Anh đi hay ở lại EU - nhìn từ góc độ kinh tế

VOV.VN - Các doanh nghiệp Anh được chia rẽ rõ rệt trong vấn đề nước này rời khỏi EU hay ở lại trong khối này.

Ngày 17/5, một nhóm khoảng 300 doanh nghiệp Anh đã kêu gọi ủng hộ Brexit. Trước đó, 200 doanh nghiệp khác lại kêu gọi phản đối Brexit. Trong cả hai nhóm này người ta đều thấy xuất hiện những tên tuổi lớn.

Nước Anh đang đứng trước sự lựa chọn lớn. Ảnh: Telegraph.

Trước hết, cần phải nói rõ về bức thư mà 300 doanh nhân Anh ký tên chung gửi cho tờ Daily Telegraph vào hôm thứ hai đầu tuần17/5. Đây là bức thư mà những người ký tên chỉ dùng danh tính cá nhân của mình chứ không phải tên của công ty và theo phân tích của báo chí Anh thì đa số trong 300 doanh nhân ký tên này là chủ những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Anh. Chỉ có một số ít doanh nghiệp được coi là lớn.

Đây là điểm rất đáng chú ý bởi thời gian qua, đa số các doanh nghiệp lớn nhất tại Anh, tức là các công ty có niêm yết tại thị trường chứng khoán London và gắn chặt với chỉ số FTSE-100 đều lên tiếng phản đối Brexit.

Sự chia rẽ trên thương trường Anh đối với Brexit

Vì vậy, đến thời điểm này có thể nói là đang có sự phân chia khá rõ trong thương trường Anh quốc về quan điểm ủng hộ hay phản đối Brexit. Phe ủng hộ Brexit đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và lập luận của họ, như được ghi trong bức thư chung gửi lên tờ Daily Telegraph, đó là “Đứng ngoài EU, các công ty Anh quốc sẽ được tự do tăng trưởng nhanh hơn, mở rộng ra được nhiều thị trường mới hơn và tạo thêm nhiều việc làm hơn. Đây là thời điểm cần phải nắm lại vận mệnh trong tay”.

Tuy nhiên, các công ty lớn lại đa phần phản đối Brexit vì theo thăm dò mới nhất trong giới kinh doanh ở London thì có đến 75% cho rằng nếu Anh quốc rời khỏi EU thì vị thế trung tâm tài chính thế giới của London sẽ bị ảnh hưởng. Sự thịnh vượng của các doanh nghiệp lớn này phụ thuộc rất nhiều vào sự thịnh vượng của London, vào các giao dịch và chỉ số tài chính… thế nên họ phản đối Brexit.

Tổng giám đốc Thị trường chứng khoán London, Xavier Rolet thì tuyên bố thẳng là việc ra khỏi EU sẽ có hậu quả tàn khốc đối với nền kinh tế Anh quốc.

Hay như ông chủ của ngân hàng khổng lồ HSBC thì tuyên bố nếu Anh rời EU, có thể ngân hàng này sẽ chuyển hàng nghìn việc làm sang châu Âu…

Vì thế, có thể nói là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì muốn rời châu Âu vì không muốn bó buộc vào các luật lệ của EU còn đại đa số các doanh nghiệp, tập đoàn lớn về ngân hàng, tài chính, quỹ đầu tư… thì lo ngại ảnh hưởng vĩ mô của sự kiện này nên phản đối Brexit.

Hành động lớn đầu tiên của phe doanh nghiệp ủng hộ Brexit

Đối với bên ủng hộ Brexit thì sự kiện 300 doanh nhân cùng ký tên vào bức thư gửi lên tờ Daily Telegraph vừa qua gần như là hành động lớn đầu tiên của phe này nhằm kêu gọi người dân ủng hộ việc rời khỏi EU.

Trong khi đó thì phe phản đối Brexit đã phát động chiến dịch truyền thông từ nhiều tháng qua, với sự tham gia của nhiều gương mặt doanh nhân uy tín, chẳng hạn như Roland Rudd, người sáng lập hãng truyền thông doanh nghiệp hàng đầu ở Anh là Finsbury, đã đảm nhận vai trò thủ quỹ cho chiến dịch ở lại với EU.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích chính trị Anh nhận xét thì ở thời điểm này, đa số lãnh đạo các doanh nghiệp lớn ở Anh chọn cách giữ im lặng, không phát biểu công khai quá nhiều về Brexit mà chọn cách âm thầm ủng hộ các chiến dịch chống lại Brexit.

Sự thận trọng này có lí do bởi các doanh nghiệp lớn này phải đo được nhiệt độ của dư luận Anh mỗi khi muốn đưa ra các phát ngôn. Về tổng thể thì thái độ của giới kinh doanh Anh quốc đối với Brexit sẽ có tác động lớn đến người dân bởi người dân chính là các lao động trong các doanh nghiệp này và sẽ là những người phải chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu Brexit khiến các doanh nghiệp Anh phải thay đổi chiến lược phát triển hoặc chịu hậu quả tiêu cực từ sự kiện này.

Lập luận của phe ủng hộ Brexit không thuyết phục

Cho đến lúc này thì lý luận của phe ủng hộ Brexit đối với những lợi ích mà nước Anh đạt được khi ra khỏi EU là rất không rõ ràng. Phe ủng hộ Brexit nhấn mạnh đến việc đòi lại quyền tự chủ cho nước Anh, không phụ thuộc vào các quyết định của Brussels. Họ cho rằng nhiều năm qua có nhiều chính sách của EU không phù hợp với lợi ích của nước Anh và nước Anh cần phải đòi lại chủ quyền của mình, tự mình quyết định vận mệnh.

Họ cũng cho rằng nếu rời EU thì nước Anh được tự do đàm phán với Mỹ về một Hiệp định tự do thương mại và đầu tư có lợi hơn. Tuy nhiên, trong chuyến thăm đến Anh tháng trước, đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bác bỏ điều này và công khai phản đối Brexit.

Đó là một đòn đau đối với phe ủng hộ Brexit do cựu Thị trưởng London, Boris Johnson dẫn đầu. Cần phải nói rõ rằng chiến dịch của phe ủng hộ Brexit bên phía ông Boris Johnson mang màu sắc chính trị đối nội rất rõ, tức ông Boris Johnson muốn dùng Brexit để lật đổ Thủ tướng David Cameron và lên thế chỗ ông này.

Thiệt hại kinh tế đối với nước Anh nếu rời xa EU

Trong khi đó thì đã có quá nhiều phân tích và những dự đoán với những con số cụ thể về thiệt hại kinh tế với nước Anh nếu rời EU. Ví dụ, ngân hàng trung ương Anh phân tích nếu rời EU, mỗi công dân Anh sẽ mất 4300 bảng Anh từ nay đến năm 2030 nếu Brexit xảy ra.

Viện Nghiên cứu kinh tế và xã hội quốc gia của Anh, một trong những trung tâm uy tín nhất, đưa ra kết luận: nếu rời EU, tăng trưởng GDP của Anh năm 2017 sẽ giảm 0,8% và từ nay đến 2030, GDP nước Anh sẽ mất từ 1,5 đến 7,8% tùy theo các kịch bản và đồng bảng Anh sẽ mất giá, xuống còn ngang giá trị với đồng euro.

Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF thì nhận định “tác động của Brexit sẽ rất, rất tiêu cực. Phần lớn chuyên gia kinh tế đều nhận định nếu Brexit xảy ra, nó sẽ tác động tiêu cực đến nước Anh, theo 2 giai đoạn và việc tin rằng nền kinh tế Anh sẽ mạnh hơn khi rời khỏi thị trường chiếm đến 45% xuất khẩu của Anh là điều phi lý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Brexit: Anh- EU bước vào những cuộc đàm phán cuối cùng
Brexit: Anh- EU bước vào những cuộc đàm phán cuối cùng

VOV.VN -Ngày 18/2, lãnh đạo 28 nước thành viên sẽ nhóm họp tại Brusels, Bỉ, với 1 trong các nội dung chính là việc đi hay ở lại EU của nước Anh.

Brexit: Anh- EU bước vào những cuộc đàm phán cuối cùng

Brexit: Anh- EU bước vào những cuộc đàm phán cuối cùng

VOV.VN -Ngày 18/2, lãnh đạo 28 nước thành viên sẽ nhóm họp tại Brusels, Bỉ, với 1 trong các nội dung chính là việc đi hay ở lại EU của nước Anh.

Thủ tướng Anh thảo luận với Chủ tịch EU về vấn đề Brexit
Thủ tướng Anh thảo luận với Chủ tịch EU về vấn đề Brexit

VOV.VN- Ngày 31/1, Thủ tướng Anh David Cameron đã gặp Chủ tịch EU Donald Tusk để thảo luận về việc nước Anh nên ở lại hay rời khỏi EU.

Thủ tướng Anh thảo luận với Chủ tịch EU về vấn đề Brexit

Thủ tướng Anh thảo luận với Chủ tịch EU về vấn đề Brexit

VOV.VN- Ngày 31/1, Thủ tướng Anh David Cameron đã gặp Chủ tịch EU Donald Tusk để thảo luận về việc nước Anh nên ở lại hay rời khỏi EU.

Mâu thuẫn nội bộ Anh vì Brexit
Mâu thuẫn nội bộ Anh vì Brexit

VOV.VN - Thăm dò dư luận cho thấy, 48% dân chúng Anh muốn ở lại EU, 33% muốn ra khỏi và 19% vẫn đang lưỡng lự  

Mâu thuẫn nội bộ Anh vì Brexit

Mâu thuẫn nội bộ Anh vì Brexit

VOV.VN - Thăm dò dư luận cho thấy, 48% dân chúng Anh muốn ở lại EU, 33% muốn ra khỏi và 19% vẫn đang lưỡng lự  

Hội nghị cấp cao Anh - Pháp: Nóng vấn đề người tị nạn và Brexit
Hội nghị cấp cao Anh - Pháp: Nóng vấn đề người tị nạn và Brexit

VOV.VN - Trước thềm hội nghị cấp cao Anh – Pháp, kịch bản Brexit và cuộc khủng hoảng nhập cư đã khiến hai nước không hài lòng với nhau.

Hội nghị cấp cao Anh - Pháp: Nóng vấn đề người tị nạn và Brexit

Hội nghị cấp cao Anh - Pháp: Nóng vấn đề người tị nạn và Brexit

VOV.VN - Trước thềm hội nghị cấp cao Anh – Pháp, kịch bản Brexit và cuộc khủng hoảng nhập cư đã khiến hai nước không hài lòng với nhau.

Anh chuẩn bị trưng cầu ý dân việc đi hay ở lại EU
Anh chuẩn bị trưng cầu ý dân việc đi hay ở lại EU

VOV.VN -Thủ tướng Anh cho biết sẽ làm hết sức mình để thuyết phục cử tri ủng hộ thỏa thuận việc giữ Anh ở lại Liên minh châu Âu.

Anh chuẩn bị trưng cầu ý dân việc đi hay ở lại EU

Anh chuẩn bị trưng cầu ý dân việc đi hay ở lại EU

VOV.VN -Thủ tướng Anh cho biết sẽ làm hết sức mình để thuyết phục cử tri ủng hộ thỏa thuận việc giữ Anh ở lại Liên minh châu Âu.