Quảng Trị: Công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn bị sạt lở nghiêm trọng

VOV.VN -Sau đợt mưa lũ vừa qua, công trình thủy lợi đầu mối Nam Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị sạt lở nghiêm trọng.

Công trình đầu mối Nam Thạch Hãn tại xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị được xây dựng từ năm 1978 với hình thức tràn đỉnh rộng, chảy tự do. Toàn bộ công trình được xây dựng trên nền đá phong hóa với kết cấu tràn bằng bê tông cốt thép. Công trình do Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị quản lý.

Phần bê tông cốt thép sân tiêu năng chân đập bị cuốn trôi

Đợt mưa lũ vừa qua, gần 1.000m2 phần bê tông cốt thép sân tiêu năng bị cuốn trôi, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí bị phồng rộp và lún sập, phía dưới nền bê tông xuất hiện nhiều hang rỗng, phần đuôi tràn bị vỡ.

Ông Nguyễn Duy Thông, Giám đốc Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị cho biết: “Sự cố do phần thân tràn có hiện tượng bị rỗng và sụt lún trước áp lực nước tạo thành chân không, cho nên phần vừa gia cố của dự án ADB vừa rồi bị bong tróc”.

Công trình này là nơi tích nước và điều tiết lũ nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới gần 15.000ha hoa màu và hàng chục ngàn hộ dân sống ở hạ lưu gồm các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và thị xã Quảng Trị. Trước mắt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh gia cố tạm thời bằng rọ đá, nhằm đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ.

Phần bê tông mặt phía chân đập đã bị phồng rộp và lún sập

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương lập phương án xử lý khẩn cấp, đảm bảo an toàn: “Đập thủy lợi Nam Thạch Hãn đã hư hỏng, toàn bộ đuôi đập đã bị bong tróc rất nguy hiểm tới việc đảm bảo an toàn cho đập trong mùa lũ.

Chúng tôi đã kiểm tra và chỉ đạo cụ thể cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy Phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn phối hợp khắc phục bằng các phương tiện vật tư sẵn có để đảm bảo an toàn. Đồng thời liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Viện Nghiên cứu về thủy lợi để cùng nghiên cứu đề ra các giải pháp khắc phục trước mắt và có giải pháp lâu dài nhằm đảm bảo an toàn”.

Ông Trần Minh Thái, Viện nghiên cứu khoa học thủy lợi miền Trung  - Tây Nguyên, thuộc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đề xuất: “Trước tiên, cần xem xét lại dòng thấm qua đập. Đó là một trong những nguyên nhân đẩy làm mất nền ở phía dưới. Sau khi đã xử lý dứt điểm vấn đề về dòng thấm sẽ tiếp tục xử lý gia cố bề mặt trên của tràn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Tĩnh, Nghệ An thiệt hại gần 1.500 tỷ đồng do mưa lũ
Hà Tĩnh, Nghệ An thiệt hại gần 1.500 tỷ đồng do mưa lũ

VOV.VN - Theo thống kê đợt mưa lũ từ ngày 12 đến 16/10 đã gây thiệt hại cho hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ước tính gần 1.500 tỷ đồng.

Hà Tĩnh, Nghệ An thiệt hại gần 1.500 tỷ đồng do mưa lũ

Hà Tĩnh, Nghệ An thiệt hại gần 1.500 tỷ đồng do mưa lũ

VOV.VN - Theo thống kê đợt mưa lũ từ ngày 12 đến 16/10 đã gây thiệt hại cho hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ước tính gần 1.500 tỷ đồng.

Mưa lũ làm 5 người ở Nghệ An thiệt mạng
Mưa lũ làm 5 người ở Nghệ An thiệt mạng

VOV.VN - Số nạn nhân chết do mưa lũ ở các huyện Nam Đàn, Yên Thành, Hưng Nguyên và Thanh Chương.

Mưa lũ làm 5 người ở Nghệ An thiệt mạng

Mưa lũ làm 5 người ở Nghệ An thiệt mạng

VOV.VN - Số nạn nhân chết do mưa lũ ở các huyện Nam Đàn, Yên Thành, Hưng Nguyên và Thanh Chương.

Nghệ An nỗ lực tăng cường các biện pháp khắc phục thiệt hại sau mưa lũ
Nghệ An nỗ lực tăng cường các biện pháp khắc phục thiệt hại sau mưa lũ

VOV.VN - Trong báo cáo chính phủ, tỉnh Nghệ An đã đề nghị Trung ương hỗ trợ khẩn cấp một số lương thực, hóa chât xử lý nước và môi trường.

Nghệ An nỗ lực tăng cường các biện pháp khắc phục thiệt hại sau mưa lũ

Nghệ An nỗ lực tăng cường các biện pháp khắc phục thiệt hại sau mưa lũ

VOV.VN - Trong báo cáo chính phủ, tỉnh Nghệ An đã đề nghị Trung ương hỗ trợ khẩn cấp một số lương thực, hóa chât xử lý nước và môi trường.