quốc để ngỏ khả năng hỗ trợ Mỹ bảo dưỡng vũ khí chiến lược

VOV.VN - Chính phủ Hàn Quốc vừa bật đèn xanh cho việc hỗ trợ bảo trì các loại vũ khí chiến lược của Mỹ triển khai tại Hàn Quốc theo cơ chế luân phiên khi cần.

Nga tính chi 315 tỷ USD để xây dựng “kỷ nguyên vũ khí mới“
Nga tính chi 315 tỷ USD để xây dựng “kỷ nguyên vũ khí mới“

VOV.VN - Nga dự tính chi 315 tỷ USD đến năm 2025 để xây dựng kỷ nguyên vũ khí mới; trong 7 năm tiếp theo quân đội Nga sẽ được trang bị nhiều loại vũ khí mới.

Nga tính chi 315 tỷ USD để xây dựng “kỷ nguyên vũ khí mới“

Nga tính chi 315 tỷ USD để xây dựng “kỷ nguyên vũ khí mới“

VOV.VN - Nga dự tính chi 315 tỷ USD đến năm 2025 để xây dựng kỷ nguyên vũ khí mới; trong 7 năm tiếp theo quân đội Nga sẽ được trang bị nhiều loại vũ khí mới.